Là một học sinh/sinh viên bạn đã làm cách nào để xin việc, tạo cơ hội việc làm?

  1. Chuyện tuổi 20s

  2. Kỹ năng mềm

Câu hỏi có thể là hơi rộng, nhưng vấn đề của em chỉ nằm ở chỗ là: em đang là học sinh muốn đi làm để có tiền và được va vấp nhưng em nhát, không biết đến quán cafe phải nói thế nào để xin được việc...

Thêm nữa là anh chị đi trước có thể chia sẻ cho e những công việc trên mạng hữu ích mà hs có thể làm để có cơ hội nghề nghiệp tốt mai sau ko ạ?!

Từ khóa: 

chuyện tuổi 20s

,

kỹ năng mềm

Có nhiều cách để em va vấp, không nhất thiết phải là đi làm, mà còn đang là học sinh thì đi làm là điều không nên. Tham gia tích cực các hoạt động thể thao, văn nghệ, clb của trường, các sự kiện, dự án ngoại khóa, tình nguyện, cuộc thi... Đầy cơ hội cho em va vấp phù hợp với độ tuổi, thậm chí còn có thu nhập.

Chị cũng nghĩ như anh Nam là em đang mong muốn trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, còn đi học thì lúc nào cũng muốn thoát ra để khám phá thế giới, đi làm và trải nghiệm. Chị từng thế và hẳn ai cũng từng thế.

Hãy nhớ kiến thức hiện tại em học không là vô bổ, nó là nền tảng để em bước vào đời. Chăm chỉ, tập trung cho học hành là điều em cần lúc này.

Trả lời

Có nhiều cách để em va vấp, không nhất thiết phải là đi làm, mà còn đang là học sinh thì đi làm là điều không nên. Tham gia tích cực các hoạt động thể thao, văn nghệ, clb của trường, các sự kiện, dự án ngoại khóa, tình nguyện, cuộc thi... Đầy cơ hội cho em va vấp phù hợp với độ tuổi, thậm chí còn có thu nhập.

Chị cũng nghĩ như anh Nam là em đang mong muốn trải nghiệm cuộc sống bên ngoài, còn đi học thì lúc nào cũng muốn thoát ra để khám phá thế giới, đi làm và trải nghiệm. Chị từng thế và hẳn ai cũng từng thế.

Hãy nhớ kiến thức hiện tại em học không là vô bổ, nó là nền tảng để em bước vào đời. Chăm chỉ, tập trung cho học hành là điều em cần lúc này.

Chào em,

Anh nhận thấy em có khát vọng vươn lên và đang khao khát trải nghiệm cuộc sống bên ngoài trường lớp. Điều này có thể sẽ mang đến cho em những bài học đáng giá, nhưng cũng có thể sẽ rất đắt giá. Bởi có những cú va chỉ là vấp nhẹ nhưng cũng có những cú va khiến cuộc đời "bắn" sang hướng khác.

Phần nào anh hiểu những kiến thức trong trường lớp đôi khi có khoảng cách với thực tế. Nhưng chính khoảng cách ấy giúp cho các bạn học sinh, sinh viên được an toàn chuẩn bị kiến thức, kĩ năng trước khi tiến vào đời thực: không kì thi, không nghỉ hè, không có gì là chắc chắn tuyệt đối và cũng không ai bảo vệ hay chịu trách nhiệm thay cho những quyết định vội vàng của chúng ta.

Nếu em không có lựa chọn nào tốt hơn trong thời điểm này, thì anh có lời khuyên ngắn gọn về xin việc như sau: hãy trung thực, chăm chỉ và được việc.

Nhưng nếu có quyền được lựa chọn, anh khuyên em đừng sớm xa rời sách bút. Và cơ hội nghề nghiệp tốt cho mai sau nằm ở tinh thần hiếu học, thực học của em trong thời điểm hiện tại nhé em. 

I. Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên

Có rất nhiều cách tìm việc làm thêm cho sinh viên khác nhau mà bạn có thể áp dụng như:

1. Nhờ người quen giới thiệu

Nếu như có nhu cầu muốn tìm việc làm thêm thì đừng ngần ngại nói cho bạn bè hoặc người quen của bạn biết. Lý do là bởi vì có tới 80% công việc làm thêm lương cao không được đăng tuyển công khai trên các nền tảng tuyển dụng hoặc mạng xã hội. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thường nhờ một nhân viên mà mình tin tưởng nhất giới thiệu cho một người quen hoặc một bạn sinh viên học cùng lớp.

2. Sử dụng các công cụ kết nối việc làm trực tuyến hoặc mạng xã hội

Theo một thống kê mới đây thì có tới khoảng 50% doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm việc part-time uy tín như JOBOKO.com, Chợ tốt việc làm, vietnamworks.com,... Facebook cũng là một kênh tuyển dụng hiệu quả.
Bạn có thể tham gia vào các hội tìm việc làm thêm cho sinh viên trên Facebook - nơi mà bạn không chỉ tìm được những công việc tốt mà còn được chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Ngoài ra, một kinh nghiệm xin việc làm part-time hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua là thông qua các ứng dụng tìm việc làm part-time, app tìm việc làm thêm cho sinh viên như InterviewAPP, Indeed, VisualCV Resume Builder,....

3. Xin làm thực tập sinh

Đây là một trong những cách xin việc làm thêm cho sinh viên đơn giản mà hiệu quả nhất. Nếu các công việc làm thêm cho học sinh như phục vụ nhà hàng, nhân viên bán hàng quần áo, bán hàng online dễ tìm bao nhiêu thì những việc làm thêm đúng chuyên ngành lại khó tìm bấy nhiêu. Khi đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp xin làm thực tập sinh cho các công ty, tổ chức.
Các công ty start-up sẽ là những nhà tuyển dụng tiềm năng dành cho bạn. Họ là những công ty mới thành lập, có rất nhiều việc phải làm nhưng nguồn vốn và ngân sách hoạt động thì còn rất eo hẹp nên họ sẽ ưu tiên thực tập sinh không lương hoặc sinh viên làm part-time. Do đó, bạn có thể cân nhắc chuyên ngành mình đang theo học để lựa chọn việc làm thực tập sinh kinh doanh, Marketing hay nhân sự,... theo mong muốn.

4. Liên hệ trực tiếp với công ty mà bạn muốn làm việc

Thay vì ngồi lướt bảng tin Facebook để lọc tin tuyển dụng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty hoặc doanh nghiệp mà bạn muốn làm việc. Ví dụ, bạn yêu thích pha chế và phong cách của một quán cafe nào đó và muốn trở thành nhân viên ở đây thì bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên phục vụ hoặc quản lý của quán. Biết đâu họ đăng bài tuyển dụng ở đâu đó mà bạn không thấy hoặc nhận bạn vào làm vì trân trọng nhiệt huyết của bạn dù chưa có nhu cầu tuyển thêm người.

5. Tìm việc làm thời vụ

Vào các dịp lễ tết hoặc cuối năm thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp thường cao hơn, đặc biệt là các công ty cung cấp ngành dịch vụ. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm như ý. Hay cũng có thể tham khảo những việc làm Tết nguyên đán sắp tới  để có thể đưa ra sự lựa chọn việc làm cho mình hiệu quả nhất.

II. Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho sinh viên

Có rất nhiều việc làm thêm cho sinh viên khác nhau, cũng không thiếu cách để tìm việc nhưng tại sao người này tìm được việc tốt còn người kia thì không. Liệu có phải do năng lực của họ chưa được tốt hay đã mắc phải sai lầm nào đó trong quá trình tuyển dụng. Để tìm được công việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất, bạn cần phải chú ý những điều sau:

  • Tìm việc trong thời gian nghỉ: Tìm việc trong thời gian những người khác đang về quê, nghỉ hè sẽ bớt được sự cạnh tranh trong quá trình ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều thời gian để làm quen với công việc hơn. Đến khi vào năm học thì bạn đã quen việc và sẽ cảm thấy bớt áp lực.
  • Chuẩn bị CV thật bắt mắt: Tìm việc làm thêm cho sinh viên cũng giống như tìm việc làm toàn thời gian vậy. Nếu muốn tìm được công việc tốt thì bạn phải chuẩn bị một bản CV xin việc  thật hoàn hảo.
  • Thể hiện sự nhiệt huyết và quyết tâm trong công việc: Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên thực sự quyết tâm trong công việc và gắn bó lâu dài chứ không phải những người tìm việc qua loa, tạm thời hay làm công việc gì cũng được.
  • Cài đặt Facebook về chế độ riêng tư: Đối với những người chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thì có lẽ nhà tuyển dụng sẽ dựa vào tính cách mà trang Facebook cá nhân chính là nơi thể hiện rõ nét nhất. Do vậy, nếu như bạn không muốn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng vì sự "trẻ con" của mình thì hãy cài đặt Facebook về chế độ cá nhân.
    https://cdn.noron.vn/2022/09/06/ky-nang-tra-loi-phong-van-xin-viec-1024x576-1662451767.jpg

2. Làm thế nào để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?

Không thể phủ nhận rằng đi làm thêm cũng có những hạn chế như khiến các bạn mệt mỏi, kiệt sức vì luôn bận rộn và không được nghỉ ngơi đủ, đồng thời làm thêm nhiều dẫn đến thời gian hạn hẹp, kết quả học tập có thể không tốt. Với nhiều người, vừa học vừa làm không đáng sợ, đáng sợ là nếu học không tốt thì cả tương lai sự nghiệp sau này cũng không được đảm bảo. Vậy, sinh viên phải làm thế nào để đi làm thêm mà vẫn học tốt?
Câu trả lời cho câu hỏi trên phụ thuộc vào mỗi người vì không ai có lựa chọn giống hệt nhau nhưng vẫn có nguyên tắc chung mà bạn có thể áp dụng. Một số mẹo hữu ích nhất là:
  • Xác định mục tiêu: Trước hết, bạn cần biết vì sao mình đi làm thêm - kiếm tiền, áp lực tài chính để được đi học tiếp hay vì muốn hiểu thêm về ngành đang học, đi làm để sau này dễ xin việc... Đó đều là động lực để bạn quyết định xem mình có thể bỏ ra bao nhiêu thời gian, nỗ lực cho công việc ngoài giờ học.
  • Lựa chọn công việc phù hợp với năng lực và thời gian bạn có: Có thể nói đây là lưu ý quan trọng nhất. Bạn cần biết mình có thế mạnh gì và có thể sắp xếp được bao nhiêu thời gian trong ngày, trong tuần để làm việc. Bạn tuyệt đối không nên vì làm việc mà nghỉ học, trốn học.
  • Biết giới hạn của mình ở đâu: Khi cảm thấy quá sức, mệt mỏi vì đi làm, đến lớp không thể tỉnh táo để nghe giảng và tiếp thu thì bạn không nên tiếp tục công việc hoặc duy trì cường độ công việc như hiện tại nữa.
  • Kết hợp làm và học, nghỉ ngơi để cân bằng: Không ai có thể khỏe mạnh, vui vẻ, học tốt trong tình trạng quá tải cả công việc và bài vở. Dù bận rộn, bạn hãy sắp xếp các lịch trình sao cho có thời gian để nghỉ ngơi, duy trì sự cân bằng giữa các hoạt động.

III. Những công việc mà sinh viên có thể làm thêm kiếm tiền?

  • Gia sư.
  • Nhân viên bán hàng part time, full time tại các shop quần áo.
  • Công tác viên viết bài hoặc dịch thuật.
  • Telesale.
  • Nhân viên trong các siêu thị.
  • Bán hàng online (mỹ phẩm, quần áo, đồ handmande,...)
  • Phục vụ tại nhà hàng hoặc các quán cafe.