"Là con trai không được khóc" có phải thước đo của sự mạnh mẽ?

  1. Phong cách sống

  2. Giới tính

Tôi hay bắt gặp các bố mẹ dạy con đại loại như "Con là con trai, con không được khóc, con phải mạnh mẽ lên"... Từ đó, việc các bạn nam thể hiện cảm xúc của bản thân nơi đông người là rất hiếm, với một vài người thì đó là điều không bao giờ. Tôi cho rằng đó là quan điểm sai lệch, ai cũng có quyền thể hiện cảm xúc của mình, không phải con trai thì phải như này, con gái thì phải thế kia. Nhưng mọi người không phải ai cũng có suy nghĩ như vậy, "con trai khóc" vẫn là một chủ đề để người ta bàn tán, chế giễu...
Các bạn nghĩ sao về quan điểm này, cho tôi xin ít đồng tình đi
Từ khóa: 

phong cách sống

,

giới tính

Quan điểm "là con trai không được khóc" chỉ thể hiện vai trò và định kiến giới rất cổ hủ và lạc hậu mà thôi. Nếu là thước đo của sự mạnh mẽ thì mình nghĩ người có thể dũng cảm thể hiện cảm xúc thật và bộc lộ phần yếu đuối của mình mới là người mạnh mẽ nhất. 

Trả lời

Quan điểm "là con trai không được khóc" chỉ thể hiện vai trò và định kiến giới rất cổ hủ và lạc hậu mà thôi. Nếu là thước đo của sự mạnh mẽ thì mình nghĩ người có thể dũng cảm thể hiện cảm xúc thật và bộc lộ phần yếu đuối của mình mới là người mạnh mẽ nhất. 

Không cần xin ít đâu mà mình hoàn toàn đồng ý với bạn. Mình thấy quan điểm cho rằng là con trai nhất định không được khóc thực sự là cái gì đó rất cổ hủ, phiếm diện và không có cơ sở. Tại sao chúng ta luôn hướng đến cái gọi là công bằng, bình đẳng nhưng lại đề ra rằng nam giới phải thế này, nữ giới phải thế kia nhỉ?

Mình thấy câu nói "Là con trai không được khóc" mặc dầu có thể coi là lời động viên, khích lệ dành cho con nhưng vô hình chung có thể dẫn đến sự thờ ơ, lạnh lùng của con trẻ. 

Đúng như các bạn nói, tôi cũng cho rằng đây là quan điểm hết sức lạc hậu, cổ hủ. Đôi khi đó chỉ là lời động viên thôi nhưng vô tình chung tạo nên một quy tắc, mindset khó có thể thay đổi.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng khó mà thể hiện cảm xúc thật nơi đông người. Không phải do tôi muốn thể hiện sự mạnh mẽ hay do bố mẹ tôi dạy thế, mà đơn giản tôi không muốn cho người khác thấy sự yếu đuối của bản thân. Tôi chỉ muốn họ nhận được sự tích cực, vui vẻ thay vì những thứ tiêu cực. Điều này cũng khiến tôi kìm nén rất nhiều nhưng tôi vẫn giữ quan điểm như vậy. À chắc tôi chỉ khóc với bạn gái, có lẽ tôi tin tưởng cô ấy rất nhiều nên tôi mới dám bộc lộ con người thật của mình 🤔
Cũng giống như con gái phải thùy mị vậy.
Bản chất câu "con trai không được khóc" không có nghĩa là KHÔNG ĐƯỢC KHÓC. Có pháp luật nào cấm đâu. Cũng chẳng có ai cấm ai. Chẳng phải định kiến gì cả.
Đây là một lời khuyên dạy
Bản chất con trai chẳng cần thước đo nào hết cũng đã thuộc phái mạnh rồi, điều này không cần bàn cãi nữa, vì nó thể hiện qua các đặc điểm sinh học rồi.
Vì sao lại khuyên con trai không được khóc?
Con trai sở hữu lợi thế về thể chất vượt trội. Cho dù có tiến hóa thêm hay xã hội phát triển ra sao. Thì tiềm thức của người phụ nữ luôn muốn nhận được sự che chở, bảo vệ. Đặc điểm này có từ thời cổ đại rồi, nó như việc con người sinh ra là biết hít thở vậy. 
Vậy nên, lời khuyên đó để cho một người con trai nhận thức được vai trò là chỗ dựa cho gia đình sau này mà phải tập mạnh mẽ, vì mạnh mẽ phù hợp với ưu thế bẩm sinh của họ.
Tuy nhiên, bạn nhắc đến thước đo cũng khá hay. Ngày nhỏ mình cũng nghĩ: con trai thực ra đâu mạnh mẽ lắm đâu, đến cả khóc cũng không dám mà. Vậy thì đúng là còn xem thước đo sự mạnh mẽ là gì nữa.
Nhưng mình vẫn nghĩ các bạn trai cũng mạnh mẽ lên, đừng khóc, hoặc khóc nhưng đừng yếu đuối.