Kỳ quan hệ mặt trời (phần 2)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
CALLISTO, SỰ SỐNG CÓ Ở ĐÂY
Mặt Trời sáng muôn năm nhưng cũng không thể làm cho Europa thoát khỏi kiếp băng giá. Vì thế hãy rời khỏi nên âm u này để đến nơi..tăm tối khác 😁😁 Hôm nay con tàu của chúng ta sẽ đến thăm vệ tinh Callisto.
Callisto là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc và lớn thứ ba của Hệ Mặt Trời (sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc và vệ tinh Titan của Sao Thổ). Tuy có kích thước tương đương Sao Thủy nhưng vệ tinh Callisto chỉ có khối lượng bằng 1/3 Sao Thủy. Người đầu tiên khám phá ra Callisto không ai khác mà chính là Galileo.
Bề mặt của Callisto có nhiều hố thiên thạch cổ đại nhưng lại không có dấu hiệu các hoạt động địa chất gần đây. Callisto có một lõi nước nhỏ và một đại dương nước dày từ 100 đến 150 km ở dưới bề mặt.
Với sự tồn tại một đại dương và thành phần khí quyển có khí Oxy, song các nhà khoa học cho rằng khả năng có tồn tại sự sống của Callisto không bằng Europa.
✴Theo thần thoại Hy Lạp, Callisto cũng là một người tình của thần háo sắc Zeus.
---------------------------------------------------------------------------------------------
TITAN- VƯƠNG QUỐC ẨN GIẤU.
🔙 Các bạn à, con tàu vũ trụ của chúng ta đã dạo chơi khá lầy lội tại Sao Mộc rồi nhỉ 😂
🔜 Bây giờ chúng lại nhằm thẳng phía trước mà phiêu lưu tiếp nào. Hôm nay chúng ta đang có mặt tại Titan, vệ tinh lớn nhất Sao Thổ.
🎉 Titan là nơi được coi là giống Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời, được coi là nơi có nhiều triển vọng sự sống nhất mà chúng ta biết.
CỤ THỂ:
👉Vào năm 2005, tàu thăm dò Huygens đã khám phá nhiều điều bí ẩn của vệ tinh này. Tàu thăm dò đã phát hiện một lớp mây mù bao phủ bề mặt Titan. Vùng đất cực Bắc của nó gồm các hồ Hydrocarbon và biển.
👉 Đây là một nơi băng giá và u tối tới mức các loại khí như methane hay ethane cũng bị hóa lỏng tạo thành hồ và biển. Do đó chúng ta khẳng định Titan còn nhiều điều ẩn giấu và nó có vẻ như cũng muốn giấu luôn một đại dương ngầm chứa nước ở dưới bề mặt.
👉 Bầu khí quyển của Titan dày đặc nên việc quan sát cận cảnh bề mặt của nó rất khó khăn nên cần có tàu thăm dò đổ bộ. Nhìn bên ngoài Titan có màu cam với bầu khí quyển chứa chủ yếu Nitrogen (thêm một cái giống Trái Đất nữa rồi).
😊 Hy vọng rằng trong tương lai, chúng ta sẽ tìm kiếm được thêm nhiều bằng chứng nữa về sự sống tiềm tàn ở Titan.
--------------------------------------------------------------------------------------------
CHIẾC NHẪN CỦA SAO THỔ
🔔Sau cơn sốt bóng đá của đội tuyển Việt Nam, admin quên mất rằng con tàu du hành của chúng ta đã đến với một kì quan vô cùng tráng lệ của Sao Thổ: Vành khuyên Sao Thổ 😀
👉 Kì quan này đã gây ra sự tò mò cho các nhà thiên văn học trong thời gian dài và đã có không ít tranh cãi về nguồn gốc cũng như kết cấu của vành khuyên này.
👉 Vào năm 1610, bằng chiếc kính thiên văn tự chế, Gallileo đã là người đầu tiên quan sát (nhưng không rõ lắm) vành đai này. Người đầu tiên mô tả nó là một vành đai là Huygens khoảng 40 năm sau đó.
👉 Vành đai rộng từ 6.630 km đến 120.700 km nằm bên trên xích đạo của Sao Thổ, độ dày trung bình là khoảng 20 mét và chứa tới 93% là nước đá.
👉 Trong vành đai có những hạt bụi nhỏ li ti cho đến những tảng băng có kích thước lên đến 10 m.
👉 Vành đai có 3 vòng đậm đặc nhất là vòng A, B, C và các vòng phụ là D, E, F, G và các vành đai khác nữa.
👉 Vành đai có lịch sử từ lâu, có lẽ là cũng thời điểm hình thành với Sao Thổ. Còn nguồn gốc còn nhiều tranh cãi nên admin không đề cập ở đây.
-----------------------------------------------------------------------------------------
SAO THIÊN VƯƠNG-NHÀ VÔ ĐỊCH VỀ ĐỘ NGHIÊNG
Giáng sinh đã đến rồi, và con tàu du hành của chúng ta đã đi thêm một chặng đường dài nữa để đến với Sao Thiên Vương. Hành tinh lớn thứ ba Hệ Mặt Trời.
🔝Sao Thiên Vương tên tiếng Anh là Uranus là tên vị thần của bầu trời trong thần thoại La Mã. Ông đã bị chính con mình lật đổ để lấy ngôi vua của các vị thần.
📌Thành phần Sao Thiên Vương khá tương đồng với ba hành tinh khí còn lại. Tuy nhiên hành tinh này chứa nhiều hợp chất bay hơi hơn như Methane, Amoniac, nước. Đây là hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời (-224 độ C)
Giống với Sao Mộc và Thổ, Thiên Vương Tinh cũng có cho mình vành đai cùng với hệ thống vệ tinh riêng với cấu trúc khá phức tạp. Vệ tinh lớn nhất của nó là Titania (không nên nhầm với vệ tinh Titan của Sao Thổ).
👉Hành tinh này được phát hiện đầu tiên bởi William Herchel vào ngày 13/3/1781 (ông suýt nhầm là sao chổi). Đây là hành tinh đầu tiên được xác định bằng kính thiên văn.
😁Như đầu bài đã đề cập, Sao Thiên Vương là nhà vô địch nghiêng. Nó nghiêng nhiều đến mức mà ta thấy nó như lăn trên quỹ đạo của mình. Hai cực của Thiên Vương Tinh như trùng tại vị trí xích đạo các hành tinh khác. Cụ thể hành tinh này nghiêng một góc gần 143 độ so với mặt phẳng Hoàng Đạo.
------------------------------------------------------------------------------------------------
TITANIA- VỆ TINH BÍ ẨN
Vào những ngày đầu năm mới 2019, con tàu vũ trụ đang chu du trong không gian của chúng ta tiến sát gần đến một kỳ quan nữa của Hệ Mặt Trời rồi...Hôm nay con tàu đã đến vệ tinh Titania của Sao Thiên Vương.
Titania là vệ tinh lớn nhất của Sao Thiên Vương và là vệ tinh lớn thứ 8 trong Hệ Mặt Trời. Nó được phát hiện cũng bởi William Heschel vào năm 1787. Tên của vệ tinh này được lấy từ tên của một nhân vật trong vở hài kịch nổi tiếng "Giấc mộng đêm hè" của đại văn hào Shakespears.
Titania quay quanh Sao Thiên Vương theo quỹ đạo khá tròn. Khối lượng riêng vào khoảng 1.7 g/cm3. Thành phần bao gồm phần lớn là nước đá và các chất hữu cơ, trong đó có cả các phân tử hữu cơ có phân tử khối lớn.
Cấu tạo của Titania có thể chia làm hai phần: một nhân đá bên trong và một lớp áo băng bao bọc bên ngoài.
Titania còn được dự đoán là có một đại dương lỏng bên trong nhưng điều này còn phải chờ thêm những nghiên cứu.
Tác giả: Robert Nguyen