Kỹ năng ra quyết định quản lý. Vai trò của kỹ năng này trong hoạt động quản lý ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Kỹ năng mà bạn nhắc đến nó bao hàm cả hoạt động quản lý còn đâu :D

Nói chung thì nó rất quan trọng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để ra được một quyết định đúng đắn, bạn cần biết nhân viên của bạn đang hoàn thành công việc tới đâu, công việc của cả đội nhóm như thế nào, có ai có khúc mắc gì không, vân vân,.. Nói chung là bạn phải nắm rất rõ từng vấn đề của nhân viên, phải rất quan tâm đến họ thì quyết định mới chính xác được. 

Trả lời

Kỹ năng mà bạn nhắc đến nó bao hàm cả hoạt động quản lý còn đâu :D

Nói chung thì nó rất quan trọng. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để ra được một quyết định đúng đắn, bạn cần biết nhân viên của bạn đang hoàn thành công việc tới đâu, công việc của cả đội nhóm như thế nào, có ai có khúc mắc gì không, vân vân,.. Nói chung là bạn phải nắm rất rõ từng vấn đề của nhân viên, phải rất quan tâm đến họ thì quyết định mới chính xác được. 

Ra quyết định quản lý là sự biểu thị trí tuệ, thái độ, ý chí của cơ quan quản lý có thẩm quyền được thể hiện thành văn ( hoặc không thành văn ) theo thủ tục và do luật quy định. Các yêu cầu của việc ra quyết định: - Đảm bảo tính hợp pháp: Được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, đảm bảo hình thức pháp lí theo luật quy định, phù hợp với lợi ích công dân, cơ quan và xã hội - Đảm bảo tính hợp lí: Phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế xã hội, tạo ra sự đồng bộ khi thực thi quyết định. - Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, hình thức, các hình thức ra quyết định, ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. - Đảm bảo tính khả thi: Trong việc soạn thảo, đề ra quyết định, thông qua quyết định và tổ chức phổ biến, thực hiện quyết định có kết quả. Các chức năng của quyết định quản lý: - Chức năng định hướng: Quyết định hướng phát triển của cơ quan, tổ chức. Khắc phục những mâu thuẫn, tạo sự nhất trí cao, phù hợp với nhu cầu, lợi ích chung theo các quy luật khách quan. - Đảm bảo việc thực hiện có kết quản mục đích: Quyết định như một công cụ phương tiện để các cơ quan, tổ chức thực hiện mục đích, mục tiêu. - Chức năng phối hợp, hợp tác đồng bộ giữa các bộ phận tham gia cùng thực hiện mục đích chung. - Chức năng động viên: Ra quyết định đảm bảo tính pháp lệnh, tâm lí phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, tạo nên động lực chung hoạt động của cơ quan, tổ chức Quy trình ra quyết định; 1. Nghiên cứu, tổ chức thu thập thông tin, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá tình hình làm căn cứ cho việc soạn thảo các phương án ra quyết định, lựa chọn phương án tối ưu - Thu thập thông tin đảm bảo phù hợp, đảm bảo mục tiêu, nội dung, khách quan, trung thực. - Xử lý, phân tích, hệ thống hóa các kênh thông tin, đảm bảo tính khoa học. - Nghiên cứu soạn thảo các phương án có thể có trong việc đề ra quyết định: - Lựa chọn phương án tối ưu có khả năng đảm bảo tốt nhất. 2. Soạn thảo quyết định - Chọn cơ quan chủ trì việc soạn thảo quyết định theo văn bản luật định. - Soạn thảo quyết định từ quyết định được lựa chọn là tối ưu nhất. - Soạn thảo quyết định có chất lượng, đúng yêu cầu. - Lấy ý kiến cho dự thảo quyết định: ý kiến của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, uy tín, trách nhiệm về dự thảo. Ý kiến của các chuyên gia hoặc ý kiến điều tra xã hội học một số đối tượng liên quan tới việc ra quyết định. 3. Thông qua quyết định - Chuẩn bị thông qua quyết định - Tổ chức phiên họp hội nghị nghe báo cáo bản dự thảo, thảo luận đóng góp. - Chủ tọa thâu tóm ý kiến đóng góp để chỉnh sửa bản thảo. - Quyết định theo nguyên tắc đa số phiếu tán thành và kí quyết định 4. Văn bản hóa các quyết định quản lý và công bố quyết định. Vai trò của kỹ năng ra quyết định quản lý trong hoạt động quản lý: - Các quyết định của nhà quản lý có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tổ chức. Vì thế kỹ năng đưa ra quyết định cũng có vai trò rất quan trọng. - Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi hoạt động về quản trị - Sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của nhà quản trị. - Không thể thay thế các quyết định quản trị bằng tiền bạc, vốn liếng, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hóa bằng máy móc tinh xảo nào. - Mỗi quyết định quản trị là một khâu trong toàn bộ hệ thống các quyết định của một tổ chức có sự tương tác lẫn nhau rất phức tạp. Không thận trọng trong việc ra các quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.