Kinh thành Đồ Bàn?

  1. Lịch sử


Nếu không có hệ thống định vị toàn cầu thì việc tìm đến phế tích Đồ Bàn khá khó khăn, nó rất lắt léo và gần như đã bị lãng quên. Nơi đây từng là thủ đô của Chăm Pa. 

Đi theo hướng tây nam một lúc thì sẽ tới kinh thành nơi nhà vua ngự, người ngoại quốc gọi là "Chiêm Thành". Kinh thành có lũy bằng đá bao quanh, ra vào qua bốn cổng, có lính canh gác. Điện vua thì cao và rộng, phần mái ở trên lợp ngói nhỏ hình thuẫn, bốn bức tường bao quanh có đắp trang trí công phu bằng gạch và hồ, rất gọn ghẽ. Các cánh cửa được làm bằng gỗ cứng, chạm trổ hình thù dã thú và cầm súc. Nhà cửa dân cư trong thành lợp mái tranh, chiều cao mái hiên khá thấp, ra vào phải khom lưng cúi đầu, ai cao quá thì bất tiện.

Nơi đây vua Duệ Tông và 10 vạn quân Trần bị Chiêm vương Chế Bồng Nga sát hại. Hồ Hán Thương đem 20 vạn quân bao vây 2 tháng không hạ nổi thành. Đến 1471 thì Lê Thánh Tông cùng bách vạn sư đồ vượt hơn nghìn dặm trừng trị Trà Toàn và khiến thời hoàng kim của Đồ Bàn trở thành quá khứ.

Nguyễn Nhạc sau khi nâng cấp Đồ Bàn thành kinh đô Hoàng Đế cũng xưng đế vương tại chốn này. Trong trận giao tranh ác liệt giữa anh em Tây Sơn năm 1787, Nguyễn Huệ đã đặt đại bác lên núi Long Cốt bắn ngày đêm vào đây để khuất phục ông anh mình.

Sàn 1799 thì Nguyễn Ánh hạ được và đổi tên thành Bình Định. Võ Tánh tử thủ tại đây, giúp chúa Nguyễn rảnh tay chiếm được Phú Xuân và chấm dứt nội chiến 300 năm ít lâu sau đó.

Thành đã bị vua Gia Long san phẳng, chỉ còn lại phế tích của Tử Cấm Thành, nơi Nguyễn Nhạc và gia đình sinh hoạt ở đó. Các triều vua Chăm cho xây dựng rất nhiều công trình ở kinh đô, nay còn lại tám ngôi tháp...

"Những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp

Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi

Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập

Nỗi buồn thương, nhớ tiếc giống dân Hời."

Từ khóa: 

lịch sử

"Rừng hoang vu!

Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù

Ngàn gió ru

Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.

Vạc kêu sương!

Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.

Đàn đóm vương

Như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Rừng trầm cô tịch

Đèo cao thác sâu

Đồi hoang suối reo

Hoang vắng cheo leo

Ngàn muôn tiếng âm

Tháng, năm buồn ngân...

Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.

Người xưa đâu?

Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.

Đồ Bàn miền Trung đường về đây...

Máu như loang thắm chưa phai dấu

xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.

Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!

Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...

Vượt khơi

Về kinh đô

Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù ...

Triền sóng xô

Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ ...

Tiệc liên hoan

Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn

Dạ yến ban

Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.

Một thời oanh liệt

Người dân nước Chiêm

Lừng ghi chiến công

Vang khắp non sông.

Mộng kia dẫu tan.

Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.

Người xưa đâu?

Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào.

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu

Đồ Bàn miền Trung đường về đây...

Máu như loang thắm chưa phai dấu

xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.

Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !

Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...

Người xưa đâu."

Trả lời

"Rừng hoang vu!

Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù

Ngàn gió ru

Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.

Vạc kêu sương!

Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.

Đàn đóm vương

Như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Rừng trầm cô tịch

Đèo cao thác sâu

Đồi hoang suối reo

Hoang vắng cheo leo

Ngàn muôn tiếng âm

Tháng, năm buồn ngân...

Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.

Người xưa đâu?

Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.

Đồ Bàn miền Trung đường về đây...

Máu như loang thắm chưa phai dấu

xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.

Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!

Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...

Vượt khơi

Về kinh đô

Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù ...

Triền sóng xô

Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ ...

Tiệc liên hoan

Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn

Dạ yến ban

Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.

Một thời oanh liệt

Người dân nước Chiêm

Lừng ghi chiến công

Vang khắp non sông.

Mộng kia dẫu tan.

Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.

Người xưa đâu?

Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào.

Lầu các đâu?

Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu

Đồ Bàn miền Trung đường về đây...

Máu như loang thắm chưa phai dấu

xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.

Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !

Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...

Người xưa đâu."