Kinh Thánh bản tiếng Việt có được dịch sát nghĩa không?
Nên bắt đầu đọc bản dịch nào tiếng Việt?
sách
Mình không thường đọc bằng bản tiếng Việt, nhưng mình thấy bản của cha Nguyễn thế Thuấn rất ổn. Cha Thuấn dịch từ các nguyên bản tiếng Hipri, Aram, và Hy Lạp. Nếu bạn thích xem tiếng Việt khoảng đầu thế kỉ 20 thì tìm bản Cố Chính Linh. Mình mới chỉ đọc chút và cũng rất thích bản đó. Bản Cố Chính Linh in song ngữ Việt-La, tiện tra cứu so sánh. Chúc bạn nghiên cứu vui!
Các bản dịch đều sẽ theo văn phong của ngôn ngữ của thời lúc nó được dịch, mà sinh ngữ thì luôn thay đổi. Ví dụ bản Cố Chính Linh đọc sẽ không xuôi tai với người Việt hiện nay. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu Kinh Thánh thì ít nhất nên học Latinh và Hy Lạp cổ. Một học giả nghiên cứu Kinh Thánh thì không chỉ có ngôn ngữ, mà phải học thêm rất nhiều về bối cảnh lịch sử các nền văn minh cổ đại, văn hóa, phong tục, truyền thống người Do Thái cũng như các dân tộc cổ đại, vân vân. (Chỉ đọc một bản dịch và tự suy luận từ những câu chữ ra thôi thường dẫn đến hiểu sai lệch; và mình không đếm xuể được bao nhiêu lần mình từng gặp những tranh luận Kinh Thánh lãng nhách từ những người thậm chí còn không biết Latinh hay Hy Lạp).
Nguyễn Duy Thiên
Mình không thường đọc bằng bản tiếng Việt, nhưng mình thấy bản của cha Nguyễn thế Thuấn rất ổn. Cha Thuấn dịch từ các nguyên bản tiếng Hipri, Aram, và Hy Lạp. Nếu bạn thích xem tiếng Việt khoảng đầu thế kỉ 20 thì tìm bản Cố Chính Linh. Mình mới chỉ đọc chút và cũng rất thích bản đó. Bản Cố Chính Linh in song ngữ Việt-La, tiện tra cứu so sánh. Chúc bạn nghiên cứu vui!
Các bản dịch đều sẽ theo văn phong của ngôn ngữ của thời lúc nó được dịch, mà sinh ngữ thì luôn thay đổi. Ví dụ bản Cố Chính Linh đọc sẽ không xuôi tai với người Việt hiện nay. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu Kinh Thánh thì ít nhất nên học Latinh và Hy Lạp cổ. Một học giả nghiên cứu Kinh Thánh thì không chỉ có ngôn ngữ, mà phải học thêm rất nhiều về bối cảnh lịch sử các nền văn minh cổ đại, văn hóa, phong tục, truyền thống người Do Thái cũng như các dân tộc cổ đại, vân vân. (Chỉ đọc một bản dịch và tự suy luận từ những câu chữ ra thôi thường dẫn đến hiểu sai lệch; và mình không đếm xuể được bao nhiêu lần mình từng gặp những tranh luận Kinh Thánh lãng nhách từ những người thậm chí còn không biết Latinh hay Hy Lạp).
Thiên Tân
Cảm ơn bạn Hoàng Nam nhiều.
Trước tiên chúng ta nên hiểu thêm về tính bảo tồn của Kinh Thánh, từ đó chúng ta sẽ hiểu Kinh Thánh có được dịch sát nghĩa hay không?
Kinh Thánh Cựu Ước được bắt đầu ghi chép khoảng 1500 trước công nguyên, cách chúng ta 3500 năm, sách Tân Ước được ghi chép cuối cùng vào khoảng năm 96 sau công nguyên. KT được chép bởi 36 người sống ở các giai đoạn lịch sử khác nhau thành 66 cuốn. Tuy nhiên cho đến nay 66 cuốn được gộp lại thành KT lại hoàn toàn thống nhất về nội dung. Đây là cuốn sách duy nhất trong lịch sử loài người có đánh số chương, số câu.
Hiện nay các nhà khoa học và khảo cổ học đã chứng minh nội dung Kinh Thánh được bảo tồn 100% kể từ bản thảo cổ nhất cho đến nay. Vì sao Kinh Thánh được bảo tồn nguyên vẹn như vậy, nếu tình cờ trải qua 3500 năm thăng trầm lịch sử có phải là câu giải thích hợp lý không? Nếu bạn đọc Kinh Thánh , sách Khải Huyền chương 22, câu 18-19 bạn sẽ biết, và bạn còn biết được rằng Kinh Thánh là sách tiên tri nữa.
Qua đó, chúng ta có thể biết được các bản dịch có sát nghĩa hay không. Hơn nữa tất cả các bản dịch (trừ các bản dịch nội bộ ) đều phải thông qua Hiệp Hội Kinh Thánh Thế Giới thẩm định.
Có một điều cần chú ý ở đây là, dịch sát nghĩa không có nghĩa là đọc sẽ dễ hiểu, mà Kinh Thánh là cuốn sách khó hiểu nhất mọi thời đại. Nên nếu bạn có ý định đọc và hiểu nó thì trước tiên hãy đọc sách Khải Huyền chương 5, câu1-5 và tìm gặp người có thể mở 7 ấn của Kinh Thánh trước để được hướng dẫn.
Kính chúc bình an.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, với câu này mình xin mời một bạn có hứng thú nghiên cứu ngôn ngữ là
Thiên Tân
Mời các bạn tham khảo bài viết này của báo nghiên cứu quốc tế viết về Kinh Thánh nhé:
Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại
nghiencuuquocte.org