Kinh tế tác động như thế nào đối với du lịch?
kiến thức chung
I. Cơ sở lý luận của tác động kinh tế
1. Nhu cầu du lịch:
• Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, ngắm cảnh, thư giãn, nghỉ ngơi…
(Trích Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003)
• Khi đi du lịch thì du khách đều muốn thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí. Ngoài ra nhu cầu mở rộng kiến thức, giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau cũng là những vấn đề được du khách quan
2. Tác động kinh tế:
• Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch..
(Trích http://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tac-dong-kinh-te-cua-phat-trien-du-lich-tai-da-n-ng-1749605.html)
• Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế được thể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông nên ảnh hưởng đến những lĩnh vực
(Trích Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003)
II. Ảnh hưởng tích cực của du lịch đến kinh tế
1.Kích thích các ngành khác phát triển:
• Một số du khách có nhu cầu tổ chức những buổi du lịch khám phá những vùng đất hoang sơ, nơi cuộc sống của con người hay cảnh vật còn giữ nguyên được vẻ tự nhiên sẵn có. Nhưng đa số khách đi du lịch với mục đích thư giãn, nghỉ ngơi… Đáp ứng những nhu cầu này phải do các ngành liên quan, lĩnh vực khác cung cấp chứ không phải là ngành du lịch. Do vậy khi du lịch phát triển thì những ngành khác có liên quan cũng phát triển theo, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng.
• Trước tiên phải kể đến ngành nông nghiệp. Dịch vụ ăn uống chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các dịch vụ khách du lịch tiêu dùng. Các mặt hàng nông sản, thủy sản chỉ đạt được chất lượng cao, đa dạng hóa các sản phẩm khi ngành nông nghiệp phát triển. Tiếp theo là ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm để bảo quản, chế biến nhằm giúp các mặt hàng nông nghiệp giữ được lâu hơn. Hay tiểu thủ công nghiệp giúp tạo ra các mặt hàng đồ lưu niệm phong phú cho du khách.v.v.. Ngân hàng phát triển cung cấp cho khách du lịch những dịch vụ, cách thức thanh toán tiện ích nhất. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ đổi tiền, các phương thức thanh toán như thẻ tín dụng, sec du lịch… hay dịch vụ cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch, cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất ngành, điều kiện chất lượng cao.
• Khi đi du lịch từ địa điểm này đến địa điểm khác mà bị giới hạn về khoảng cách địa lý nếu giao thông vận tải không phát triển về: phương tiện giao thông, đường xá, chi phí thì khoảng cách này khó có thể vượt qua. Vì thế trên thế giới đã có nhiều phát minh ra các phương tiện giao thông, từ vận chuyển bằng sức kéo của động vật, con người, tiếp đó dựa vào hơi nước, sức gió rồi nhờ các nhiên liệu xăng, dầu… gắn liền với sự phát triển của giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Ví dụ như máy bay, tàu hỏa trở thành khách sạn mini đầy đủ tiện nghi hay tuyến đường sắt xuyên Xiberi giúp du khách ngắm nhìn sự cổ kính của nước Nga, sự cổ kính của Trung Quốc, những cánh đồng cỏ mênh mông ở Mông Cổ.v.v..
• Nhìn chung du lịch phát triển đều kéo theo sự phát triển của những ngành liên quan chỉ là trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng nhiều hay ít. Bưu chính viễn thông phát triển vì nó giúp cho việc quảng cáo, truyền bá những địa điểm du lịch, trao đổi thông tin giữa khách du lịch với công ty du lịch. Giáo dục phát triển nhằm giúp nâng cao nhận thức người dân ở địa điếm du lịch, những nhân viên trong ngành du lịch…
( http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-anh-huong-cua-tinh-hinh-kinh-te-chinh-tri-den-su-phat-trien-du-lich-o-viet-nam-17809/ )
2. Kích thích vốn đầu tư nước ngoài:
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới. Như Việt Nam đã có quan hệ liên kết với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, các nước Châu Âu… Ngành du lịch Việt Nam ước tính thu hút được hơn 190 nhà đầu tư nuóc ngoài. Trong quý I/2007, tổng vốn đầu tư vào du lịch và khách sạn vào gần 406 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 tổng vốn được cấp của tất cả các ngành kinh tế (2.75 tỷ). trong năm 2014 Công ty TNHH Dewan International do nhà đầu tư Hồng Kông đầu tư tại Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỉ đô la Mỹ. Dự án này dự kiến đầu tư vào việc xây dựng, phát triển toàn bộ khu vực bãi biển chính của thành phố Nha Trang.
(http://www1.thesaigontimes.vn/127621/Thu-hut-von-FDI-nam-2014-nhieu-hon-uoc-tinh.html)
Các khách sạn lớn ở Hà Nội như khách sạn Sheraton là liên kết giữa Việt Nam và Malaysia. Grand Plaza là của Việt Nam và Hàn Quốc, Khách sạn Sofitel Metropole được đầu tư bởi 2 nhà đầu tư người Pháp.
3.Thúc đẩy địa điểm du lịch khó khăn phát triển :
Du lịch là một phương tiện gián tiếp giúp những vùng kém phát triển nhưng có tiềm năng phát triển du lịch nhờ điều kiện tự nhiên đa dạng. Ví dụ như những quần đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi có điều kiện kinh tế, điều kiện dân sinh, an ninh xã hội kém phát triển hơn vùng đồng bằng, trung tâm. Các hoạt động du lịch phát triển tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc sự quản lí của địa phương hoặc tiền thuế từ các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn của địa phương. Các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán sản phẩm thủ công. Du lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho địa phương mà còn giúp quảng bá thêm hình ảnh, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vd: Đèo Ô Quy Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lai Cai, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang.v.v… Những gia đình người dân tộc từ công việc chính là thuần nông nhưng khi nơi sống của họ trở thành địa điểm du lịch thì họ chuyển sang dệt thổ cẩm, làm các đồ lưu niệm, dẫn khách tham quan…tăng thu nhập cho người dân.
4. Mang lại nguồn thu ngoại tệ:
• Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tế vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đó. Ngược lại các phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trường hợp đầu cán cân thu chi sẽ nghiêng về nước đón du khách, trường hợp thứ hai là nhà nước phải bỏ ra một lượng ngoại tệ lớn để gửi khách đi du lịch nước ngoài. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điêu hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng phát triển kém hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu, vùng xa.
(Trích Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003)
• Số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, từ 250.000 lượt khách năm 1990 lên đến gần 3.6 triệu lượt người năm 2006, tăng trung bình 20%/ năm. Trong 9 tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế ước tính là 3.171.763, tăng 18.5% so với cùng kỳ năm 2006. Doanh thu từ du lịch là 1.6 tỷ USD năm 2004, hơn 1.7 tỷ USD năm 2005, 3 tỷ USD năm 2006. Thống kê của Tổng cục Du lịch cho biết, trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu hơn 900USD đã góp phần đẩy doanh thu năm 2005 lên 3 tỷ USD
( Trích http://www.dankinhte.vn/tac-dong-cua-du-lich-den-kinh-te-xa-hoi/ )
• Hiện nay các quốc gia với mục tiêu tăng cường ngoại tệ tùa những du khách nước ngoài đã miễn giảm một số thủ tục phức tạp cho khách du lịch nước ngoài. Ví dụ như Việt Nam đã miễn thị thực cho nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Myanma, Malaysia, Campuchia, Indonesia…
5. Là ngành xuất khẩu được nhiều hàng hóa:
So sánh với ngoại thương du lịch có nhiều ưu thế nổi trội. Du lịch quốc tế xuất khẩu được nhiều mặt hàng không cần phải qua nhiều khâu bảo quản nên tiết kiệm được lao động, giá thành sản phẩm như các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Có thể nói du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm, thủ công mĩ nghệ… Những mặt hàng khó tiêu dùng đối với người dân trong nước nhưng lại thu hút du khách nhờ cái lạ của sản phẩm. Du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả. Do đó khi hoạt động du lịch được đẩy mạnh sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đối với nền kinh tế.
6. Tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập:
Khi du lịch phát triển các lĩnh vực trong du lịch cũng phát triển đa dạng theo. Lúc đó nguồn nhân lực cho các lĩnh vưc này về số lượng và chất lượng đều rất cần thiết. Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rất rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, truyền thông, marketing, hướng dẫn viên…Bên cạnh đó việc những người dân ở địa diểm du lịch có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch cho các du khách. Cơ hội việc làm càng được thúc đẩy nhanh chóng khi du lịch phát triển. Cơ hội việc làm được giải quyết dẫn đến tăng nguồn thu nhập GDP. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp giúp kinh tế phát triển
III. Ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đến kinh tế
Bên cạnh các lợi ích to lớn của du lịch đối với quá trình kinh tế thì du lịch vẫn tồn tại các điểm tiêu cực như:
• Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế gây lạm phát cục bộ. Nếu như nguồn thu ngoại tệ từ khách quốc tế đi du lịch trong nước nhỏ hơn khách du lịch trong nước đi du lịch nước ngoài thì sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán.
• Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác.
• Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành liên quan.
• Nguồn vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm thâm hụt ngân sách nhà nước nếu chi không có kế hoạch, không đúng mục đích, không đạt hiệu quả.
(Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003)
(http://tailieu.vn/doc/tieu-luan-tac-dong-kinh-te-cua-phat-trien-du-lich-tai-da-n-ng-1749605.html )
IV. Giải pháp khắc phục những tồn tại tiêu cực
Nhằm giúp du lịch và kinh tế ngày càng phát triển không những chúng ta phải phát huy những mặt thuận lợi mà còn phải hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một vài giải pháp:
• Trước tiên phải có chiến lược phát triển nguồn cung ứng cho du lịch tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa du lịch với các ngành như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ngân hàng, giao thông vận tải, truyền thông.v.v. Phải đáp ứng đúng và đủ nhu cầu việc xây dựng cơ sở vật chất: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi… Tránh tình trạng thiếu quy hoạch hay dư thừa
• Nguồn nhân lực phải đáp ứng đầy đủ kiến thức cũng như niềm đam mê với nghề
• Không ngừng tìm kiếm thị trường du khách quốc tế tiềm năng
• Nhà nước phải đưa ra những bộ luật, chính sách phát triển phù hợp đối với du lịch nhằm tăng cường lượng khách du lịch quốc tế, tăng hiệu quả kinh tế.
• Các địa điểm du lịch bên cạnh quảng bá về địa phương mình mà còn phải liên tục kiểm tra, cải tạo cơ sở hạ tầng, tăng cường các dịch vụ thu hút khách du lịch.
• Khuyến khích người dân địa phương nơi du khách tới thăm hành động tích cực trong việc kinh doanh buôn bán những mặt hàng nổi bật của địa phương.
Nội dung liên quan
Song Quỳnh