Kinh tế có nên được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước hay được quyết định bởi thị trường, hay nửa này nửa kia?
kinh tế
,chính phủ
,thị trường
,xã hội
,triết học
1) Theo thị trường:
Thị trường là một khái niệm vô thức và đi theo sự thiếu suy nghĩ của một tập thể. Thị trường luôn làm những gì có lợi và rẻ nhất cho mình mặc kệ tác hại của việc kiếm tiền, sản xuất đến với môi trường, cộng đồng, và sự bền vững của chính nó. Giống như một người tham tiền tham rẻ nên suốt ngày mua dĩa nhựa, đồ xài một lần thay vì mua một thứ dùng trong dài hạn. Nhà cửa thì chất đầy rác thải phải bắt hệ thống rác thải xử lý nhiều hơn.
Vì thị trường ham rẻ, nên thông thường dưới một hệ thống không có sự giám sát chặt chẽ bởi chính phủ sẽ dẫn đến bốc lột lao động, nô lệ, môi trường làm việc nguy hiểm, lương trả thấp, không được nhiều lợi ích vì những thứ đó được coi là tốn tiền. Con người luôn bốc lột, bạo hành, và lợi dụng nhau, vì thế ta có pháp luật.
Tác hại đến thiên nhiên như là chất thải công nghiệp, độc tố có hại tới thiên nhiên tràng ra sống trời đất biển. Không ai xem thì nó cứ thải ai làm gì nó.
Vì thực ra thị trường được tạo ra bởi các giai cấp, sự trên lệch giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một xã hội như vậy thường bất công.
Sự bền vững của một nền kinh tế đi theo cơn bão vô thức của thị trường thường dựa dẩm vào khái niệm trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân, nhưng nếu không ai phạt, kiểm thì liệu chắc gì họ sẽ làm theo. Không có tiêu chuẩn và chuẩn mực đặt ra và không có ai thực thi và ban hành những tiêu chuẩn và chuẩn mực đó.
Rồi nếu cứ dựa vào cái "doanh nghiệp đoàn kết" và "trách nhiệm tự nguyện" thì đến khi nào ta mới có một hệ thống đường xá, ống nước, dây điện, và cơ sở hạ tầng công cộng trên diện rộng? Kể cả khi doanh nghiệp xây những thứ này thì thường chỉ dùng để phục vụ họ hoặc bạn họ.
Cũng như thế, thị trường có tính chọn lọc, nhưng đến khi một thằng thống trị hết một ngành rồi, rồi sau đó nó đè nát các doanh nghiệp khác cùng ngành (chuyện này xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ) thì lúc đó chả khác gì đã tạo ra một chính phủ khác.
Thị trường là một thứ mặc dù nghe rất nhân tạo nhưng thực chất rất tự nhiên. Và tự nhiên không phải đã là tốt.
2) Theo nhà nước:
Nhà nước được xây lên với cơ sở luật pháp và hiến pháp. Vấn đề thường nằm ở trong luật có gì và độ "mỏng" của luật pháp và hiến pháp.
Nhưng thường khi người ta nói về một hệ thống chính trị được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ nhà nước thì người ta đang nói tới một thị trường "nghiêm ngặt".
Một nền kinh tế được quản lý nghiêm ngặt bởi chính phủ thường rất là chậm rạp, không đổi mới nhiều. Chính phủ thường rất đa tầng, tất cả các quyết định phải qua kiểm duyệt này đến bộ phận kia. Sự thay đổi chậm chạp này sẽ dẫn đến một xã hội chậm tiến bộ. Thị trường mà không linh hoạt thì kinh tế chắc gì sẽ phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước, vì được trợ cấp đầy đủ, nên không có động lực tiến bộ hơn, không quan tâm đến tiền bạc nên cũng ít quan tâm đến khách hàng. Trong một nền kinh tế tiêu dùng thì tờ tiền như là phiếu bầu, doanh nghiệp nhà nước không cần "phiếu bầu" của bạn để sống sót, thì họ cũng chả buồn phải hài lòng và phục vụ tận tâm.
Chưa nói đến việc chính phủ thường có thể bị ảnh hưởng bởi tham nhũng, như là trợ tiền và ra chính sách bảo vệ cho những ngành nghề đang chết dần như là hồi ông Trump làm với ngành đào than. Điều này dẫn đến kinh tế lỗi thời, lạc hậu, và không hiệu quả. Thay vì để thị trường và người mua đào thải thì lại tốn tiền cứu sống một ngành lẽ ra đã nên chết lâu rồi.
3) Kết luận
Chả có cái nào hoàn hảo cả. Thị trường thì vô thức còn nhà nước thì cứng ngắt. Nếu chung là:
1:06
SaPama
1) Theo thị trường:
Thị trường là một khái niệm vô thức và đi theo sự thiếu suy nghĩ của một tập thể. Thị trường luôn làm những gì có lợi và rẻ nhất cho mình mặc kệ tác hại của việc kiếm tiền, sản xuất đến với môi trường, cộng đồng, và sự bền vững của chính nó. Giống như một người tham tiền tham rẻ nên suốt ngày mua dĩa nhựa, đồ xài một lần thay vì mua một thứ dùng trong dài hạn. Nhà cửa thì chất đầy rác thải phải bắt hệ thống rác thải xử lý nhiều hơn.
Vì thị trường ham rẻ, nên thông thường dưới một hệ thống không có sự giám sát chặt chẽ bởi chính phủ sẽ dẫn đến bốc lột lao động, nô lệ, môi trường làm việc nguy hiểm, lương trả thấp, không được nhiều lợi ích vì những thứ đó được coi là tốn tiền. Con người luôn bốc lột, bạo hành, và lợi dụng nhau, vì thế ta có pháp luật.
Tác hại đến thiên nhiên như là chất thải công nghiệp, độc tố có hại tới thiên nhiên tràng ra sống trời đất biển. Không ai xem thì nó cứ thải ai làm gì nó.
Vì thực ra thị trường được tạo ra bởi các giai cấp, sự trên lệch giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một xã hội như vậy thường bất công.
Sự bền vững của một nền kinh tế đi theo cơn bão vô thức của thị trường thường dựa dẩm vào khái niệm trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân, nhưng nếu không ai phạt, kiểm thì liệu chắc gì họ sẽ làm theo. Không có tiêu chuẩn và chuẩn mực đặt ra và không có ai thực thi và ban hành những tiêu chuẩn và chuẩn mực đó.
Rồi nếu cứ dựa vào cái "doanh nghiệp đoàn kết" và "trách nhiệm tự nguyện" thì đến khi nào ta mới có một hệ thống đường xá, ống nước, dây điện, và cơ sở hạ tầng công cộng trên diện rộng? Kể cả khi doanh nghiệp xây những thứ này thì thường chỉ dùng để phục vụ họ hoặc bạn họ.
Cũng như thế, thị trường có tính chọn lọc, nhưng đến khi một thằng thống trị hết một ngành rồi, rồi sau đó nó đè nát các doanh nghiệp khác cùng ngành (chuyện này xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ) thì lúc đó chả khác gì đã tạo ra một chính phủ khác.
Thị trường là một thứ mặc dù nghe rất nhân tạo nhưng thực chất rất tự nhiên. Và tự nhiên không phải đã là tốt.
2) Theo nhà nước:
Nhà nước được xây lên với cơ sở luật pháp và hiến pháp. Vấn đề thường nằm ở trong luật có gì và độ "mỏng" của luật pháp và hiến pháp.
Nhưng thường khi người ta nói về một hệ thống chính trị được giám sát chặt chẽ bởi chính phủ nhà nước thì người ta đang nói tới một thị trường "nghiêm ngặt".
Một nền kinh tế được quản lý nghiêm ngặt bởi chính phủ thường rất là chậm rạp, không đổi mới nhiều. Chính phủ thường rất đa tầng, tất cả các quyết định phải qua kiểm duyệt này đến bộ phận kia. Sự thay đổi chậm chạp này sẽ dẫn đến một xã hội chậm tiến bộ. Thị trường mà không linh hoạt thì kinh tế chắc gì sẽ phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước, vì được trợ cấp đầy đủ, nên không có động lực tiến bộ hơn, không quan tâm đến tiền bạc nên cũng ít quan tâm đến khách hàng. Trong một nền kinh tế tiêu dùng thì tờ tiền như là phiếu bầu, doanh nghiệp nhà nước không cần "phiếu bầu" của bạn để sống sót, thì họ cũng chả buồn phải hài lòng và phục vụ tận tâm.
Chưa nói đến việc chính phủ thường có thể bị ảnh hưởng bởi tham nhũng, như là trợ tiền và ra chính sách bảo vệ cho những ngành nghề đang chết dần như là hồi ông Trump làm với ngành đào than. Điều này dẫn đến kinh tế lỗi thời, lạc hậu, và không hiệu quả. Thay vì để thị trường và người mua đào thải thì lại tốn tiền cứu sống một ngành lẽ ra đã nên chết lâu rồi.
3) Kết luận
Chả có cái nào hoàn hảo cả. Thị trường thì vô thức còn nhà nước thì cứng ngắt. Nếu chung là:
1:06
Độc Cô Cầu Bại
Thanh Hoa
Kinh tế nên phụ thuộc vào thị trường. Nhà nước chỉ là người cầm lái điều chỉnh lại khi thị trường mất phương hướng mà thôi. ở các nước phát triển họ còn đang dần loại bỏ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế này.
Rukahn
Thế kỷ 20 khi mà có sự cạnh tranh của nền kinh tế xhcn mà nhà nước là kẻ điều phối và kinh tế tư bản gần như phó mặc cho thị trường đều bộc lộ những ưu điểm và han chế, thế nên người ta h chơi hỗn hợp 2 cái trên cho full dame
Aci Home
Tôi nghĩ nó phụ thuộc vào sự linh động của mỗi bộ máy, mỗi nền kinh tế.
Nguyễn Việt Cường
Xin lỗi vì đã trả lời câu hỏi rất muộn bởi vì tôi mới biết đến câu hỏi này và không thấy một ai trả lời được câu hỏi này cả ngoại trừ
Câu hỏi: Kinh tế có nên được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước hay được quyết định bởi thị trường, hay nửa này nửa kia?
1. Cơ sở lý thuyết
"Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội."
Thị trường
Phân loại thị trường theo kinh tế học:
Các mô hình kinh tế
Đây là mô hình kinh tế hỗn hợp hiện nay hầu như quốc gia nào cũng áp dụng.
Khủng hoảng kinh tế, chu kỳ của khủng hoảng kinh tế - chu kỳ kinh doanh
Theo Những nguyễn lý có bản của chủ nghĩa Marx - Lenin:
2. Thực trạng và câu trả lời.
2.1. Thực trạng
Khi để cho nền kinh tế tự điều tiết thì bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra đấy.
Nó không chỉ xảy ra suy thái kinh tế đâu nó tạo ra Đại khủng hoảng.
Kinh tế có nên được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước hay được quyết định bởi thị trường, hay nửa này nửa kia?
Phân tích câu hỏi:
Từ "nên" ở đây theo tôi hiêu là làm việc này sẽ tốt hơn là không nên làm nhưng không bắt buộc.
Bắt buộc là việc yêu cầu phải làm điều đó theo yêu cầu không được làm điều khác.
Từ phần 1. Cơ sở lý thuyết và 2.1. Thực trạng thì
Đáp án của tôi là kinh tế bắt buộc chứ không phải nên được quản lý bởi nhà nước chứ thị trường không có quyền định, nhưng kinh tế sẽ có mức độ can thiệp nhiều hoặc ít tùy theo quốc gia chứ không theo phương án "hay nửa này nửa kia".
Lý do: Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, chu kỳ khủng hoảng kinh tế - chu kỳ kinh doanh. Phân tích các câu trả lời trước đó.
3. Phân tích các đáp án trước đó:
Câu trả lời của hai bạn này không có dựa trên bất cứ cơ sở nghiên cứu nào cả mà chỉ có những giả định thôi khó mà có thể tin tưởng được.
Kinh tế và thị trưởng là hai khái niệm khác nhau nên nếu bạn ấy ghi là "Kinh tế nên phụ thuộc vào thị trường" là một câu trả lời ghi rất là sai dựa trên 1. Cơ sở lý thuyết.
"ở các nước phát triển họ còn đang dần loại bỏ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế này."
Và đó là lí do tại sao từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến năm 2020, có thể có 2021 nó vẫn cực kỳ thấp trong khoảng từ -3.5 % cho đến 3.1%, ngoài trừ 2022 có thể do sự phục hồi theo Chu kỳ kinh doanh.
Và tôi đố bạn tìm được một kế hoạch kinh tế dài hạn ở Mỹ đấy. Tôi chưa thấy đấy nếu có hãy nhắn tôi.
Thậm chí Trung Quốc và Việt Nam vào những năm 2008 và 2020 do các cuộc khủng hoảng cũng có tốc độ phát triển lần lượt là 9.7%, 5.7% và 2.3%, 2.9% so với Hoa Kỳ -0.1%, -3.5%
Hay anh Ấn Độ có hệ thống kinh tế và chính trị theo học theo kiêu Hoa Kỳ thì cũng chỉ 3.1% và -8% so sánh thế cho nó tốt hơn là so sánh với Hoa Kỳ để tránh nói là so sánh một nước Phát triển với Đang phát triển là không chính xác.
Ai biết được mấy nhà kinh tế ở Hoa Kỳ, chính phủ và bọn tư bản ở đó nghĩ gì trong đầu họ.
Có lẽ toàn kinh tế học tân tự do và áo quá nhiều trong đầu họ.
Và hai ông bình luận
Kinh tế có nên được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước hay được quyết định bởi thị trường, hay nửa này nửa kia?".
Tài liệu tham khảo:
Lưu ý: Câu trả lời sẽ không hoàn hảo hoàn toàn vị lý do gấp gáp trong thời gian của tôi và có nhưng phần kiến thức tôi không có nên nếu có một lời trách mắng hay góp ý dựa trên ý kiến khách quan và có cơ sở khoa học chính đáng từ các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp thì tôi xin chấp nhận nó.