Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Do những vấn đề quốc tế đương đại quan trọng không thể giải quyết được nếu chỉ dựa trên quan điểm của một môn khoa học độc lập hay bằng sự phân tích những chủ thể và hành động diễn ra ở một cấp độ cụ thể như cấp độ cá nhân, nhà nước hay hệ thống quốc tế; nên nhu cầu nghiên cứu Kinh tế chính trị quốc tế đang ngày càng tăng. Lĩnh vực nghiên cứu này giúp tháo bỏ những rào chắn chia cắt và cô lập những phương pháp phân tích truyền thống, áp dụng phương pháp nghiên cứu các vấn đề và sự kiện một cách toàn diện. Trong chương này, mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc về nhân quyền sẽ được đề cập đến như là trường hợp nghiên cứu điển hình trong kinh tế chính trị quốc tế. Trường hợp nghiên cứu này sẽ mô tả mâu thuẫn cơ bản giữa mối tương tác năng động của hai mặt của đời sống mà chúng ta gọi là “xã hội và cá thể”, “chính trị và kinh tế”, hay “nhà nước và thị trường”, những giá trị của cuộc sống và những cách mà những giá trị và lợi ích đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quốc gia và chính trị. Thế giới khá phức tạp, trên mọi cấp độ đều được khắc họa bởi những nhân tố phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta phụ thuộc vào một người khác theo nhiều cách và trên nhiều cấp độ. Vì vậy, sự tồn tại của loài người luôn chứa đựng những mâu thuẫn, ranh giới gây nên những xung đột chia rẽ lợi ích, quan điểm hoặc những hệ thống giá trị liên quan đến những người khác. Việc phân tích những nguyên nhân gây mâu thuẫn và hậu quả của nó – những hậu quả đó sẽ được giải quyết như thế nào là mục đích của khoa học xã hội và nhân văn nhằm nâng cao nhận thức về loài người. Kinh tế chính trị quốc tế góp phần đạt được mục đích này bằng việc tập trung vào những xung đột cụ thể mà lâu nay là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học xã hội. Kinh tế chính trị quốc tế vừa là quá khứ vừa là tương lai của khoa học xã hội. Là quá khứ bởi lẽ kinh tế chính trị quốc tế chính là sự quay lại nghiên cứu nguồn gốc của khoa học xã hội, trước khi hành vi xã hội của loài người bị phân tán thành những lĩnh vực nghiên cứu độc lập như kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, lịch sử và triết học. Là tương lai bởi lẽ trong thế giới phức tạp ngày nay, các vấn đề xã hội quan trọng nhất trở thành vấn đề mang tính chất quốc tế hoặc đa quốc gia mà chỉ có thể được hiểu rõ nhất thông qua việc nghiên cứu tổng hợp dựa trên nhiều công cụ hoặc quan điểm, chứ không thể chỉ dựa vào một công cụ hay quan điểm duy nhất. Trong thế giới học thuật phức tạp với nhiều môn học và sự tương tác giữa các môn học, Kinh tế chính trị quốc tế có thể được hiểu theo những quan điểm trước đây của Susan Strange như là: …một phạm vi rộng mở và bao la, là nơi mà bất kỳ người nào quan tâm tới hành vi con người trong xã hội có thể tự do nghiên cứu. Không có hàng rào cũng như biên giới nào giam hãm những nhà sử học trong lĩnh vực lịch sử, những nhà kinh tế trong lĩnh vực kinh tế. Các nhà khoa học chính trị không có quyền đặc biệt nào để chỉ viết về chính trị, cũng như những nhà xã hội học chỉ viết về những mối quan hệ xã hội.[1] Rowland Maddock định nghĩa kinh tế chính trị quốc tế theo một cách khác: … kinh tế chính trị quốc tế không phải là một môn học đặc biệt và bị gò bó trong khuôn khổ của môn học với phương pháp luận đã được định sẵn. Thay vào đó kinh tế chính trị quốc tế là một tập hợp các vấn đề cần phải nghiên cứu và có xu hướng bị bỏ quên bởi những môn học đã tồn tại từ lâu sử dụng những công cụ có sẵn.[2] Kinh tế chính trị quốc tế không thể thay thế cho những môn khoa học xã hội độc lập khác. Môn học này sẽ gắn kết các môn học đó vào một lĩnh vực rộng mở không rào cản bó buộc, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của xã hội đầy phức tạp của chúng ta. Kinh tế chính trị quốc tế sẽ giúp chúng ta hiểu được thế giới của những ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với con người một cách toàn diện. Đây có thể là một tham vọng nhưng là cần thiết cho xã hội của chúng ta hôm nay và cho tương lai của những nhà lãnh đạo trong quá trình giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội.
Trả lời
Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Do những vấn đề quốc tế đương đại quan trọng không thể giải quyết được nếu chỉ dựa trên quan điểm của một môn khoa học độc lập hay bằng sự phân tích những chủ thể và hành động diễn ra ở một cấp độ cụ thể như cấp độ cá nhân, nhà nước hay hệ thống quốc tế; nên nhu cầu nghiên cứu Kinh tế chính trị quốc tế đang ngày càng tăng. Lĩnh vực nghiên cứu này giúp tháo bỏ những rào chắn chia cắt và cô lập những phương pháp phân tích truyền thống, áp dụng phương pháp nghiên cứu các vấn đề và sự kiện một cách toàn diện. Trong chương này, mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc về nhân quyền sẽ được đề cập đến như là trường hợp nghiên cứu điển hình trong kinh tế chính trị quốc tế. Trường hợp nghiên cứu này sẽ mô tả mâu thuẫn cơ bản giữa mối tương tác năng động của hai mặt của đời sống mà chúng ta gọi là “xã hội và cá thể”, “chính trị và kinh tế”, hay “nhà nước và thị trường”, những giá trị của cuộc sống và những cách mà những giá trị và lợi ích đó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa quốc gia và chính trị. Thế giới khá phức tạp, trên mọi cấp độ đều được khắc họa bởi những nhân tố phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta phụ thuộc vào một người khác theo nhiều cách và trên nhiều cấp độ. Vì vậy, sự tồn tại của loài người luôn chứa đựng những mâu thuẫn, ranh giới gây nên những xung đột chia rẽ lợi ích, quan điểm hoặc những hệ thống giá trị liên quan đến những người khác. Việc phân tích những nguyên nhân gây mâu thuẫn và hậu quả của nó – những hậu quả đó sẽ được giải quyết như thế nào là mục đích của khoa học xã hội và nhân văn nhằm nâng cao nhận thức về loài người. Kinh tế chính trị quốc tế góp phần đạt được mục đích này bằng việc tập trung vào những xung đột cụ thể mà lâu nay là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học xã hội. Kinh tế chính trị quốc tế vừa là quá khứ vừa là tương lai của khoa học xã hội. Là quá khứ bởi lẽ kinh tế chính trị quốc tế chính là sự quay lại nghiên cứu nguồn gốc của khoa học xã hội, trước khi hành vi xã hội của loài người bị phân tán thành những lĩnh vực nghiên cứu độc lập như kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học, lịch sử và triết học. Là tương lai bởi lẽ trong thế giới phức tạp ngày nay, các vấn đề xã hội quan trọng nhất trở thành vấn đề mang tính chất quốc tế hoặc đa quốc gia mà chỉ có thể được hiểu rõ nhất thông qua việc nghiên cứu tổng hợp dựa trên nhiều công cụ hoặc quan điểm, chứ không thể chỉ dựa vào một công cụ hay quan điểm duy nhất. Trong thế giới học thuật phức tạp với nhiều môn học và sự tương tác giữa các môn học, Kinh tế chính trị quốc tế có thể được hiểu theo những quan điểm trước đây của Susan Strange như là: …một phạm vi rộng mở và bao la, là nơi mà bất kỳ người nào quan tâm tới hành vi con người trong xã hội có thể tự do nghiên cứu. Không có hàng rào cũng như biên giới nào giam hãm những nhà sử học trong lĩnh vực lịch sử, những nhà kinh tế trong lĩnh vực kinh tế. Các nhà khoa học chính trị không có quyền đặc biệt nào để chỉ viết về chính trị, cũng như những nhà xã hội học chỉ viết về những mối quan hệ xã hội.[1] Rowland Maddock định nghĩa kinh tế chính trị quốc tế theo một cách khác: … kinh tế chính trị quốc tế không phải là một môn học đặc biệt và bị gò bó trong khuôn khổ của môn học với phương pháp luận đã được định sẵn. Thay vào đó kinh tế chính trị quốc tế là một tập hợp các vấn đề cần phải nghiên cứu và có xu hướng bị bỏ quên bởi những môn học đã tồn tại từ lâu sử dụng những công cụ có sẵn.[2] Kinh tế chính trị quốc tế không thể thay thế cho những môn khoa học xã hội độc lập khác. Môn học này sẽ gắn kết các môn học đó vào một lĩnh vực rộng mở không rào cản bó buộc, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của xã hội đầy phức tạp của chúng ta. Kinh tế chính trị quốc tế sẽ giúp chúng ta hiểu được thế giới của những ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với con người một cách toàn diện. Đây có thể là một tham vọng nhưng là cần thiết cho xã hội của chúng ta hôm nay và cho tương lai của những nhà lãnh đạo trong quá trình giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội.