Kinh tế Campuchia sắp vượt Việt Nam có thật không?
Dạo này đi ăn uống chém gió với bạn bè, thấy chúng nó bảo Campuchia sắp vượt Việt Nam mình rồi. Nghe hơi có vẻ chạnh lòng, cũng không tin lắm, nhưng cũng không biết gì để phản biện.
Ai đó có thể giúp mình trả lời rõ ý này được không?
Thank you!
phát triển kinh tế
,việt nam
,campuchia
,tin tức
Đề tài này công nhận xuất hiện trên bàn nhậu nhiều thật.
Nếu xét về Thu nhập bình quân đầu người thì bây giờ Campuchia vẫn còn kém Việt Nam khá nhiều:
(thống kê của Vietnam Projects Construction)
Nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng tưởng trong giai đoạn 2008 - 2017:
- Việt Nam: Tăng 2,05 lần
- Campuchia: Tăng 2,45 lần
Nếu cứ giữ tốc độ như thế này, nguy cơ GDP (PPP) Campuchia vượt Việt Nam trong tương lai là đang hiện hữu.
Ở trên chỉ xét về GDP thôi nhé, mà GDP bây giờ chưa nói nên quá nhiều điều. Nhất là các nước đang phát triển như mình và Campuchia phụ thuộc nhiều vào FDI, nên rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bây giờ có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế, GDP chỉ là một trong rất nhiều chỉ số mang tính tham khảo thôi. Trước đây mình có đọc về đề tài này nhiều, việc người ta bảo Campuchia sắp vượt Việt Nam là chỉ đang nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP thôi, còn sức khỏe của nền kinh tế (dựa trên nhiều yếu tố khác) thì Việt Nam đang và vẫn sẽ khỏe hơn Campuchia trong ít nhất vài thập kỷ nữa (tư liệu mình sẽ đưa sau - nếu tìm lại được) :D
----
À, mình có đọc được một nguồn khác. Theo Khmertimeskh.com thì thu nhập bình quân đầu người của Campuchia năm 2017 chỉ có khoảng gần 1500 USD thôi. Nghĩa là giai đoạn 2008 - 2017 tốc độ tăng trưởng giữa VN và Campuchia là ngang nhau, nên nếu dựa vào GPD (PPP) thì cũng chẳng thể bảo là Campuchia sắp vượt Việt Nam được :)))
Nguyễn Mai Hoàng
Đề tài này công nhận xuất hiện trên bàn nhậu nhiều thật.
Nếu xét về Thu nhập bình quân đầu người thì bây giờ Campuchia vẫn còn kém Việt Nam khá nhiều:
(thống kê của Vietnam Projects Construction)
Nhưng nếu nhìn vào tốc độ tăng tưởng trong giai đoạn 2008 - 2017:
- Việt Nam: Tăng 2,05 lần
- Campuchia: Tăng 2,45 lần
Nếu cứ giữ tốc độ như thế này, nguy cơ GDP (PPP) Campuchia vượt Việt Nam trong tương lai là đang hiện hữu.
Ở trên chỉ xét về GDP thôi nhé, mà GDP bây giờ chưa nói nên quá nhiều điều. Nhất là các nước đang phát triển như mình và Campuchia phụ thuộc nhiều vào FDI, nên rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bây giờ có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế, GDP chỉ là một trong rất nhiều chỉ số mang tính tham khảo thôi. Trước đây mình có đọc về đề tài này nhiều, việc người ta bảo Campuchia sắp vượt Việt Nam là chỉ đang nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP thôi, còn sức khỏe của nền kinh tế (dựa trên nhiều yếu tố khác) thì Việt Nam đang và vẫn sẽ khỏe hơn Campuchia trong ít nhất vài thập kỷ nữa (tư liệu mình sẽ đưa sau - nếu tìm lại được) :D
----
À, mình có đọc được một nguồn khác. Theo Khmertimeskh.com thì thu nhập bình quân đầu người của Campuchia năm 2017 chỉ có khoảng gần 1500 USD thôi. Nghĩa là giai đoạn 2008 - 2017 tốc độ tăng trưởng giữa VN và Campuchia là ngang nhau, nên nếu dựa vào GPD (PPP) thì cũng chẳng thể bảo là Campuchia sắp vượt Việt Nam được :)))
Economy to grow by 7 percent in 2018: IMF - Khmer Times
www.khmertimeskh.com
Ghost Wolf
Ko rõ là các bạn của bạn đo sự phát triển kinh tế bằng thông số gì.
Cả nominal GDP và PPP của VN đều cao hơn Cam rất nhiều (hình như là gấp mấy lần), bình quân đầu người cũng cao hơn gấp rưỡi so với Cam.
Ah có GDP bình quân đầu người của Lào cao hơn chúng ta 1 chút thôi.
Bác Nông Dân
Ngoài ra, bạn có update xếp hạng các yếu tố về môi trường kinh doanh đầu tư tại các quốc gia qua trang Web sau:
Rankings
www.doingbusiness.org
Bác Nông Dân
Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" xếp hạng 180 nền kinh tế, trong đó 102 nền kinh tế đã cải thiện chỉ số tự do kinh tế, 75 nền kinh tế giảm chỉ số này và 3 nền kinh tế giữ nguyên chỉ số. Có 6 nền kinh tế được xếp hạng "tự do" (từ 80 điểm trở lên) và 90 nền kinh tế thuộc hạng "cơ bản tự do" (70 - 79,9 điểm) hoặc hạng "tự do vừa phải" (60 - 69,9 điểm).
Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).