Kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp?
Làm việc cũng lâu rồi nhưng lần này mới được sếp pick đi tiếp khách cùng sếp. Vừa vui, vừa lo lắng các bác ạ. Các bạn cho em xin chút kinh nghiệm với. Cảm ơn các bác rất nhiều🤗🤗🤗
tiếp khách với sếp
,kỹ năng mềm
Trước tiên xin được chúc mừng bác vì được sếp tin tưởng giao cho công việc quan trọng. Với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, có liên quan nhiều đến quan hệ, ngoại giao thì chắc chắn “tiếp khách với sếp” là một kỹ năng mềm không thể thiếu nếu như muốn phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
1. Kỹ năng đi tiếp khách với sếp
Thực tế cho thấy rằng nếu muốn mở rộng thêm nhiều mối quan hệ cùng những hợp đồng giá trị từ đối tác thì phải thường xuyên đi tiếp khách cùng với sếp. Đó là cơ hội vô cùng đáng quý mà không phải bao giờ bạn cũng có được mà đặc biệt là trong công ty, doanh nghiệp có biết bao người giỏi cạnh tranh với nhau thì cơ hội ấy lại càng không thể để mất.
Bởi vậy mà với mình, đó là cơ hội quý giá để thể hiện bản thân cũng như có những mối quan hệ và cơ hội tiến xa hơn như mình đã nói ở trên.
Để giúp bác chuẩn bị tốt hơn thì mình cũng xin phép được chia sẻ với một số kinh nghiệm của mình và cũng là tham khảo được nha.
2. Lưu ý khi tiếp khách với sếp
Chuẩn bị chu đáo
Chuẩn bị chu đáo mà mình nhắc đến ở đây là từ khâu chuẩn bị tài liệu, thuyết trình về nội dung của buổi gặp mặt. Quần áo chỉnh tề, ngay ngắn, lịch sự. Và cho đến cả tinh thần bạn phải thực sự thoải mái. Hãy trang bị cho mình phong thái chững chạc, khoan thai và tự tin nhất có thể. Hình thức không phải là tất cả nhưng nó quyết định cái nhìn, sự nhận định, đánh giá đầu tiên mà khách hàng và sếp khi nhìn vào bạn và cho rằng bạn đã chuẩn bị rất chu đáo cho buổi gặp mặt lần này.
Luyện tập
Để chắc chắn rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất có thể thì hãy luyện tập. Bạn hoàn toàn có thể luyện tập báo cáo, trình bày vấn đề thật kỹ lưỡng trước khi trình bày.
Đây là điều không thể thiếu trước khi mà mình phải báo cáo, thuyết trình hay trình bày một vấn đề gì đó trước tất cả mọi người. Luyện tập giúp mình tự tin hơn vào bản thân cũng như là 1 trong những việc quan trọng của khâu chuẩn bị như mình đã nói trước đó.
Chủ động
Hãy là người chủ động trình bày vấn đề với khách hàng mà sếp đã giao phó cho bạn trước mà không cần phải nhắc nhở. Ngoài ra thì bạn còn phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất như chủ động mở cửa xe cho xếp lên xuống, chủ động dẫn đường, chủ động mời sếp và đối tác ngồi.
Kỹ năng “nhậu”
Theo mình thì đây không phải là kỹ năng bắt buộc bạn phải có nhưng nếu có thì rất tốt vì đây có thể là hành động diễn ra xuyên suốt cuộc gặp mặt với đối tác, khách hàng. Thật đáng tiếc nếu như trên bàn ăn, mọi người nói chuyện vui vẻ, nâng chén với nhau mà bạn chỉ ngồi im xem.
Đặc biệt là thực tế ở Việt Nam ngày nay thì những bữa tiệc hay vài cuộc nhậu sẽ giúp tất cả chúng ta gần nhau hơn. Song bạn cần lưu ý vì chén rượu có sức tác động cũng như một con dao 2 lưỡi. Nếu làm tốt, mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Ngược lại, nếu để chén rượu đưa bạn đi xa, bạn sẽ nhận lấy thất bại nặng nề. Bởi vậy mà không sai khi nói rằng cách cư xử của bạn trong một bữa nhậu sẽ ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến sự nghiệp sau này.
Mình xin phép được gắn kèm link một bài viết trên Noron đã thảo luận về vấn đề này từ những bạn đã có kinh nghiệm để bạn có thể tham khảo và học tập nhé:
Ok, đó là chia sẻ của mình và mình mong nó sẽ hữu ích với tất cả mọi người ^^
Lưu Phương Mai
Trước tiên xin được chúc mừng bác vì được sếp tin tưởng giao cho công việc quan trọng. Với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, có liên quan nhiều đến quan hệ, ngoại giao thì chắc chắn “tiếp khách với sếp” là một kỹ năng mềm không thể thiếu nếu như muốn phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
1. Kỹ năng đi tiếp khách với sếp
Thực tế cho thấy rằng nếu muốn mở rộng thêm nhiều mối quan hệ cùng những hợp đồng giá trị từ đối tác thì phải thường xuyên đi tiếp khách cùng với sếp. Đó là cơ hội vô cùng đáng quý mà không phải bao giờ bạn cũng có được mà đặc biệt là trong công ty, doanh nghiệp có biết bao người giỏi cạnh tranh với nhau thì cơ hội ấy lại càng không thể để mất.
Bởi vậy mà với mình, đó là cơ hội quý giá để thể hiện bản thân cũng như có những mối quan hệ và cơ hội tiến xa hơn như mình đã nói ở trên.
Để giúp bác chuẩn bị tốt hơn thì mình cũng xin phép được chia sẻ với một số kinh nghiệm của mình và cũng là tham khảo được nha.
2. Lưu ý khi tiếp khách với sếp
Chuẩn bị chu đáo
Chuẩn bị chu đáo mà mình nhắc đến ở đây là từ khâu chuẩn bị tài liệu, thuyết trình về nội dung của buổi gặp mặt. Quần áo chỉnh tề, ngay ngắn, lịch sự. Và cho đến cả tinh thần bạn phải thực sự thoải mái. Hãy trang bị cho mình phong thái chững chạc, khoan thai và tự tin nhất có thể. Hình thức không phải là tất cả nhưng nó quyết định cái nhìn, sự nhận định, đánh giá đầu tiên mà khách hàng và sếp khi nhìn vào bạn và cho rằng bạn đã chuẩn bị rất chu đáo cho buổi gặp mặt lần này.
Luyện tập
Để chắc chắn rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất có thể thì hãy luyện tập. Bạn hoàn toàn có thể luyện tập báo cáo, trình bày vấn đề thật kỹ lưỡng trước khi trình bày.
Đây là điều không thể thiếu trước khi mà mình phải báo cáo, thuyết trình hay trình bày một vấn đề gì đó trước tất cả mọi người. Luyện tập giúp mình tự tin hơn vào bản thân cũng như là 1 trong những việc quan trọng của khâu chuẩn bị như mình đã nói trước đó.
Chủ động
Hãy là người chủ động trình bày vấn đề với khách hàng mà sếp đã giao phó cho bạn trước mà không cần phải nhắc nhở. Ngoài ra thì bạn còn phải để ý đến những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất như chủ động mở cửa xe cho xếp lên xuống, chủ động dẫn đường, chủ động mời sếp và đối tác ngồi.
Kỹ năng “nhậu”
Theo mình thì đây không phải là kỹ năng bắt buộc bạn phải có nhưng nếu có thì rất tốt vì đây có thể là hành động diễn ra xuyên suốt cuộc gặp mặt với đối tác, khách hàng. Thật đáng tiếc nếu như trên bàn ăn, mọi người nói chuyện vui vẻ, nâng chén với nhau mà bạn chỉ ngồi im xem.
Đặc biệt là thực tế ở Việt Nam ngày nay thì những bữa tiệc hay vài cuộc nhậu sẽ giúp tất cả chúng ta gần nhau hơn. Song bạn cần lưu ý vì chén rượu có sức tác động cũng như một con dao 2 lưỡi. Nếu làm tốt, mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Ngược lại, nếu để chén rượu đưa bạn đi xa, bạn sẽ nhận lấy thất bại nặng nề. Bởi vậy mà không sai khi nói rằng cách cư xử của bạn trong một bữa nhậu sẽ ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến sự nghiệp sau này.
Mình xin phép được gắn kèm link một bài viết trên Noron đã thảo luận về vấn đề này từ những bạn đã có kinh nghiệm để bạn có thể tham khảo và học tập nhé:
Ok, đó là chia sẻ của mình và mình mong nó sẽ hữu ích với tất cả mọi người ^^
Poli Sali
Lưu về vị trí ngồi
Khi bạn đến dự một bữa tiệc nhậu với sếp hoặc khách hàng của mình, hãy lưu ý về vị trí ngồi. Nói cách khác, bạn phải cẩn thận nơi bạn ngồi, nên tránh những vị trí trung tâm của bữa tiệc, chỉ nên ngồi xung quanh nó.
Chờ sếp khơi mào trước rồi mới đến mình đi mời rượu
Bước đầu tiên khi nhập vào bàn tiệc là phải chuẩn bị muỗng, đũa, chén, ly,… trước.
Rót rượu ½ ly, chờ các sếp khơi mào. Không mời lãnh đạo bên khách trước khi sếp mời và phải chờ người cấp cao hơn mình mời hết rồi đến lượt mình. Trong thời gian đó có thể nói chuyện với cấp dưới bên kia.
Chủ động rót rượu, mời các vị cấp cao trước khi họ mời mình, đây được xem là một sự tôn trọng đến những người có chức vụ cao trong công ty và đối tác.
Cách rót rượu bia sao cho chuẩn trên bàn tiệc
Giữ ly bằng cả hai tay khi rót rượu, đây là luật tuyệt đối phải làm khi rót rượu, bia cho cấp trên, bạn hãy cầm bằng cả hai tay để thể hiện sự kính trọng, lịch sự. Sẽ rất bất lịch sự nếu cầm một tay và rót.
Nếu rót bia nên để tỉ lệ 7 bia 3 bọt như thế chất lượng bia mới tốt.
Hãy uống nhiều nhất có thể
Khi nâng ly chúc mừng hãy uống nhiều nhất có thể để thể hiện sự nhiệt tình của mình nhé.
Chủ động gọi nhắc thức ăn lên bàn
Khi bạn gọi đồ hãy nhớ những gì mình đã gọi, khi đồ lên hãy nhẩm lại mọi thứ xem nhân viên đã mang đủ mọi thứ lên chưa, nếu chưa đủ hãy nhắc nhở nhân viên với thái độ thân thiện.
Chủ động gắp thức ăn cho sếp và đối tác
Trong các bữa tiệc nhậu, các món ăn trong đĩa thường được dọn ra, nhưng trong nhiều trường hợp, cách bày đĩa thức ăn của bạn nhân viên sẽ không hợp lý. Lúc này, bạn nên chủ động gắp, chia thức ăn cho những người quan trọng trên bàn tiệc.
Lưu ý, khi chia đồ ăn, không dùng đũa của chính mình mà hãy dùng một đôi đũa riêng. Đó chính là một trong những
Hãy để ý đến đồ uống của sếp
Bạn nên để mắt đến đồ uống của sếp và đối tác trên bàn tiệc. Về cơ bản, bạn cần rót đồ uống trên bàn cho sếp hoặc nghe gọi đồ uống mới ngay trước khi hết đồ uống.
Một điều nữa mà bạn phải cẩn thận ở đây là tôn trọng ý muốn của những khách trên bàn nhậu. Trước khi rót rượu mới vào cốc, hãy hỏi lại cấp trên có chắc chắn muốn uống loại rượu đó không. Nếu cấp trên nói muốn uống một loại rượu mới, hãy gọi một loại rượu mới.
Đặt sếp làm trung tâm
Khi đi tiếp khách, nếu thấy sếp không ổn phải đứng ra ngay thay sếp uống, mời chào đối tác, khách hàng. Thấy sếp có hiện tượng muốn về là chuẩn bị xin phép về ngay, khi sếp ra khỏi cửa bạn phải có mặt đằng sau để ra xe cùng sếp. Nhiều bạn hăng uống quên cả sếp, để sếp ra xe chờ là điều tối kỵ.
Một số biện pháp giúp bạn đỡ say hơn:
Huỳnh Anh
Như mình thì đi tiếp khách với sếp ngoài công việc ra thì cái cần lưu ý nữa là trên bàn ăn.
==> Đó là một số lưu ý mình dành cho bạn khi ở trên bàn tiệc với tư cách là trợ lý của sếp, cùng sếp đi gặp khách hàng.
long hva