Kiểu nhân vật cặp đôi trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer - Mark Twain

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.1.1. Sự đổi mới của văn học Ngay trong chủ nghĩa lãng mạn ở châu Âu những năm 1840, đã xuất hiện nhiều yếu tố hiện thực, và dần dần, chủ nghĩa hiện thực bắt đầu được coi trọng hơn chủ nghĩa khách quan. Đó cũng một phần do các nguyên nhân về mặt xã hội: - Xã hội tư bản, cuộc sống đòi hỏi phải quan tâm đến các công việc, sự kiện, sự hiểu biết thực tế, như vậy, văn học cần phải có tinh thần thực tiễn để đối diện với sự việc có thực trước mắt. - Những tiến bộ khoa học kĩ thuật phát sinh nhu cầu hiểu biết chân lí chuẩn xác. Thời đại phát triển công nghiệp đòi hỏi sự tính toán cẩn thận. Văn học Mỹ cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn học Tây Âu, vì vậy nó cũng không nằm ngoại phạm vi của xu hướng hiện thực. Tuy vậy, riêng ở Mỹ còn có thêm những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự đổi mới diện mạo của văn học thời kì này như sau: - Việc di dân về miền Tây khiến dân chúng bắt đầu ham muốn các nguồn lợi vật chất. - Hệ thống đường xá, xe lửa, kênh rạch phát triển làm gia tăng quan hệ giao tiếp giữa vùng đất cũ và đất mới, nảy sinh nhu cầu tìm hiểu thực tế vùng đất mới. - Cuộc chiến tranh Nam Bắc đẫm máu kéo dài 4 năm (1861 – 1865) khiến cho người lính không còn mang ảo tưởng hiệp sĩ lãng mạn. Họ bi quan về số phận con người và cuộc sống. - Sự thắng lợi của miền Bắc đã lập lại khối liên hiệp thống nhất nước Mỹ, đã kích thích người Mỹ muốn tìm hiểu đất nước của họ - một đất nước đa dạng và rộng rãi sẽ làm nên sức mạnh quốc gia từ nay về sau. - Người Mỹ ít chú ý đến quê hương mà quan tâm đến cả lục địa giàu tài nguyên và phẩm chất con người. Như vậy, nhà văn cần hiểu rằng, mọi người chú ý đến cảnh vật, đặc điểm sắc tộc, phong tục truyền thống, khát vọng mỗi miền và họ nhận thấy văn học cần đáp ứng nhu cầu đó. Thời kì này nở rộ các tác phẩm “địa phương” dưới hình thức truyện vừa, gần như một trường phái, người Mỹ gọi là “Local colourschool”. Nó chưa hẳn là chủ nghĩa hiện thực, bởi vẫn còn xen kẽ tình cảm vay mượn ở các tác phẩm lãng mạn. Sự quan tâm quá mức đến vẻ đẹp bề ngoài làm giảm bớt giá trị chân thực của bức tranh đời sống (Dẫn theo [1]). 1.1.2. Văn học Mỹ giai đoạn chuyển tiếp (Giai đoạn này nổi lên là truyện vừa và tiểu thuyết theo cảm hứng địa phương) Đi ra khỏi chiến tranh, người Mỹ muốn tự tìm hiểu mình, về đất nước mình, rồi ngạc nhiên phát hiện ra cảnh quan đẹp nhất của các địa phương là California được miêu tả trong tiểu thuyết “The Luck of Roaring Camp” của nhà văn Bret Harte. Harte viết nhiều về những vẻ đẹp đất nước Mỹ, khi cảm hứng cạn nguồn, ông được cử làm lãnh sự ở một nước châu Âu và chẳng bao giờ quay trở lại nước Mỹ nữa. Tính chất mới mẻ của thể loại đã tạo nên sự ngạc nhiên và thích thú trong đông đảo công chúng văn học. Thế là hình thành một trường phái các nhà văn địa phương, họ ra sức khai thác màu sắc địa phương của các bang. Cái đẹp của thiên nhiên cùng với phong vị tập quán đặc thù làm cho văn học có một bước phát triển mới. Có thể kể thêm một số nhà văn và tác phẩm: Helen Hunt Jackson với The Red City và The Youth of Washington, James Lane Allen với cuốn The Choir invisible, Charles Chaddock và cuốn Poor Whites (Dẫn theo [1]).Tuy nhiên, ở giai đoạn này cũng cần nhắc đến Mark Twain và cảm hứng humour nữa (Xin được trình bày ở phần sau). 1.2. Mark Twain và tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer Như đã nhắc đến ở trên, Mark Twain là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Mỹ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Ông là đại diện cho lối viết châm biếm và các tác phẩm của ông hầu hết đều mang cảm hứng humour. Vậy, cảm hứng humour là gì? Humour không phải là chủ nghĩa hiện thực, nhưng thường đi theo chủ nghĩa hiện thực và tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực phát triển. Nó có nguồn gốc từ chất hài hước Anglo – Saxon ở Anh, với nghĩa là cái đáng buồn cười mà lại diễn đạt theo một hình thức nghiêm chỉnh. Thi pháp của nó là lối “đùa không cười”, hay nói đúng hơn là tiếng cười không bật ra thoải mái, bất ngờ khi có sự tồn tại song song của nội dung phi lí, thô tục, quá đáng và cái hình thức giả dạng nghiêm túc, chuẩn xác, hợp lí (Dẫn theo [1]). Còn sau đây, chúng tôi xin được trình bày đôi nét về nhà văn Mark Twain cũng như tác phẩm tiêu biểu của ông được nghiên cứu trong đề tài này: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer. 1.2.1. Mark Twain (1835 – 1910) a. Cuộc đời Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh ngày 30 tháng 11 năm 1835, mất ngày 21 tháng 4 năm 1910, nổi tiếng với vai trò là một nhà văn, tiểu thuyết gia cũng như là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Cha của ông – John Marshall Clemens – là một luật sư. Năm 1870, Mark Twain kết hôn với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh Olivia Langdon thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư ông viết cho bà, về sau lại được thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Sau này, các người con của Mark Twain cũng được ra đời tại đây: Con trai Langdon chết non vào năm 1872, ba cô con gái Susy, Clara và Jean chào đời trong các năm từ 1872 đến 1880. Năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford (Dẫn theo [5]). Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thiết lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" và "Độc Thoại của Vua Leopold" (Dẫn theo [5]). Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909 (Dẫn theo [5]). b. Sự nghiệp Mark Twain được coi là người đã khai sinh ra nền văn học hiện đại Mỹ (theo Ernest Hemingway) hay là Lincoln của văn học Mỹ theo cách gọi của William Dean Howells. Được biết đến là một nhà văn trào phúng nổi tiếng, Mark Twain không còn quá xa lạ với bạn đọc thế giới với những tác phẩm đậm tính châm biếm hay bút pháp miêu tả tâm lý xã hội khéo léo. Vì vậy, ngòi bút của ông đã dần trở thành vũ khí sắc bén, là tiếng nói đại diện đứng lên chống sự áp bức của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chính sách phân biệt chủng tộc tại Mỹ bấy giờ (Dẫn theo [2]). Mark Twain đã cống hiến cho kho tàng văn học thế giới nhiều tuyệt tác, trong đó phải kể đến: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Bi kịch của Pudd’nhead Wilson, Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras… 1.2.3. Tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The adventures of Tom Sawyer, năm 1876) được coi là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Mark Twain bởi bút pháp độc đáo trong miêu tả tâm lý, cử chỉ, hành động nhân vật cũng như giọng văn lúc dí dỏm, lúc lên án sâu cay sự thối nát của xã hội bấy giờ. Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là cuốn tiểu thuyết kể về cậu bé Tom Sawyer và người bạn thân Huckleberry Finn (hay còn gọi là Huck). Tom là một cậu bé tinh nghịch, thông minh, ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng. Tom sống với dì Poly, được dạy dỗ, chăm sóc, học hành đầy đủ nhưng rất hay trốn học và khơi mào cho những trò nghịch tinh quái. Khác với Tom, Huck lớn lên như một bụi cây dại giữa rừng, thích sự tự do, chán ghét những khuôn mẫu bó buộc, trung thực, sẵn sàng hy sinh vì bè bạn. Trong một lần đi chơi với nhau, Tom và Huck đã phát hiện ra một vụ giết người cướp của. Sau rất nhiều lần đấu tranh nội tâm, Tom đã dũng cảm đứng lên làm chứng, vạch trần tội ác của kẻ giết người và cứu người bị oan. Qua những trang sách sinh động, đầy kịch tính, hình ảnh của những đứa trẻ không chỉ biết đùa vui, phiêu lưu khám phá mà còn nhận thức đúng đắn về các thói xấu, những kẻ tham lam, tàn bạo càng khiến tác phẩm chiếm được cảm tình của nhiều người [5]. 1.3. Kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học 1.3.1. Kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học Trong cuộc sống, khi nhìn nhận một vấn đề, một sự vật hiện tượng nào, chúng ta cũng cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh, từ đó mới thấy rõ được mối quan hệ, sự tác động qua lại hay chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, bởi không có gì là hoàn hảo. Lại nhắc đến nhân vật cặp đôi trong văn học, có lẽ sự hình thành của nó cũng cần phải đặt trong quy luật, quan điểm toàn diện kể trên. Chính vì trong đời sống không có ai là hoàn mĩ nên trong văn học, việc các nhà văn không xây dựng các nhân vật có tính cách toàn vẹn là hoàn toàn có cơ sở. Chính bởi sự không toàn vẹn ấy nên mới cần tạo lập các mối quan hệ bổ sung giữa các nhân vật, không có nhân vật tồn tại độc lập. Các nhân vật buộc phải tồn tại trong một hệ thống nhân vật, song hành, bổ sung hay đối lập với các nhân vật khác, cùng giúp cho tác phẩm được hoàn thiện (Dẫn theo [6]). Như vậy, kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học là một cách thức tổ chức nhân vật đặc biệt và quan trọng, qua đó mà chủ đề của tác phẩm cũng như chủ ý của tác giả được thể hiện rõ ràng nhất. Nhân vật cặp đôi trong tác phẩm văn học có lẽ được hình thành dựa trên hiện tượng cuộc sống “doppelngange”. “Doppelganger” là một từ có gốc xuất phát từ tiếng Đức nghĩa là kẻ song trùng, tức cùng tồn tại (có thể không cùng một thời điểm lịch sử) có ngoại hình giống nhau dù chẳng có liên quan họ hàng gì. “Doppelganger” đôi lúc còn được gọi là "quỷ sinh đôi’, ám chỉ rằng chúng có thể sẽ cố gắng cung cấp lời khuyên cho người mà chúng ám ảnh, nhưng lời khuyên đó có thể gây lầm lạc và rất hiểm độc. Chúng cũng có thể gieo vào đầu óc nạn nhân những ý tưởng nham hiểm hoặc đẩy họ vào trạng thái mất lý trí. Chủ đề về kẻ song trùng đã có một lịch sử lâu dài, đặc biệt trong văn học, ở những câu chuyện Gothic, các nhân vật chính đã bị ma ám và bám đuổi bởi các bản sao xấu xa giống hệt họ (Xem thêm [4]). Từ hiện tượng kể trên, các tác giả đã khai thác chất liệu ấy để đưa vào văn học, hình thành nên những kiểu cặp nhân vật luôn song hành với nhau, có khi bổ sung cho nhau, có khi lại đối nghịch, bài trừ lẫn nhau. 1.3.2. Các cặp nhân vật văn học tiêu biểu Từ trước đến nay, từ văn học nước nhà cho đến văn học thế giới, chúng ta đã bắt gặp khá nhiều tác giả xây dựng các cặp nhân vật cho tác phẩm của mình. Ngay trong văn học dân gian Việt Nam, ít ai có thể quên được hình tượng cô Tấm thảo hiền đi kèm hình tượng cô Cám độc ác, thủ đoạn, hay bên cạnh chàng Thạch Sanh chăm chỉ, thật thà lại là gã Lí Thông gian tà, hám lợi, chà đạp công lí… Có thể nói, cách xây dựng cặp đôi nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam đã phần nào nói lên ý thức nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều của con người xưa. Thêm nữa, chúng ta phải kể đến tác phẩm kinh điển Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, có Lưu Bị “tuyệt nhân” bên cạnh Tào Tháo “tuyệt gian”; hay cặp nhân vật ấn tượng trong sáng tác của Cervantes: Don Quijote và giám mã Sancho Pansa trong Donquijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche; hay gần gũi hơn với đề tài – đó là những cặp nhân vật trong sáng tác của Mark Twain. Nếu như trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Mark Twain xây dựng cặp đôi nhân vật Huck và Jim đầy tương phản, đi ngược lại mọi quy tắc của xã hội đương thời (Xem thêm [7, tr66]) thì trong Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, nhà văn lại dành chỗ cho cặp nhân vật bạn thân Tom và Huck. Cặp nhân vật Tom – Huck bên cạnh những điểm tương đồng còn có những mặt đối lập, xin được trình bày rõ hơn ở phần sau. Chương II: Tom Sawyer và Huckleberry Finn – cặp đôi nhân vật độc đáo trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer 2.1. Những điểm khác biệt Bản thân cặp đôi Tom và Huck là hiện thân của sự song hành đối lập. Nếu như Tom sống với dì Polly, được dạy dỗ, cho đi học tử tế và quan tâm hết mực thì cậu bạn Huck lại chỉ là chú bé nghèo lang thang, không thể ở được với người cha nát rượu chứ không dám nói đến chuyện đi học. “Huck, dù là một cậu bé da trắng hẳn hoi, nhưng xuất thân nghèo khổ, là một đứa trẻ dưới đáy của xã hội, không gia đình, không được giáo dục, và cũng chưa khi nào được thật sự yêu thương hay tôn trọng. Huck không phải nô lệ, nhưng thực chất cũng suýt chút nữa sống đời sống “nô lệ”: “nô lệ” của xã hội văn minh, của những quy tắc ứng xử, của trường học chủ nhật, của giáo lý nhà thờ…” [7, tr.66] 2.2. Những điểm giống nhau Dù bị cấm đoán không được chơi với Huck, nhưng Tom vẫn coi Huck là người bạn quan trọng nhất, có lẽ bởi những điểm chung đã đánh bật được những rào cản giữa cặp nhân vật này. Hai cậu bé ấy đều rất thông minh, tốt bụng, có tấm lòng nghĩa hiệp, quả cảm. Đặc biệt hơn, Tom Sawyer dù được nuôi nấng bởi “văn minh” nhưng lại quay lưng lại những thủ tục rườm rà của “văn minh”, ghét ăn mặc chải chuốt: “Tom thấy hết sức bực bội khó chịu thật vì trong tất cả những quần áo và cái sạch sẽ nõn nà kia có một cái gì gò bó làm Tom thấy không thoải mái. Tom hy vọng Mary sẽ quên đôi giầy nhưng hy vọng đó cũng tiêu tan nốt. Mary lấy mỡ bò bôi kín đôi giầy lộn như người ta vẫn thường làm lúc bấy giờ, rồi mang ra cho Tom. Tom cáu, nói mình lúc nào cũng phải làm những việc mình không thích làm….” [3, tr.69]. Tom thích được tự do như Huck. Qua những ngày tháng đồng hành, qua những cuộc phiêu lưu, dần dần người đọc đều có thể nhận thấy sự biến đổi qua lại giữa cặp đôi nhân vật Tom và Huck. Điển hình thể hiện ở chi tiết Tom đứng ra làm chứng, vạch trần tội ác của tên Joe da đỏ. Nếu như lúc Tom ra làm chứng tại phiên tòa, Huck biết được rất giận vì Tom đã bội ước, không sợ lời thề bị chết mục đã được kí bằng máu của cả hai, thì lúc từ đảo Jackson trở về để báo cáo chỗ trốn của tên Joe, Huck đã dũng cảm cùng Tom đối mặt. Có thể thấy, sau khi phả bỏ lời thề, Tom không bị sao cả, có nghĩa là chính Tom lúc này đã phủ nhận cái mê tín, để rồi sau đó Huck cũng không tin vào những lời thề mê tín ấy nữa. 2.3. Lý tưởng nhân văn qua việc xây dựng cặp đôi nhân vật Tom – Huck Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là quyển tiểu thuyết viết về trẻ em nhưng lại chứa đựng những thông điệp khiến người lớn phải suy ngẫm. Thông qua những xúc cảm trong trẻo và bộc trực chỉ có thể có ở trẻ thơ, tác giả còn muốn phê phán một số quy ước được người lớn phục tùng, muốn đánh giá lại một số giá trị được xã hội đương thời thừa nhận, cái xã hội, theo ông làm cho vẻ tươi mát, hồn nhiên trong tâm hồn các em bị nhợt nhạt, thui diệt và cái lành mạnh, cái thiện trong tâm hồn người lớn bị hủy diệt. Sự tương phản thấm đượm tư tưởng trên dường như quán triệt toàn tác phẩm. Cuộc sống uể oải của thị trấn Xên Pitoxbo buồn chán đối lập với cuộc sống sôi nổi, đầy những trò tinh nghịch, những cuộc phiêu lưu kỳ thú của các em; sự thiển cận, khuôn sáo của người lớn, của những cô cậu bé “gương mẫu” đối lập với trí tưởng tượng mãnh liệt, phóng khoáng của những chú bé bất trị; không khí ngột ngạt của nhà thờ, nhà trường đè nén con người bằng những thành kiến ngu muội; những kiến thức cũ mòn đối lập với thiên nhiên bao la, diễm lệ, đầy bí ẩn, luôn luôn tươi mát và trong sáng… [3, tr.8]. Bên cạnh đó, Mark Twain còn muốn lên án những khuôn mẫu sáo rỗng của xã hội áp vào con người thông qua hình tượng cặp đôi nhân vật Tom – Huck, thông qua những cuộc phiêu lưu như là kháng cự lại những khuôn mẫu ấy. Hơn nữa, cũng thông qua cặp nhân vật này, tác giả cũng khẳng định đồng tiền trong xã hội bấy giờ đã chi phối con người như thế nào: dù là những đồng tiền bị nguyền rủa nhưng người ta vẫn cần và muốn chiếm được nó, dù cho phải giết người. 2.4. Tiểu kết Tóm lại, cặp đôi nhân vật Tom Sawyer và Huckleberry Finn vừa khác biệt, vừa thống nhất, gắn bó theo nghĩa hai nửa của một cá thể. Chính điều đó đã làm nên sự độc đáo của cặp đôi nhân vật. Đây là một cặp đôi mà nếu thiếu đi nhân vật này thì nhân vật kia mất đi ý nghĩa, họ luôn xuất hiện song hành và nhờ hình tượng nhân vật cặp đôi này mà tiểu thuyết phiêu lưu của Mark Twain mới để lại được dấu ấn riêng.
Trả lời
1.1.1. Sự đổi mới của văn học Ngay trong chủ nghĩa lãng mạn ở châu Âu những năm 1840, đã xuất hiện nhiều yếu tố hiện thực, và dần dần, chủ nghĩa hiện thực bắt đầu được coi trọng hơn chủ nghĩa khách quan. Đó cũng một phần do các nguyên nhân về mặt xã hội: - Xã hội tư bản, cuộc sống đòi hỏi phải quan tâm đến các công việc, sự kiện, sự hiểu biết thực tế, như vậy, văn học cần phải có tinh thần thực tiễn để đối diện với sự việc có thực trước mắt. - Những tiến bộ khoa học kĩ thuật phát sinh nhu cầu hiểu biết chân lí chuẩn xác. Thời đại phát triển công nghiệp đòi hỏi sự tính toán cẩn thận. Văn học Mỹ cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn học Tây Âu, vì vậy nó cũng không nằm ngoại phạm vi của xu hướng hiện thực. Tuy vậy, riêng ở Mỹ còn có thêm những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự đổi mới diện mạo của văn học thời kì này như sau: - Việc di dân về miền Tây khiến dân chúng bắt đầu ham muốn các nguồn lợi vật chất. - Hệ thống đường xá, xe lửa, kênh rạch phát triển làm gia tăng quan hệ giao tiếp giữa vùng đất cũ và đất mới, nảy sinh nhu cầu tìm hiểu thực tế vùng đất mới. - Cuộc chiến tranh Nam Bắc đẫm máu kéo dài 4 năm (1861 – 1865) khiến cho người lính không còn mang ảo tưởng hiệp sĩ lãng mạn. Họ bi quan về số phận con người và cuộc sống. - Sự thắng lợi của miền Bắc đã lập lại khối liên hiệp thống nhất nước Mỹ, đã kích thích người Mỹ muốn tìm hiểu đất nước của họ - một đất nước đa dạng và rộng rãi sẽ làm nên sức mạnh quốc gia từ nay về sau. - Người Mỹ ít chú ý đến quê hương mà quan tâm đến cả lục địa giàu tài nguyên và phẩm chất con người. Như vậy, nhà văn cần hiểu rằng, mọi người chú ý đến cảnh vật, đặc điểm sắc tộc, phong tục truyền thống, khát vọng mỗi miền và họ nhận thấy văn học cần đáp ứng nhu cầu đó. Thời kì này nở rộ các tác phẩm “địa phương” dưới hình thức truyện vừa, gần như một trường phái, người Mỹ gọi là “Local colourschool”. Nó chưa hẳn là chủ nghĩa hiện thực, bởi vẫn còn xen kẽ tình cảm vay mượn ở các tác phẩm lãng mạn. Sự quan tâm quá mức đến vẻ đẹp bề ngoài làm giảm bớt giá trị chân thực của bức tranh đời sống (Dẫn theo [1]). 1.1.2. Văn học Mỹ giai đoạn chuyển tiếp (Giai đoạn này nổi lên là truyện vừa và tiểu thuyết theo cảm hứng địa phương) Đi ra khỏi chiến tranh, người Mỹ muốn tự tìm hiểu mình, về đất nước mình, rồi ngạc nhiên phát hiện ra cảnh quan đẹp nhất của các địa phương là California được miêu tả trong tiểu thuyết “The Luck of Roaring Camp” của nhà văn Bret Harte. Harte viết nhiều về những vẻ đẹp đất nước Mỹ, khi cảm hứng cạn nguồn, ông được cử làm lãnh sự ở một nước châu Âu và chẳng bao giờ quay trở lại nước Mỹ nữa. Tính chất mới mẻ của thể loại đã tạo nên sự ngạc nhiên và thích thú trong đông đảo công chúng văn học. Thế là hình thành một trường phái các nhà văn địa phương, họ ra sức khai thác màu sắc địa phương của các bang. Cái đẹp của thiên nhiên cùng với phong vị tập quán đặc thù làm cho văn học có một bước phát triển mới. Có thể kể thêm một số nhà văn và tác phẩm: Helen Hunt Jackson với The Red City và The Youth of Washington, James Lane Allen với cuốn The Choir invisible, Charles Chaddock và cuốn Poor Whites (Dẫn theo [1]).Tuy nhiên, ở giai đoạn này cũng cần nhắc đến Mark Twain và cảm hứng humour nữa (Xin được trình bày ở phần sau). 1.2. Mark Twain và tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer Như đã nhắc đến ở trên, Mark Twain là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Mỹ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Ông là đại diện cho lối viết châm biếm và các tác phẩm của ông hầu hết đều mang cảm hứng humour. Vậy, cảm hứng humour là gì? Humour không phải là chủ nghĩa hiện thực, nhưng thường đi theo chủ nghĩa hiện thực và tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực phát triển. Nó có nguồn gốc từ chất hài hước Anglo – Saxon ở Anh, với nghĩa là cái đáng buồn cười mà lại diễn đạt theo một hình thức nghiêm chỉnh. Thi pháp của nó là lối “đùa không cười”, hay nói đúng hơn là tiếng cười không bật ra thoải mái, bất ngờ khi có sự tồn tại song song của nội dung phi lí, thô tục, quá đáng và cái hình thức giả dạng nghiêm túc, chuẩn xác, hợp lí (Dẫn theo [1]). Còn sau đây, chúng tôi xin được trình bày đôi nét về nhà văn Mark Twain cũng như tác phẩm tiêu biểu của ông được nghiên cứu trong đề tài này: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer. 1.2.1. Mark Twain (1835 – 1910) a. Cuộc đời Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh ngày 30 tháng 11 năm 1835, mất ngày 21 tháng 4 năm 1910, nổi tiếng với vai trò là một nhà văn, tiểu thuyết gia cũng như là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Cha của ông – John Marshall Clemens – là một luật sư. Năm 1870, Mark Twain kết hôn với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh Olivia Langdon thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư ông viết cho bà, về sau lại được thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Sau này, các người con của Mark Twain cũng được ra đời tại đây: Con trai Langdon chết non vào năm 1872, ba cô con gái Susy, Clara và Jean chào đời trong các năm từ 1872 đến 1880. Năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford (Dẫn theo [5]). Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thiết lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" và "Độc Thoại của Vua Leopold" (Dẫn theo [5]). Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909 (Dẫn theo [5]). b. Sự nghiệp Mark Twain được coi là người đã khai sinh ra nền văn học hiện đại Mỹ (theo Ernest Hemingway) hay là Lincoln của văn học Mỹ theo cách gọi của William Dean Howells. Được biết đến là một nhà văn trào phúng nổi tiếng, Mark Twain không còn quá xa lạ với bạn đọc thế giới với những tác phẩm đậm tính châm biếm hay bút pháp miêu tả tâm lý xã hội khéo léo. Vì vậy, ngòi bút của ông đã dần trở thành vũ khí sắc bén, là tiếng nói đại diện đứng lên chống sự áp bức của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chính sách phân biệt chủng tộc tại Mỹ bấy giờ (Dẫn theo [2]). Mark Twain đã cống hiến cho kho tàng văn học thế giới nhiều tuyệt tác, trong đó phải kể đến: Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Bi kịch của Pudd’nhead Wilson, Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras… 1.2.3. Tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The adventures of Tom Sawyer, năm 1876) được coi là tác phẩm thành công nhất của nhà văn Mark Twain bởi bút pháp độc đáo trong miêu tả tâm lý, cử chỉ, hành động nhân vật cũng như giọng văn lúc dí dỏm, lúc lên án sâu cay sự thối nát của xã hội bấy giờ. Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là cuốn tiểu thuyết kể về cậu bé Tom Sawyer và người bạn thân Huckleberry Finn (hay còn gọi là Huck). Tom là một cậu bé tinh nghịch, thông minh, ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng. Tom sống với dì Poly, được dạy dỗ, chăm sóc, học hành đầy đủ nhưng rất hay trốn học và khơi mào cho những trò nghịch tinh quái. Khác với Tom, Huck lớn lên như một bụi cây dại giữa rừng, thích sự tự do, chán ghét những khuôn mẫu bó buộc, trung thực, sẵn sàng hy sinh vì bè bạn. Trong một lần đi chơi với nhau, Tom và Huck đã phát hiện ra một vụ giết người cướp của. Sau rất nhiều lần đấu tranh nội tâm, Tom đã dũng cảm đứng lên làm chứng, vạch trần tội ác của kẻ giết người và cứu người bị oan. Qua những trang sách sinh động, đầy kịch tính, hình ảnh của những đứa trẻ không chỉ biết đùa vui, phiêu lưu khám phá mà còn nhận thức đúng đắn về các thói xấu, những kẻ tham lam, tàn bạo càng khiến tác phẩm chiếm được cảm tình của nhiều người [5]. 1.3. Kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học 1.3.1. Kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học Trong cuộc sống, khi nhìn nhận một vấn đề, một sự vật hiện tượng nào, chúng ta cũng cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh, từ đó mới thấy rõ được mối quan hệ, sự tác động qua lại hay chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, bởi không có gì là hoàn hảo. Lại nhắc đến nhân vật cặp đôi trong văn học, có lẽ sự hình thành của nó cũng cần phải đặt trong quy luật, quan điểm toàn diện kể trên. Chính vì trong đời sống không có ai là hoàn mĩ nên trong văn học, việc các nhà văn không xây dựng các nhân vật có tính cách toàn vẹn là hoàn toàn có cơ sở. Chính bởi sự không toàn vẹn ấy nên mới cần tạo lập các mối quan hệ bổ sung giữa các nhân vật, không có nhân vật tồn tại độc lập. Các nhân vật buộc phải tồn tại trong một hệ thống nhân vật, song hành, bổ sung hay đối lập với các nhân vật khác, cùng giúp cho tác phẩm được hoàn thiện (Dẫn theo [6]). Như vậy, kiểu nhân vật cặp đôi trong văn học là một cách thức tổ chức nhân vật đặc biệt và quan trọng, qua đó mà chủ đề của tác phẩm cũng như chủ ý của tác giả được thể hiện rõ ràng nhất. Nhân vật cặp đôi trong tác phẩm văn học có lẽ được hình thành dựa trên hiện tượng cuộc sống “doppelngange”. “Doppelganger” là một từ có gốc xuất phát từ tiếng Đức nghĩa là kẻ song trùng, tức cùng tồn tại (có thể không cùng một thời điểm lịch sử) có ngoại hình giống nhau dù chẳng có liên quan họ hàng gì. “Doppelganger” đôi lúc còn được gọi là "quỷ sinh đôi’, ám chỉ rằng chúng có thể sẽ cố gắng cung cấp lời khuyên cho người mà chúng ám ảnh, nhưng lời khuyên đó có thể gây lầm lạc và rất hiểm độc. Chúng cũng có thể gieo vào đầu óc nạn nhân những ý tưởng nham hiểm hoặc đẩy họ vào trạng thái mất lý trí. Chủ đề về kẻ song trùng đã có một lịch sử lâu dài, đặc biệt trong văn học, ở những câu chuyện Gothic, các nhân vật chính đã bị ma ám và bám đuổi bởi các bản sao xấu xa giống hệt họ (Xem thêm [4]). Từ hiện tượng kể trên, các tác giả đã khai thác chất liệu ấy để đưa vào văn học, hình thành nên những kiểu cặp nhân vật luôn song hành với nhau, có khi bổ sung cho nhau, có khi lại đối nghịch, bài trừ lẫn nhau. 1.3.2. Các cặp nhân vật văn học tiêu biểu Từ trước đến nay, từ văn học nước nhà cho đến văn học thế giới, chúng ta đã bắt gặp khá nhiều tác giả xây dựng các cặp nhân vật cho tác phẩm của mình. Ngay trong văn học dân gian Việt Nam, ít ai có thể quên được hình tượng cô Tấm thảo hiền đi kèm hình tượng cô Cám độc ác, thủ đoạn, hay bên cạnh chàng Thạch Sanh chăm chỉ, thật thà lại là gã Lí Thông gian tà, hám lợi, chà đạp công lí… Có thể nói, cách xây dựng cặp đôi nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam đã phần nào nói lên ý thức nhìn nhận sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều của con người xưa. Thêm nữa, chúng ta phải kể đến tác phẩm kinh điển Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, có Lưu Bị “tuyệt nhân” bên cạnh Tào Tháo “tuyệt gian”; hay cặp nhân vật ấn tượng trong sáng tác của Cervantes: Don Quijote và giám mã Sancho Pansa trong Donquijote nhà quý tộc tài ba xứ Manche; hay gần gũi hơn với đề tài – đó là những cặp nhân vật trong sáng tác của Mark Twain. Nếu như trong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Mark Twain xây dựng cặp đôi nhân vật Huck và Jim đầy tương phản, đi ngược lại mọi quy tắc của xã hội đương thời (Xem thêm [7, tr66]) thì trong Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, nhà văn lại dành chỗ cho cặp nhân vật bạn thân Tom và Huck. Cặp nhân vật Tom – Huck bên cạnh những điểm tương đồng còn có những mặt đối lập, xin được trình bày rõ hơn ở phần sau. Chương II: Tom Sawyer và Huckleberry Finn – cặp đôi nhân vật độc đáo trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer 2.1. Những điểm khác biệt Bản thân cặp đôi Tom và Huck là hiện thân của sự song hành đối lập. Nếu như Tom sống với dì Polly, được dạy dỗ, cho đi học tử tế và quan tâm hết mực thì cậu bạn Huck lại chỉ là chú bé nghèo lang thang, không thể ở được với người cha nát rượu chứ không dám nói đến chuyện đi học. “Huck, dù là một cậu bé da trắng hẳn hoi, nhưng xuất thân nghèo khổ, là một đứa trẻ dưới đáy của xã hội, không gia đình, không được giáo dục, và cũng chưa khi nào được thật sự yêu thương hay tôn trọng. Huck không phải nô lệ, nhưng thực chất cũng suýt chút nữa sống đời sống “nô lệ”: “nô lệ” của xã hội văn minh, của những quy tắc ứng xử, của trường học chủ nhật, của giáo lý nhà thờ…” [7, tr.66] 2.2. Những điểm giống nhau Dù bị cấm đoán không được chơi với Huck, nhưng Tom vẫn coi Huck là người bạn quan trọng nhất, có lẽ bởi những điểm chung đã đánh bật được những rào cản giữa cặp nhân vật này. Hai cậu bé ấy đều rất thông minh, tốt bụng, có tấm lòng nghĩa hiệp, quả cảm. Đặc biệt hơn, Tom Sawyer dù được nuôi nấng bởi “văn minh” nhưng lại quay lưng lại những thủ tục rườm rà của “văn minh”, ghét ăn mặc chải chuốt: “Tom thấy hết sức bực bội khó chịu thật vì trong tất cả những quần áo và cái sạch sẽ nõn nà kia có một cái gì gò bó làm Tom thấy không thoải mái. Tom hy vọng Mary sẽ quên đôi giầy nhưng hy vọng đó cũng tiêu tan nốt. Mary lấy mỡ bò bôi kín đôi giầy lộn như người ta vẫn thường làm lúc bấy giờ, rồi mang ra cho Tom. Tom cáu, nói mình lúc nào cũng phải làm những việc mình không thích làm….” [3, tr.69]. Tom thích được tự do như Huck. Qua những ngày tháng đồng hành, qua những cuộc phiêu lưu, dần dần người đọc đều có thể nhận thấy sự biến đổi qua lại giữa cặp đôi nhân vật Tom và Huck. Điển hình thể hiện ở chi tiết Tom đứng ra làm chứng, vạch trần tội ác của tên Joe da đỏ. Nếu như lúc Tom ra làm chứng tại phiên tòa, Huck biết được rất giận vì Tom đã bội ước, không sợ lời thề bị chết mục đã được kí bằng máu của cả hai, thì lúc từ đảo Jackson trở về để báo cáo chỗ trốn của tên Joe, Huck đã dũng cảm cùng Tom đối mặt. Có thể thấy, sau khi phả bỏ lời thề, Tom không bị sao cả, có nghĩa là chính Tom lúc này đã phủ nhận cái mê tín, để rồi sau đó Huck cũng không tin vào những lời thề mê tín ấy nữa. 2.3. Lý tưởng nhân văn qua việc xây dựng cặp đôi nhân vật Tom – Huck Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là quyển tiểu thuyết viết về trẻ em nhưng lại chứa đựng những thông điệp khiến người lớn phải suy ngẫm. Thông qua những xúc cảm trong trẻo và bộc trực chỉ có thể có ở trẻ thơ, tác giả còn muốn phê phán một số quy ước được người lớn phục tùng, muốn đánh giá lại một số giá trị được xã hội đương thời thừa nhận, cái xã hội, theo ông làm cho vẻ tươi mát, hồn nhiên trong tâm hồn các em bị nhợt nhạt, thui diệt và cái lành mạnh, cái thiện trong tâm hồn người lớn bị hủy diệt. Sự tương phản thấm đượm tư tưởng trên dường như quán triệt toàn tác phẩm. Cuộc sống uể oải của thị trấn Xên Pitoxbo buồn chán đối lập với cuộc sống sôi nổi, đầy những trò tinh nghịch, những cuộc phiêu lưu kỳ thú của các em; sự thiển cận, khuôn sáo của người lớn, của những cô cậu bé “gương mẫu” đối lập với trí tưởng tượng mãnh liệt, phóng khoáng của những chú bé bất trị; không khí ngột ngạt của nhà thờ, nhà trường đè nén con người bằng những thành kiến ngu muội; những kiến thức cũ mòn đối lập với thiên nhiên bao la, diễm lệ, đầy bí ẩn, luôn luôn tươi mát và trong sáng… [3, tr.8]. Bên cạnh đó, Mark Twain còn muốn lên án những khuôn mẫu sáo rỗng của xã hội áp vào con người thông qua hình tượng cặp đôi nhân vật Tom – Huck, thông qua những cuộc phiêu lưu như là kháng cự lại những khuôn mẫu ấy. Hơn nữa, cũng thông qua cặp nhân vật này, tác giả cũng khẳng định đồng tiền trong xã hội bấy giờ đã chi phối con người như thế nào: dù là những đồng tiền bị nguyền rủa nhưng người ta vẫn cần và muốn chiếm được nó, dù cho phải giết người. 2.4. Tiểu kết Tóm lại, cặp đôi nhân vật Tom Sawyer và Huckleberry Finn vừa khác biệt, vừa thống nhất, gắn bó theo nghĩa hai nửa của một cá thể. Chính điều đó đã làm nên sự độc đáo của cặp đôi nhân vật. Đây là một cặp đôi mà nếu thiếu đi nhân vật này thì nhân vật kia mất đi ý nghĩa, họ luôn xuất hiện song hành và nhờ hình tượng nhân vật cặp đôi này mà tiểu thuyết phiêu lưu của Mark Twain mới để lại được dấu ấn riêng.