Kiến trúc nhà ở người Ê-đê

  1. Văn hóa

https://cdn.noron.vn/2021/07/01/yd3ytsrotsqhybb97b97va2-eq7a49-bzrbtptdspd99p1yvd-orpg2zc6ibduy7goftpzrt8yq7qwi0rdge0s7zlwrdfru-71nwueh0rv6rqpot0wqtnutlufzgzhqpgkc-1625129568-1625129568.jpg

1.Quan niệm về nhà ở của người Ê Đê

Theo quan niệm của người Ê Đê ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của gia đình mà còn thee hiện phong cách,nếp sống, sự giàu sang, đẳng cấp của gia đình đó trong cộng đồng. Từ bao đời nay ngôi nhà đã đi vào truyền thuyết, sử thi, cuốc sống của đồng bào. Đây chính là nơi sinh sống cảu nhiều thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà dài còn thể hiện yếu tố tâm linh, việc hình thành ngôi nhà là vấn đề quan trọng nó được thể hiện từ chỗ chủ nhà mời thầy cúng chọn đất dựng nhà đến khi làm các chi tiết trên từng cột nhà nhất là cột khách, cột chiêng, cầu thang... và bà chủ luôn là người chặt nhát dao đầu tiên cũng như cuối cùng lên vật dựng làm nhà. Nhà dài là một không gian kiến trúc đặc trưng cho tín ngưỡng và chế độ mẫu hệ của đồng bào dân tộc Ê đê.

2.Đặc điểm kiến trúc nhà dài người Ê Đê.

  • Địa điểm xây nhà: vùng núi, cao nguyên

  • Hướng nhà: hướng bắc – nam theo tập quán cổ truyền Ê đê. Đầu nhà quay về phía bắc, có cửa chính, đón khách.

  • Vật liệu: Nhà dài làm bằng gỗ loại tốt, vách, sàn làm bằng cây nứa bổ nhỏ, mái lợp tranh.Riêng mái thường lợp bằng cỏ dày trên 20cm. Phần sàn cao hơn mặt đất chừng một mét, dưới để thoáng chứ không chăn nuôi như nhà sàn miền Bắc.

  • Tập tục của người Êđê là con gái cưới chồng, con trai lấy vợ phải về nhà vợ ở, người con trai khi lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Con cái sinh ra mang họ mẹ, khách vào buôn, nhìn độ dài của ngôi nhà là biết nhà đó nhiều hay ít con gái, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Theo tài liệu tại Bảo tàng dân tộc học, xưa kia từng có những nhà dài gần 200m, nhà có các cửa sổ thoáng cách đều nhau để lấy không khí và ánh sáng. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4 đến 5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà

Phần thiết kế được chia làm hai phần chính như sau:

Phần Gak:

Gian đầu tiên khi bước vào nhà được xem như phòng khách và là khu vực dùng cho mọi sinh hoạt chung của gia đình và dòng họ như hội họp, cúng điếu, ăn uống khi nhà có việc hoặc sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng. Đây còn là chỗ ngủ của các chàng trai cho đến khi lấy vợ, hoặc những người vì lý do nào đó rời nhà vợ về ở nhà mẹ.

Có 3 cặp cột chính dùng sắp xếp vị trí của các vật dụng như: Cột chiêng, cột trống tương đương với vị trí ghế dài (Kpan) khoảng 10 đến 20 m (nằm ở bên phải), trống cái. Cột khách, cột chủ tương đương với vị trí của bếp khách. Cuối phòng khách có không gian nhỏ, dành riêng cho khách nữ. Phòng khách bày nhiều đồ trang trí đẹp và của cải quý giá như chum, vại, cồng, chiêng, trống… Ngoài ra nơi đây còn trưng bày một số chiến lợi phẩm sau những cuộc đi săn như: da Hổ, da Báo, Sừng Nai, sừng Min, Nanh Heo,….

Toàn bộ các cột, kèo thường đẽo gọt, trang trí bằng hình ảnh các con vật như voi, ba ba, kỳ đà... tương tự cầu thang, các chi tiết, vật trang trí này luôn được đẽo bằng tay với rìu theo cách thức truyền thống.

Phần ok:

Là chỗ sinh hoạt (ngủ) của vợ chồng chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình. Khi trong nhà có một thành viên nữ lấy chồng thì ngôi nhà lại dài thêm một gian để đôi vợ chồng mới ở.

Không gian và nội thất trong gia đình cũng được phân chia theo hướng Đông và Tây:

  • Phía Đông: chỗ ngủ, được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.

  • Phía Tây: là bếp lửa sinh hoạt cho cả gia đình (trước phòng chủ nhà), bếp riêng của các cặp vợ chồng (đặt trước mỗi cửa phòng) và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

  • Kho lúa của gia đình: để ở sau cùng, được tách rời khỏi không gian nhà trước nhưng nhỏ hơn và có hình dáng như hình vuông. Công cụ lao động, sinh hoạt được người Ê đê để sau nhà hoặc gài bên trong mái.

Sau nhà cũng có sân và cầu thang nhỏ, phục vụ cho các sinh hoạt gia đình. Đây thường là nơi tắm rửa, nấu ăn.

Đặc điểm riêng của nhà dài người Êđê là có hai cầu thang: Cầu thang đực và cầu thang cái.

Ø Cầu thang cái được khắc họa hai bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết biểu trưng cho sự chung thuỷ và uy tín của người phụ nữ trong gia đình, hình hai bầu ngực cùng những hình họa được chạm trổ văn hoa tinh xảo để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến công lao của người phụ nữ, người trụ cột của gia đình. thể hiện tín ngưỡng phồn thực và chế độ mẫu hệ. Đây là cầu thang dành cho phụ nữ và khách.

Ø Ngược lại, cầu thang đực chỉ là một cây gỗ, có 5 đến 7 bậc thang, thô mộc, nhỏ hơn, dành cho đàn ông.

Ø Đầu cầu thang luôn được vuốt cong như hình mũi thuyền độc mộc đang lướt sóng vì người đồng bào luôn tưởng nhớ về các tổ tiên của họ, những người đã đi khai phá vùng đất mới.

Ø Cầu thang có ý nghĩa rất quan trọng và linh thiêng đối với người đồng bào dân tộc Ê Đê bởi đó là nơi đầu tiên mà người khách muốn vào trong nhà phải bước qua. Hình đôi bầu vú người phụ nữ trên chiếc cầu thang là vật đầu tiên khẳng định chủ quyền thượng tôn trong ngôi nhà là người phụ nữ. Nhắc nhở mọi người phải nhớ đến công lao của những người phụ nữ đã, đang và sẽ là trụ cột trong nhà.

Ø Dù là quy định bất thành văn nhưng trong tiềm thức của người Ê đê luôn tự thầm hiểu với nhau rằng con cháu trong nhà chỉ được đi lên bằng hai cầu thang phụ ở phía sau nhà. Những vị khách đến nhà chơi khi chủ nhà không mời lên bằng cầu thang cái thì họ luôn tự đi lên nhà bằng chiếc cầu thang đực ở kế bên trái của chiếc cầu thang cái.

Từ khóa: 

văn hóa

Có đợt được đi tham quan ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hình như bước vào nhà là phải xoa hai cái kia thì phải

Trả lời

Có đợt được đi tham quan ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hình như bước vào nhà là phải xoa hai cái kia thì phải