Kiếm tiền, giữ tiền, tiêu tiền, cái nào khó nhất?
tâm sự cuộc sống
- Giữ tiền khó nhất. Bởi vì, theo công thức thu - chi = tiền đư. Vậy phần tiền dư là cách bạn giữ tiền. Có nghĩa là nguyên lí của việc giữ tiền là bạn phải biết cách cân đối kiếm và tiêu tiền.
- Bạn có thể kiếm và tiêu tiền dễ dàng nhưng để giữ tiền còn nguyên vẹn giá trị sẽ vô cùng khó khăn.
- Tiền bị tác động bởi yếu tố bên trong là cảm xúc và lí trí, bên ngoài là lạm phát, sức mua, thời gian, chính phủ,... và biến động bất ngờ của thị trường. Dĩ nhiên yếu tố quyết định là yếu tố bên ngoài.
- Hãy tưởng tượng đồng tiền bạn dư ra đưa vào sổ tiết kiệm hay ngân hàng để giữ tiền, nhưng sau 10 -15 năm giá trị của chúng = một tô bún hoặc một chiếc máy quạt rẻ mạt.
- Giả sử, bạn giữ tiền bằng cách quy đổi tiền tích lũy dư thành vàng, rồi từ vàng thành BDS, sau thời gian tài sản tăng giá kéo theo giá trị tăng. Và thế là, bạn đã đổi tài sản thành tiền, tiền sẽ không mất giá trị. Vậy bạn muốn làm cách này cần kiểm soát cảm xúc tránh tiêu tiền không hợp lí và lí trí nhằm gia tăng kiếm tiền.
- Bổ xung thêm, nếu Thu > chi thì bạn đang giữ tiền tốt, nếu thu < chi hoặc thu = chi thì bạn giữ tiền kém hiệu quả, nên cân nhắc việc tiêu tiền của mình.
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Võ Thanh Vĩ
Vĩ Content - Sứ Giả Content
👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^
Quá Mỹ Bất Ái
Tiêu tiền! Trừ trường hợp bị nghiện, những trường hợp khác đều cân nhắc rất lâu để ra quyết định. 2 cái kia đâu cần cân nhắc gì đâu!
Hà Myy
Kiếm tiền là dễ nhất (chắc chắn là dễ trong ba cái chứ không phải kiếm tiền dễ). Chúng ta có sức, ta bán sức lấy tiền. Ta có hàng hóa, ta bán hàng hóa thu được tiền. Ta có trí tuệ. ta bán kiến thức lấy tiền.
Giữ tiền thì khó hơn một chút. Có tiền trong túi, nhu cầu của ta sẽ phát sinh, khi đó ta sẽ muốn tiêu tiền. Vậy nên ta phải kiểm soát không tiêu vào những thứ không cần thiết.
Tiêu tiền là khó nhất bởi ta phải dùng nhiều lý trí hơn. Đây không chỉ đơn thuần là cảm xúc, bởi việc này đòi hỏi ta phải tranh đấu giữa lý trí với cảm xúc rất nhiều.
Tiêu tiền và giữ tiền nghe có vẻ mâu thuẫn và ngược nhau, nhưng thực chất lại gắn bó với nhau. Việc giữ tiền chính là để tiêu tiền đúng cách, đúng mục đích chứ không phải giữ mà không tiêu.
Thứ nhất, đầu tư cho sản xuất. Tiền ta kiếm được đồng nghĩa với việc phải đánh đổi một thứ gì đó mới có được. Như vậy, ta phải dùng tiền thu được bù đắp cho những "mất mát". Dùng sức thì phải dành tiền để ăn, nghỉ cho lại sức. Dùng trí thì phải dành tiền học thêm. Dùng hàng hóa thì phải dùng tiền để mua thêm.
Thứ hai, đầu tư cho cảm xúc. Chúng ta còn phải dành tiền cho gia đình, cho những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ ta. Nếu không tiêu tiền cho những nơi này, ta sẽ mất chỗ dựa, như cái cây mất gốc và không thể vững vàng trong cuộc sống được. Việc tiêu tiền ở đây sẽ đem lại cho ta sự vui vẻ, hạnh phúc, an tâm.
Hoa Thu Ly
Thực ra đối với mình là kiếm tiền. Muốn kiếm được tiền phải trải qua lao động về tay chân hoặc trí óc, thậm chí cả hai. Và theo như cách mà những đứa trẻ mới lớn như mình hay nói thì phải đến khi đi làm mới biết kiếm được tiền khó khăn và vất vả thế nào. Còn giữ tiền và tiêu tiền giống như bản năng vậy. Trên hết là phải kiếm được tiền thì mới có để giữ và tiêu.
Tuấn Đinh
Trong 3 điều này tôi thấy giữ tiền là khó nhất. Làm ra nhiều mà tiêu bấy nhiêu thì cuối cùng cũng về với tay trắng, làm ra mà không biết giữ thì của cải cũng tự có chân mà đi. Chúng ta đang sống trong chủ nghĩa tiêu dùng như thế này thì học được cách tiết kiệm như là gói bảo hiểm cho chính cuộc đời ta vậy.
Việc giữ tiền thể hiện rõ bản thân người ấy liệu có biết kiểm soát dòng tiền của bản thân hay không. Nó cũng đòi hỏi bạn phải lại một kế hoạch tài chính cho dòng tiền của mình để vận hành nó hiệu quả trong cuộc sống. Như những gì tôi học được, tiền sẽ được rót vào những khoản dưới dưới đây
(1) Mức chi tiêu tối thiểu (cơm ăn, nước uống, tiền nhà, tiền sinh hoạt,...)
(2) Quỹ khẩn cấp (ốm đau, bệnh tật, mất việc,...)
(3) Khoản chi có dự tính (sửa nhà, mua sách, mua máy tính,...)
(4) Tiết kiệm để đầu tư (chứng khoán, trái phiếu,....)
Như tôi đã nêu ở mục 4, việc tiết kiệm còn song hành với việc đầu tư, tức là vừa giữ được tiền mà nó lại vừa có thể sinh lời thêm, không khó để nhìn ra thị trường ngày nay có rất nhiều loại tiết kiệm như vậy gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền gửi, mua vàng, quỹ đầu tư,...
Như bạn có thể thấy, tiền không khó kiếm, tư duy kiếm được nhiều tiền mới khó. Việc tiết kiệm thì luôn là cần thiết và quan trọng nhất rồi, trong 3 thứ bạn nên tôi vẫn khẳng định việc giữ được tiền là khó nhất. Tiêu thì quá dễ, ai chả tiêu được, quan trọng là tiêu vào cái gì thôi...cái này quá đơn giản khỏi cần bàn.