Kiểm soát stress bằng cách nào?

  1. Sức khoẻ

Em đang là sinh viên năm 4 và đang đi thực tập làm bài cuối khoá nên hiện tại đang gặp nhất nhiều stress từ học tập và công việc, mong được mọi người tư vấn làm sao kiểm soát hay giảm stress ah. Chứ em cứ bị mất ngủ và ăn uống không còn ngon miệng như trước nên sụt cân khá nhiều.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Sự căng thẳng là điều bình thường trong cuộc sống của mỗi người vào lúc này hay lúc khác, tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Dù vậy, stress vẫn có thể được kiểm soát:

Vận động cơ thể

Hoạt động thể chất là một trong những cách xử lý có hiệu quả nhất đối với sự căng thẳng. Tìm những hoạt động mà bạn yêu thích và xây dựng thành một thói quen thường xuyên, chẳng hạn như yoga, đi bộ đường dài, đạp xe, trượt ván hoặc đi bộ. Sẽ tốt hơn nếu bạn tham gia những hoạt động này cùng bạn bè.

Ngủ đủ giấc

Hay nhất là thanh thiếu niên có đủ chín tiếng để ngủ vào buổi tối. Rất nhiều thanh thiếu niên, mặc dù vậy, thường ngủ ít hơn. Để ngủ đẫy giấc, bạn có thể giảm bớt việc xem tivi, hoặc dành quá nhiều thời gian vào màn hình máy tính buổi khuya. Không uống cà phê vào giờ chiều, tối và cố gắng để không có những hoạt động có tính kích thích nào gần giờ đi ngủ.

Hướng tới sự cân bằng

Trường học rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Hãy lên kế hoạch để hoàn thành công việc ở trường, và bạn cũng cần lên kế hoạch để có thời gian thư giãn. Khi có thời gian dành cho chính bản thân, cố gắng để không phải lo lắng về trường học hay bài tập về nhà.

Ngoài ra, thiền định cũng sẽ giúp cân bằng tâm trí, nên tham gia các khoá tu ngắn hạn 1 ngày cho những ngày đầu, sau đó thì tự thiền ở nhà mỗi ngày 15ph-30ph.

Sống cho chính mình

Tìm những sở thích hoặc những hoạt động mang tới sự vui thú. Đó có thể là nghe nhạc, xem phim hoặc vẽ tranh. Tạo ra thói quen duy trì những hoạt động ngay cả khi bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc bận rộn.

Phát huy điểm mạnh của bản thân

Dành thời gian để suy nghĩ về những điều bạn thật sự có thế mạnh, và tìm cách để làm được nhiều hơn những điều đó. Nếu bạn giỏi toán, bạn có thể hướng dẫn/ dạy kèm cho trẻ em nhà hàng xóm đang có vấn đề về toán. Tập trung vào những thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được sự căng thẳng.

Nói về điều đó

Dễ hơn rất nhiều để quản lý sự căng thẳng khi bạn để người khác giúp một tay. Hãy nói với cha mẹ, giáo viên hoặc những người lớn mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn tìm ra được những cách thức mới để quản lý căng thẳng. Hoặc họ có thể giúp bạn liên hệ với một nhà tâm lý được huấn luyện tốt để giúp người khác có những lựa chọn khỏe mạnh cho cuộc sống và quản lý căng thẳng.

Trả lời

Sự căng thẳng là điều bình thường trong cuộc sống của mỗi người vào lúc này hay lúc khác, tuy nhiên nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Dù vậy, stress vẫn có thể được kiểm soát:

Vận động cơ thể

Hoạt động thể chất là một trong những cách xử lý có hiệu quả nhất đối với sự căng thẳng. Tìm những hoạt động mà bạn yêu thích và xây dựng thành một thói quen thường xuyên, chẳng hạn như yoga, đi bộ đường dài, đạp xe, trượt ván hoặc đi bộ. Sẽ tốt hơn nếu bạn tham gia những hoạt động này cùng bạn bè.

Ngủ đủ giấc

Hay nhất là thanh thiếu niên có đủ chín tiếng để ngủ vào buổi tối. Rất nhiều thanh thiếu niên, mặc dù vậy, thường ngủ ít hơn. Để ngủ đẫy giấc, bạn có thể giảm bớt việc xem tivi, hoặc dành quá nhiều thời gian vào màn hình máy tính buổi khuya. Không uống cà phê vào giờ chiều, tối và cố gắng để không có những hoạt động có tính kích thích nào gần giờ đi ngủ.

Hướng tới sự cân bằng

Trường học rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Hãy lên kế hoạch để hoàn thành công việc ở trường, và bạn cũng cần lên kế hoạch để có thời gian thư giãn. Khi có thời gian dành cho chính bản thân, cố gắng để không phải lo lắng về trường học hay bài tập về nhà.

Ngoài ra, thiền định cũng sẽ giúp cân bằng tâm trí, nên tham gia các khoá tu ngắn hạn 1 ngày cho những ngày đầu, sau đó thì tự thiền ở nhà mỗi ngày 15ph-30ph.

Sống cho chính mình

Tìm những sở thích hoặc những hoạt động mang tới sự vui thú. Đó có thể là nghe nhạc, xem phim hoặc vẽ tranh. Tạo ra thói quen duy trì những hoạt động ngay cả khi bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc bận rộn.

Phát huy điểm mạnh của bản thân

Dành thời gian để suy nghĩ về những điều bạn thật sự có thế mạnh, và tìm cách để làm được nhiều hơn những điều đó. Nếu bạn giỏi toán, bạn có thể hướng dẫn/ dạy kèm cho trẻ em nhà hàng xóm đang có vấn đề về toán. Tập trung vào những thế mạnh của bản thân sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được sự căng thẳng.

Nói về điều đó

Dễ hơn rất nhiều để quản lý sự căng thẳng khi bạn để người khác giúp một tay. Hãy nói với cha mẹ, giáo viên hoặc những người lớn mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn tìm ra được những cách thức mới để quản lý căng thẳng. Hoặc họ có thể giúp bạn liên hệ với một nhà tâm lý được huấn luyện tốt để giúp người khác có những lựa chọn khỏe mạnh cho cuộc sống và quản lý căng thẳng.