Khủng hoảng tuổi 23: Bạn đã trải qua những gì?
Mình đọc được ở đâu đó trên mạng câu này:
"Tôi cứ nghĩ
người ta chỉ khủng hoảng tuổi 18, rồi tuổi 30 - những cái tuổi đánh dấu các mốc của cuộc đời con người, chứ nào có mấy ai lại khủng hoảng ở cái tuổi 23 vui tươi này. Nhưng sự thật thì tôi (và một bộ phận các bạn trẻ 23 tuổi) đang trải qua những tháng ngày khủng hoảng mà không biết thoát ra bằng cách nào."
Vậy tuổi 23 tại sao lại hay khủng hoảng? Tuổi 23 của bạn có trải qua khủng hoảng không? Và bạn vượt qua nó như thế nào?
phong cách sống
Cũng như tuổi 18 và tuổi 30 đánh dấu những mốc chuyển môi trường ngoại vi và tâm lý, tuổi 23 (thường) là giai đoạn chuyển tiếp từ lúc đi học (cao đẳng, nghề, đại học) sang môi trường đi làm. Trong giai đoạn này tâm lý sẽ phải đối phó và thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. Môi trường này tác động ở các mức độ khác nhau tùy vào mỗi người và mục đích của họ. Quá trình này cũng khiến các mối quan hệ xung quanh buộc phải vận động theo hoặc bị đào thải, lý giải cho nguyên nhân nhiều cặp thanh mai trúc mã thuở đi học bị đổ vỡ.
Như nói ở trên sự chuyển tiếp này ảnh hưởng đến tất cả mọi người, tuy nhiên mỗi người sẽ đón nhận nó như là khủng hoảng hay không. Bản thân mình ở tuổi đó dù trải qua rất nhiều thứ linh tinh nhưng mình luôn xem nó như một phần không thể thiếu của cuộc sống, rất cần thiết và bổ dưỡng. Hiển nhiên chẳng mấy ai chia sẻ với quan điểm này. :)
Tựu trung khủng hoảng của 3 độ tuổi 18,23,30 chia sẻ một mẫu chung sau:
- Sự nghiệp: vào trường gì, ra trường làm công ty nào, làm chức gì có xe có nhà chưa
- Tình cảm: có bồ chưa, đổi bồ chưa, có vợ (chồng) chưa, có con chưa ...
Con người tại mốc thời điểm đó cảm thấy không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn bản thân và nhận thức được giá trị sự tồn tại của mình thì dẫn đến khủng hoảng.
Tu Phan
Cũng như tuổi 18 và tuổi 30 đánh dấu những mốc chuyển môi trường ngoại vi và tâm lý, tuổi 23 (thường) là giai đoạn chuyển tiếp từ lúc đi học (cao đẳng, nghề, đại học) sang môi trường đi làm. Trong giai đoạn này tâm lý sẽ phải đối phó và thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. Môi trường này tác động ở các mức độ khác nhau tùy vào mỗi người và mục đích của họ. Quá trình này cũng khiến các mối quan hệ xung quanh buộc phải vận động theo hoặc bị đào thải, lý giải cho nguyên nhân nhiều cặp thanh mai trúc mã thuở đi học bị đổ vỡ.
Như nói ở trên sự chuyển tiếp này ảnh hưởng đến tất cả mọi người, tuy nhiên mỗi người sẽ đón nhận nó như là khủng hoảng hay không. Bản thân mình ở tuổi đó dù trải qua rất nhiều thứ linh tinh nhưng mình luôn xem nó như một phần không thể thiếu của cuộc sống, rất cần thiết và bổ dưỡng. Hiển nhiên chẳng mấy ai chia sẻ với quan điểm này. :)
Tựu trung khủng hoảng của 3 độ tuổi 18,23,30 chia sẻ một mẫu chung sau:
Con người tại mốc thời điểm đó cảm thấy không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn bản thân và nhận thức được giá trị sự tồn tại của mình thì dẫn đến khủng hoảng.