Khủng hoảng truyền thông là gì, cho ví dụ?

  1. Marketing

  2. Truyền thông đa phương tiện

Từ khóa: 

marketing

,

truyền thông đa phương tiện

Mình sẽ giải thích về khủng hoảng trước, bởi vì để hiểu về khủng hoảng truyền thông bạn cần nắm rõ các khái niệm về khủng hoảng trên từng lĩnh vực và hoạt động.

"Khủng hoảng là khái niệm được dùng nhiều trong hoạt động chính trị - xã hội, trong kinh doanh hay trong đời sống thường ngày, kể cả trong đời sống cá nhân." (Theo Hán Việt Tân Tự Điển; Nguyễn Quốc Hùng: Nxb Khai trí-Sài Gòn; 1975)

Từ góc độ tâm lý học xã hội, khủng hoảng (crisis) có thể được hiểu là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm xúc, lý trí khi một người (hay nhóm người) phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những sự kiện có nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao.

Trên góc độ kinh doanh, theo Jonathan Bernstein, một chuyên gia xử lý khủng hoảng Mỹ, "Khủng hoảng là tình thế đe dọa nghiêm trọng tới uy tín, làm gián đoạn nghiêm trọng công việc hoặc hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị cổ phiếu"... Theo tạp chí Kinh doanh Harvard, "Khủng hoảng là một tình thế đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm/gay cấn, cần phải có sự can thiệp kịp thời, ấn tượng và bất thường để tránh hay sửa chữa thiệt hại lớn". Như vậy, những dấu hiệu sau đây của khủng hoảng có thể nhận diện:

  • Một sự kiện, một biến cố ngoài mong đợi;
  • Sự kiện hay biến cố ấy tạo ra mối đe dọa, thử thách lớn;
  • Nó có thể gây ra những hậu quả, ảnh hưởng khó có thể dự đoán và kiểm soát được;
  • Yêu cầu tổ chức (hay cá nhân) phải hành động ngay, nhanh chóng, dứt khoát
  • Đó là cơ hội thu hút sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông

Vậy khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông (tiếng Anh: crisis communication) là một sự kiện đột phá và bất ngờ có nguy cơ gây tổn hại cho tổ chức hoặc các bên liên quan được khơi mào trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc mạng xã hội. Việc các doanh nghiệp quản lý khủng hoảng truyền thông được xem như quá trình quan trọng nhất trong quan hệ công chúng 

https://cdn.noron.vn/2022/09/19/5346261266634156-1663577449.jpg

Do đặc trưng của mình, truyền thông tác động tới mối quan hệ rộng lớn (với công chúng, khách hàng và các quan hệ lợi ích khác), tác động nhanh chóng tức thì và phức tạp. Do đó, trong quản trị khủng hoảng, có thể nói quan trọng nhất là quản trị truyền thông trong khủng hoảng.

Đồng thời, có khủng hoảng truyền thông, do bản thân sự kiện tạo ra khủng hoảng và từ đó truyền thông khơi nguồn, truyền dẫn làm cho khủng hoảng trầm trọng thêm; và có thể có khủng hoảng do truyền thông tạo ra thông qua thông tin sự kiện kiểu fake news” (sự kiện giả tạo), hoặc có bé xé ra to, có ít xuýt ra nhiều, vo tròn bóp méo sự kiện.

Như vậy, khủng hoảng (có thể xẩy ra trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chính trị,...ở các cấp độ cá nhân, tổ chức) là cái thứ nhất; truyền thông là cái thứ hai – cái phản ánh và chuyển tải, lan truyền. Bởi truyền thông là kênh giao tiếp với đông đảo công chúng, khách hàng – lực lượng xã hội hùng hậu. Mọi dạng thức khủng hoảng đều dễ gây tác động hay ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và tổ chức, đến sản xuất, đời sống và tâm lý, tâm trạng xã hội nói chung. Và mỗi dạng thức khủng hoảng hay nguyên nhân khủng hoảng khác nhau, cần mô thức quản trị truyền thông hoặc xử lý khủng hoảng truyền thông cụ thể khác nhau.

Đặc tính của khủng hoảng:

  • Sự kiện xảy ra bất ngờ. Khủng hoảng xẩy ra bất ngờ, ngoài dự đoán, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của cá nhân, tổ chức.
  • Mất kiểm soát thông tin. Thường thì khủng hoảng xẩy ra sẽ tạo nên rối loạn thông tin và mất kiểm soát thông tin; do đó cần chú ý quản trị nguồn tin.
  • Gây căng thẳng. Căng thẳng tâm lý lo âu, niềm tin bị thách thức, tin đồn phát tán,..tác động, ảnh hưởng đến các mối quan hệ tiềm năng.
  • Lan truyền nhanh. Khủng hoảng là cơ hội thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng và giới truyền thông; cho nên nó sẽ tạo cơ chế lan truyền tin tức đặc thù. Khủng hoảng tác động ngay lập tức đến các mối quan hệ hiện tồn, có thể làm xáo trộn nhận thức, gây mất niềm tin, dẫn đến rối loạn tình hình.
4 kiểu "mầm mống" thông tin gây khủng hoảng gồm có:
  • Tin thất thiệt
  • Tin nói quá
  • Tin gây nhầm lẫn
  • Tin tiêu cực

Có vẻ các khái niệm khó hiểu một chút nhỉ? Không sao, vì mình sẽ đưa ra ví dụ ngay sau đây:

  • Hiền Hồ và câu chuyện "Anh em nương tựa" 
  • Hoài Linh và câu chuyện từ tiện 
  • Hoa hậu chuyển giới Hương Giang - Nữ hoàng đạo lý

Bạn có thể phân tích các case này dựa trên các đặc tính của khủng hoảng nhé

Trả lời

Mình sẽ giải thích về khủng hoảng trước, bởi vì để hiểu về khủng hoảng truyền thông bạn cần nắm rõ các khái niệm về khủng hoảng trên từng lĩnh vực và hoạt động.

"Khủng hoảng là khái niệm được dùng nhiều trong hoạt động chính trị - xã hội, trong kinh doanh hay trong đời sống thường ngày, kể cả trong đời sống cá nhân." (Theo Hán Việt Tân Tự Điển; Nguyễn Quốc Hùng: Nxb Khai trí-Sài Gòn; 1975)

Từ góc độ tâm lý học xã hội, khủng hoảng (crisis) có thể được hiểu là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm xúc, lý trí khi một người (hay nhóm người) phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, thường là những sự kiện có nguy cơ gây nguy hại; hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao.

Trên góc độ kinh doanh, theo Jonathan Bernstein, một chuyên gia xử lý khủng hoảng Mỹ, "Khủng hoảng là tình thế đe dọa nghiêm trọng tới uy tín, làm gián đoạn nghiêm trọng công việc hoặc hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị cổ phiếu"... Theo tạp chí Kinh doanh Harvard, "Khủng hoảng là một tình thế đã đạt tới giai đoạn nguy hiểm/gay cấn, cần phải có sự can thiệp kịp thời, ấn tượng và bất thường để tránh hay sửa chữa thiệt hại lớn". Như vậy, những dấu hiệu sau đây của khủng hoảng có thể nhận diện:

  • Một sự kiện, một biến cố ngoài mong đợi;
  • Sự kiện hay biến cố ấy tạo ra mối đe dọa, thử thách lớn;
  • Nó có thể gây ra những hậu quả, ảnh hưởng khó có thể dự đoán và kiểm soát được;
  • Yêu cầu tổ chức (hay cá nhân) phải hành động ngay, nhanh chóng, dứt khoát
  • Đó là cơ hội thu hút sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông

Vậy khủng hoảng truyền thông là gì?

Khủng hoảng truyền thông (tiếng Anh: crisis communication) là một sự kiện đột phá và bất ngờ có nguy cơ gây tổn hại cho tổ chức hoặc các bên liên quan được khơi mào trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc mạng xã hội. Việc các doanh nghiệp quản lý khủng hoảng truyền thông được xem như quá trình quan trọng nhất trong quan hệ công chúng 

https://cdn.noron.vn/2022/09/19/5346261266634156-1663577449.jpg

Do đặc trưng của mình, truyền thông tác động tới mối quan hệ rộng lớn (với công chúng, khách hàng và các quan hệ lợi ích khác), tác động nhanh chóng tức thì và phức tạp. Do đó, trong quản trị khủng hoảng, có thể nói quan trọng nhất là quản trị truyền thông trong khủng hoảng.

Đồng thời, có khủng hoảng truyền thông, do bản thân sự kiện tạo ra khủng hoảng và từ đó truyền thông khơi nguồn, truyền dẫn làm cho khủng hoảng trầm trọng thêm; và có thể có khủng hoảng do truyền thông tạo ra thông qua thông tin sự kiện kiểu fake news” (sự kiện giả tạo), hoặc có bé xé ra to, có ít xuýt ra nhiều, vo tròn bóp méo sự kiện.

Như vậy, khủng hoảng (có thể xẩy ra trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chính trị,...ở các cấp độ cá nhân, tổ chức) là cái thứ nhất; truyền thông là cái thứ hai – cái phản ánh và chuyển tải, lan truyền. Bởi truyền thông là kênh giao tiếp với đông đảo công chúng, khách hàng – lực lượng xã hội hùng hậu. Mọi dạng thức khủng hoảng đều dễ gây tác động hay ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và tổ chức, đến sản xuất, đời sống và tâm lý, tâm trạng xã hội nói chung. Và mỗi dạng thức khủng hoảng hay nguyên nhân khủng hoảng khác nhau, cần mô thức quản trị truyền thông hoặc xử lý khủng hoảng truyền thông cụ thể khác nhau.

Đặc tính của khủng hoảng:

  • Sự kiện xảy ra bất ngờ. Khủng hoảng xẩy ra bất ngờ, ngoài dự đoán, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của cá nhân, tổ chức.
  • Mất kiểm soát thông tin. Thường thì khủng hoảng xẩy ra sẽ tạo nên rối loạn thông tin và mất kiểm soát thông tin; do đó cần chú ý quản trị nguồn tin.
  • Gây căng thẳng. Căng thẳng tâm lý lo âu, niềm tin bị thách thức, tin đồn phát tán,..tác động, ảnh hưởng đến các mối quan hệ tiềm năng.
  • Lan truyền nhanh. Khủng hoảng là cơ hội thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng và giới truyền thông; cho nên nó sẽ tạo cơ chế lan truyền tin tức đặc thù. Khủng hoảng tác động ngay lập tức đến các mối quan hệ hiện tồn, có thể làm xáo trộn nhận thức, gây mất niềm tin, dẫn đến rối loạn tình hình.
4 kiểu "mầm mống" thông tin gây khủng hoảng gồm có:
  • Tin thất thiệt
  • Tin nói quá
  • Tin gây nhầm lẫn
  • Tin tiêu cực

Có vẻ các khái niệm khó hiểu một chút nhỉ? Không sao, vì mình sẽ đưa ra ví dụ ngay sau đây:

  • Hiền Hồ và câu chuyện "Anh em nương tựa" 
  • Hoài Linh và câu chuyện từ tiện 
  • Hoa hậu chuyển giới Hương Giang - Nữ hoàng đạo lý

Bạn có thể phân tích các case này dựa trên các đặc tính của khủng hoảng nhé