Không năng lực không có kinh nghiệm không mối quan hệ thì phải làm thế nào?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Ko có năng lực thì trau dồi, ngay cả thiên tài cũng phải học, ko có trường lớp thì tự học. Lý thuyết sẽ là nền tảng cho thực hành.

Ko có kinh nghiệm thi bắt đầu từ cái nhỏ nhất, chẳng ai sinh ra đã có kinh nghiệm. Cũng chẳng phải làm những cái lớn lao mới có kinh nghiệm. Hiểu 1 tòa nhà đc làm như thế nào, nhưng ko hiểu hạt cát, viên đá để dựng lên tòa nhà đó thì tòa nhà cũng chẳng vững chãi đc. Thực hành từ cái nhỏ nhất sẽ hoàn thiện lý thuyết từ cơ bản nhất.

Ko có quan hệ. Thứ nhất, ko phải cứ có quan hệ là có thể thành công, có quan hệ mà ko có năng lực thì dễ "đi" lắm. Thứ 2, ko có quan hệ thì tạo mối quan hệ, ko phải ai có mối quan hệ tốt sinh ra là đã có sẵn mối quan hệ, và những ng sinh ra đã có quan hệ cũng chưa hẳn đã thành mối quan hệ tốt nếu ko biết gìn giữ, vun đắp, và kết nối những mối quan hệ mới.

Tóm lại, nếu ko có gì thì tự tạo ra thôi. Đâu phải ai cũng đc sinh ra tại vạch đích, mà ng ta có sinh ra tại vạch đc thì cũng nhờ những ng đi trước của họ tự tạo nên vạch đích đó. Nên chung quy, ai cũng đều có thể tự tạo ra những thứ chúng ta cần, nên ko cần phải thất vọng hay mặc cảm, cuộc đời ko ai nói trc đc điều gì cả đâu:D

Trả lời

Ko có năng lực thì trau dồi, ngay cả thiên tài cũng phải học, ko có trường lớp thì tự học. Lý thuyết sẽ là nền tảng cho thực hành.

Ko có kinh nghiệm thi bắt đầu từ cái nhỏ nhất, chẳng ai sinh ra đã có kinh nghiệm. Cũng chẳng phải làm những cái lớn lao mới có kinh nghiệm. Hiểu 1 tòa nhà đc làm như thế nào, nhưng ko hiểu hạt cát, viên đá để dựng lên tòa nhà đó thì tòa nhà cũng chẳng vững chãi đc. Thực hành từ cái nhỏ nhất sẽ hoàn thiện lý thuyết từ cơ bản nhất.

Ko có quan hệ. Thứ nhất, ko phải cứ có quan hệ là có thể thành công, có quan hệ mà ko có năng lực thì dễ "đi" lắm. Thứ 2, ko có quan hệ thì tạo mối quan hệ, ko phải ai có mối quan hệ tốt sinh ra là đã có sẵn mối quan hệ, và những ng sinh ra đã có quan hệ cũng chưa hẳn đã thành mối quan hệ tốt nếu ko biết gìn giữ, vun đắp, và kết nối những mối quan hệ mới.

Tóm lại, nếu ko có gì thì tự tạo ra thôi. Đâu phải ai cũng đc sinh ra tại vạch đích, mà ng ta có sinh ra tại vạch đc thì cũng nhờ những ng đi trước của họ tự tạo nên vạch đích đó. Nên chung quy, ai cũng đều có thể tự tạo ra những thứ chúng ta cần, nên ko cần phải thất vọng hay mặc cảm, cuộc đời ko ai nói trc đc điều gì cả đâu:D

Bạn làm mình nhớ đến câu nói của Lỗ Tấn là "trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Không có cái gì thì mình xây dựng nó từng chút một rồi sẽ có bạn ạ. Chẳng ai là không có năng lực cả, trừ phi họ từ chối hành động. Hành động nhiều thì sẽ được trải nghiệm, có kinh nghiệm nhiều và có thêm mối quan hệ. Cái nọ dẫn đến cái kia thôi. Nếu bạn còn trẻ và hiện thời chưa có những yếu tố trên thì đừng nản, cố gắng là sẽ có đầy đủ, chỉ cần kiên trì và chịu khó quan sát, điều chỉnh hành động cho phù hợp. Chúc bạn tinh tấn nhé.

Thì cố mà bồi đắp cho có và có rất nhiều đặc biệt là thực lực vì quan hệ chỉ có tính ngắn hạn còn thực lực thì trường tồn

Tất cả những thứ đó không đáng sợ bằng KHÔNG CÓ Ý CHÍ.

Làm thế nào để theo đuổi đam mê của mình khi vừa trẻ, vừa nghèo, vừa không có mối quan hệ lại còn ít kinh nghiệm?
Đây là câu hỏi mà mình sợ hãi nhất mỗi khi nhắc tới vì trong suốt những năm 17, 18 mình chỉ có ép bản thân phải giải đáp những câu hỏi này. Rất muốn thoát ra khỏi những luồng suy nghĩ gò bó nhưng lại không có đủ khả năng, không có đủ kinh tế để tự đứng ra một mình. Lúc đó thì vừa tủi thân vừa khổ sở. Cái cảm giác sợ hãi đó cứ đeo bám mình thật lâu thật lâu. Mà thứ duy nhất mình có thể làm đó là chịu đựng và cố gắng.
Mọi người hay đặt câu hỏi là phải cố gắng thế nào trong khi cái gì cũng không có. À thì chính vì không có cái gì để mất (ngoài thời gian) cho nên mình mới thử hết cái này tới cái khác. Luôn đặt bản thân mình vào vị trí bắt buộc phải dùng mọi nguồn lực hiện có để làm cái mình thích chính là sự lựa chọn đầu tiên.
Như khi mình học viết, cái máy điện thoại vừa nhỏ vừa giật lag kèm với chiếc máy tính cổ lỗ sĩ 10 năm lúc bật lúc tắt đó. Mình đã cố tận dụng mọi thứ mình có, hỏi đủ thứ mình có thể hỏi để không chịu chấp nhận số phận như người ta nói - mình chỉ là người bình thường thôi.
Dĩ nhiên mình không có mục tiêu đi cứu thế giới hay gì cả, tất cả những gì mình muốn là mọi người có thể tôn trọng mình. Tôn trọng sở thích, tôn trọng đam mê cá nhân và tôn trọng tiếng nói của mình. Để làm được điều này sẽ cần nhiều thời gian lắm ấy. Không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong gia đình có đủ mọi tài nguyên. Mindset từ bé bị ảnh hưởng nặng nề bởi những lễ giáo phong kiến gò bó, những thứ đó mất tới cả chục năm để thay đổi, hoặc là chẳng bao giờ có thể thay đổi được.
Vậy nên bên cạnh việc cố gắng chúng mình còn phải học cách chịu đựng nữa. Làm sao mà phản kháng được. Cái cảm giác giằng xé khi bị chỉ trích nó tệ lắm chứ. Những bạn nào hay bị “thao túng tinh thần" từ bé sẽ hiểu được cảm giác luôn bị đổ tội dù không làm sai cái gì nó tệ thế nào. Nó làm bạn chỉ muốn biến mất khỏi thế giới này, cái gì cũng là lỗi của mình dù mình không làm gì sai. Thật tủi thân.
Điều duy nhất tạo nên sự khác biệt đó là chịu đựng nhưng phải cố gắng. Có nghĩa là chúng mình sẽ đồng thời làm cả 2 việc. Ai mà biết sẽ có bao nhiêu áp lực và bao nhiêu nước mắt chứ. Nhưng nó đáng lắm. Chúng mình chịu đựng vài năm, vất vả vài năm. Sau đó chúng mình sẽ có được thứ chúng mình muốn.
Mình luôn nói rằng mỗi người sẽ có hướng đi khác nhau. Con đường khác nhau nên hành trình cũng khác. Không thể áp dụng kết quả của bất kỳ ai lên bản thân mình được. Chúng mình chỉ có thể học hỏi thôi. Vất vả vô cùng nhưng nó đáng lắm nè. Như mình, mình sợ đủ thứ, tự ti đủ thứ. Thế nhưng nếu bạn đọc được bài viết này, tức là mình đã thành công theo đuổi thứ mình thích rồi. Dù nó nhỏ bé, nhưng mình biết ơn.
https://cdn.noron.vn/2022/06/14/48613217878133533-1655195621.jpg