Không hướng nội, không hướng ngoại: Bạn là ai?

  1. Tâm lý học

Bạn tự hỏi nhiều lần mình thuộc tuýp người Introvert (người hướng nội) hay Extrovert (người hướng ngoại). Có những người phân định rất rõ bản thân mình thuộc phe nào, nhưng dường như với bạn lại là một câu hỏi rất khó, ví dụ trong các trường hợp như:

  • Tôi thích ở một mình, nhưng đừng để tôi một mình trong thời gian dài. Tôi cũng thích đi ra ngoài thăm thú nhưng cũng đừng bắt tôi phải làm điều đó thường xuyên
  • Dễ dàng mở lòng nhưng lại cảm thấy khó tin tưởng người khác
  • Tôi thích chỗ đông đúc, những buổi sự kiện, một nơi toàn những người lạ nhưng không muốn bắt chuyện với ai, tự vui giống như kẻ cô đơn lang thang ở một nơi nhộn nhịp
  • Tôi hay lo lắng về việc sẽ được nhiều người chọn là người thuyết trình trước đám đông. Nhưng sự thật là tôi cảm thấy hạnh phúc, đầy hứng khởi khi mình được “tỏa sáng” trước hàng trăm người để trình bày một vấn đề mà mình và nhóm cùng ấp ủ.
  • Có những ngày tôi thích gặp nhiều người nghe nhiều câu chuyện, nhưng cũng có những ngày tôi lơ cả thế giới.

Hàng tỷ điều nữa khiến bạn cảm thấy mình thật vớ vẩn? Liệu có tên gọi nào cho loại tính cách này? Nếu bạn cũng bận loay hoay tìm kiếm mà chưa ra, thì cùng xem thử câu trả lời nhé.

Năm 2013, Adam Grant , vị giáo sư trẻ nhất tại Wharton, đã nghiên cứu về hiện tượng này và phát hiện ra rằng 2/3 số người không xác định rõ mình là Introvert hay Extrovert. Đó chính là sự hòa lẫn của tuýp người Ambivert (người hướng trung: vừa hướng nội vừa hướng ngoại ) Trong nghiên cứu, Rethinking the Extraverted Sales Ideal: The Ambivert Advantage của Grant, ông viết: “Những người thuộc tuýp người Ambivert có năng suất bán hàng cao hơn những người thuộc tuýp Introvert hay Extrovert”, nhờ sự linh hoạt vừa dễ thích nghi với nhiều nhóm khách hàng vừa biết lắng nghe lợi ích của khách hàng nên dễ dàng thuyết phục hơn.

  • Ưu điểm của tuýp người này: Nhờ sự trộn lẫn đôi phần lộn xộn, tùy vào môi trường và tình huống bạn vẫn không dễ lộ yếu điểm của mình và vẫn sống sót tốt.
  • Vậy còn nhược điểm? Đó chính là khâu ra quyết định, vì tính cách có phần muốn mọi thứ chậm lại, lại vừa nôn nóng, thêm phần thúc đẩy nên thường không thể ra quyết định nhanh chóng.

Mọi người lúc nào cũng đoán bạn là extrovert chính hiệu. Tuy nhiên từ sâu thẳm trong bản thân và qua các bài test tìm hiểu tính cách, bạn lại nghiên về Introvert. Còn bạn, bạn tự nhận bạn thuộc tính cách nào, đã từng làm thử các bài trắc nghiệm tính cách như MBTI chưa?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

người hướng nội

,

người hướng ngoại

,

tâm lý học