KHÔNG HỌC THÊM LÀ SẼ BỊ GHIM SAO mình là một học sinh lớp 9 hiện thì mình đãng tính xin nghỉ học thêm nhà GVCN vì mình kh hiểu có nên không ạ?
mình hiện thì đã muốn xin nghỉ học thêm nhà GVCN và tính sẽ học chỗ khác để hiệu quả hơn . Nhưng mình vẫn rất lo sợ vì thị thầy ghim và còn có lần mình lên bảng và làm sai 1 bài nên mình sợ ác cảm của thầy với mình cao hơn . Giờ mình khá là rối bời không biết làm như thế nào , nên xin góp ý từ mọi người
tâm lý học
Chào em, "không học thêm là sẽ bị ghim" là một nhầm lẫn khá phố biến. Anh nghĩ không phải thầy cô nào cũng dạy thêm và không phải thầy cô nào dạy thêm cũng gây áp lực lên học sinh của mình. Nếu tư duy thuần túy lợi ích thì việc dành thời gian, công sức để gây áp lực lên 1 học sinh sẽ mệt nhọc hơn nhiều so với việc tìm và dạy 3 học sinh khác.
Đôi lúc nỗi sợ của chúng ta khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn em ạ. Cụ thể là em lo "có lần mình lên bảng và làm sai 1 bài nên mình sợ ác cảm của thầy với mình cao hơn". Khi học sinh làm bài sai thì thầy cô sẽ sửa sai, góp ý. Có người dùng phương pháp nhẹ nhàng, có người phê bình thẳng thắn nhưng các thầy cô đều mong muốn học sinh không lặp lại cái sai đó em ạ.
Có giáo viên nào tự hào khi học sinh của mình càng học càng sai, càng học càng kém đâu em? Nhắc nhở, chỉ bảo là nhiệm vụ của giáo viên nên trong đó không có các vấn đề cá nhân. Do đó chúng ta không cần cố khiên cưỡng suy diễn thêm những kịch bản tiêu cực, em nhé. Nhận ra điều này rất quan trọng, bởi nhận thức tiêu cực thường bám theo mình không chỉ trong trường lớp mà còn trong môi trường làm việc sau này. Ví dụ như trong cơ quan nếu mình không hoàn thành công việc mà cấp trên hoặc người giàu kinh nghiệm hơn góp ý, mình sẽ suy luận rằng do họ ghét hoặc có tư thù gì với mình nên mới làm vậy, em ạ.
Là một học sinh lớp 9, anh tin em không còn quá nhỏ và hoàn toàn có đủ bản lĩnh đề bày tỏ nguyện vọng học tập chính đáng của bản thân, em nhé.
Chúc em tích cực và học tập tốt.
Nguyenphuhoang Nam
Chào em, "không học thêm là sẽ bị ghim" là một nhầm lẫn khá phố biến. Anh nghĩ không phải thầy cô nào cũng dạy thêm và không phải thầy cô nào dạy thêm cũng gây áp lực lên học sinh của mình. Nếu tư duy thuần túy lợi ích thì việc dành thời gian, công sức để gây áp lực lên 1 học sinh sẽ mệt nhọc hơn nhiều so với việc tìm và dạy 3 học sinh khác.
Đôi lúc nỗi sợ của chúng ta khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn em ạ. Cụ thể là em lo "có lần mình lên bảng và làm sai 1 bài nên mình sợ ác cảm của thầy với mình cao hơn". Khi học sinh làm bài sai thì thầy cô sẽ sửa sai, góp ý. Có người dùng phương pháp nhẹ nhàng, có người phê bình thẳng thắn nhưng các thầy cô đều mong muốn học sinh không lặp lại cái sai đó em ạ.
Có giáo viên nào tự hào khi học sinh của mình càng học càng sai, càng học càng kém đâu em? Nhắc nhở, chỉ bảo là nhiệm vụ của giáo viên nên trong đó không có các vấn đề cá nhân. Do đó chúng ta không cần cố khiên cưỡng suy diễn thêm những kịch bản tiêu cực, em nhé. Nhận ra điều này rất quan trọng, bởi nhận thức tiêu cực thường bám theo mình không chỉ trong trường lớp mà còn trong môi trường làm việc sau này. Ví dụ như trong cơ quan nếu mình không hoàn thành công việc mà cấp trên hoặc người giàu kinh nghiệm hơn góp ý, mình sẽ suy luận rằng do họ ghét hoặc có tư thù gì với mình nên mới làm vậy, em ạ.
Là một học sinh lớp 9, anh tin em không còn quá nhỏ và hoàn toàn có đủ bản lĩnh đề bày tỏ nguyện vọng học tập chính đáng của bản thân, em nhé.
Chúc em tích cực và học tập tốt.
Nam Nguyen
Đường đời dài lắm bạn ơi, xin đừng vì chút hẹp hòi mà theo. Nếu thái độ và tư duy của một người vì học sinh không theo học mình, không theo hệ thống "đánh giá" đo lường mà không phải do mình tạo ra, không hiểu rõ mình, thì bạn nghĩ liệu mình có nên đi theo cái hệ thống không hiểu mình không? Cả người thầy nghe theo hệ thống ấy nữa, việc bạn xuất sắc cái gì bạn hiểu rõ, đâu phải thầy. Hơn nữa, mục đích trong đời bạn ngoài sống an bình, hạnh phúc ra, thì những hành vi hẹp hòi như ác cảm với một sự tạm goị là "sai sót" thì đâu cần đâu.