Không hiểu sao mà nhiều người có tư tưởng, suy nghĩ khi một đứa trẻ thất lễ hay gì gì ấy là lại nói bố mẹ không biết dạy con?
nếu như không có ai lan truyền tư tưởng đó thì làm gì có ai tiếp nhận nó đâu. lấy ví dụ vậy ha một phụ huynh thấy đứa trẻ đó vô lễ liền nói thầm với một phụ huynh khác là con nhà ai mà bố mẹ không biết dạy nnó, rồi con của phụ huynh kia nghe được lại lớn lên và phát triển theo hướng đó. nó giống hệt cái câu con hư tại mẹ cháu hư tại bà vavậy. đổ lỗi kiểu gì mà nghe tức thiệt chứ? thế giờ phụ huynh của bé đó mà nghe đc cái câu phụ huynh kia nói bố mẹ nó không bt dạy con , họ có buồn không ? phụ huynh nói vậy llà giống như phụ huynh tự sỉ nhục bản thân họ. Họ nói con ngta như vậy bt đou lại có ng khác nói con họ như thế?
giáo dục
,phong cách sống
,tâm sự cuộc sống
,tư duy
,the truth
,xã hội
Cha mẹ là người thầy đâu tiên của trẻ khi đến với thế giới bạn ạ. Hàm ý của câu "không biết dạy" không phải là hoàn toàn trách cứ mà còn thể hiện sự thương cảm (trước đây"không biết dạy" còn thường kèm theo câu "vô phúc" nữa- và ý này mới thực sự là nghiệt ngã). Vì cha mẹ không phải là hoàn toàn không dạy con nhưng họ lại không biết cách để dạy sao cho con có những thói quen tốt, biết phép tắc căn bản khi làm người.
Con cháu là sự tiếp nối các giá trị vật chất và tinh thần của toàn bộ các thế hệ đi trước. Do đó, trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ là đảm bảo con sẽ kết thừa và biết cách gìn giữ, phát huy các giá trị mà cha ông để lại. Nếu họ thất bại trong việc giáo dục con cái, trước hết chính họ là người phải nếm trải cảm giác cay đắng khi tuổi già xế bóng- tuổi ăn ít, nghĩ nhiều.
Tiếp theo, truyền thống của gia tộc đó chính thức bước vào giai đoạn suy tàn (có thể là về vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai) vì hậu duệ của họ không còn tha thiết giữ lễ. Một con người không quan tâm đến "lễ" tức là một con người không có gốc gác (tiên học lễ, hậu học văn) do đó sẽ dễ hành động theo bản năng.
Có thứ tự do mang lại hạnh phúc, nhưng cũng có thứ tự do mang lại bất hạnh.
Quay về hành động với bản năng là đi ngược lại giá trị cơ bản của con người- mà người không ra người thì đúng là "vô phúc".
Nguyenphuhoang Nam
Cha mẹ là người thầy đâu tiên của trẻ khi đến với thế giới bạn ạ. Hàm ý của câu "không biết dạy" không phải là hoàn toàn trách cứ mà còn thể hiện sự thương cảm (trước đây"không biết dạy" còn thường kèm theo câu "vô phúc" nữa- và ý này mới thực sự là nghiệt ngã). Vì cha mẹ không phải là hoàn toàn không dạy con nhưng họ lại không biết cách để dạy sao cho con có những thói quen tốt, biết phép tắc căn bản khi làm người.
Con cháu là sự tiếp nối các giá trị vật chất và tinh thần của toàn bộ các thế hệ đi trước. Do đó, trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ là đảm bảo con sẽ kết thừa và biết cách gìn giữ, phát huy các giá trị mà cha ông để lại. Nếu họ thất bại trong việc giáo dục con cái, trước hết chính họ là người phải nếm trải cảm giác cay đắng khi tuổi già xế bóng- tuổi ăn ít, nghĩ nhiều.
Tiếp theo, truyền thống của gia tộc đó chính thức bước vào giai đoạn suy tàn (có thể là về vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai) vì hậu duệ của họ không còn tha thiết giữ lễ. Một con người không quan tâm đến "lễ" tức là một con người không có gốc gác (tiên học lễ, hậu học văn) do đó sẽ dễ hành động theo bản năng.
Có thứ tự do mang lại hạnh phúc, nhưng cũng có thứ tự do mang lại bất hạnh.
Quay về hành động với bản năng là đi ngược lại giá trị cơ bản của con người- mà người không ra người thì đúng là "vô phúc".
Khanh Nguyen
Bản thân đứa trẻ đi ra ngoài ko biết phép tắc lịch sự, quy tắc nói chuyện với người lớn tuổi hơn, ko trách ba mẹ chúng thì trách ai?
Trẻ con vừa mới sinh ra ko có tri thức, ko có kiến thức, tất cả hành động của chúng dc hình thành từ việc dạy dỗ và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Việc trẻ nhỏ vô lễ, thiếu tôn trọng người khác tất nhiên là do cha mẹ, ông bà rồi?