Không giỏi tiếng Anh giao tiếp có thật sự là một "thảm họa" không?
10 trở lại đây đi đâu cũng thấy hô hào về giá trị của tiếng Anh, kèm theo đó là hàng loạt các thể loại bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh. Rồi trung tâm Anh ngữ mọc lên ở khắp mọi nơi (tốc độ và quy mô không hề kém các quán trà sữa).
Theo bạn, giao tiếp thành thạo tiếng Anh có phải điều kiện tiên quyết để đạt được thành công hay không? Có phải chúng ta đang "thần kỳ hóa" lợi ích của nó?
Nếu phải học tiếng Anh giao tiếng và tiếng Anh chuyên ngành (để đọc hiểu tài liệu) thì bạn sẽ học cái nào trước? Bạn đánh giá mức độ quan trọng của tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành khi đặt lên so sánh với nhau là như thế nào?
học tiếng anh
,tiếng anh giao tiếp
,tiếng anh chuyên ngành
,kỹ năng mềm
Mình là một đứa không giỏi giao tiếp tiếng Anh, nhưng lại khá ổn về ngữ pháp.
Mình vẫn đang đi học, nhưng đã trải qua nhiều trường hợp về giao tiếp tiếng Anh. Năm lớp mười gặp một cặp đôi người Pháp muốn đi quá giang, mình cùng em trai đã đưa hai anh chị í đi một đoạn. Mình nói không được nhiều với chị í, nhưng cơ bản là hai người có thể hiểu nhau đang nói về điều gì. Chị í bảo như vầy là tốt lắm rồi đó, cố lên. Lúc trước khi tạm biệt còn bất đắc dĩ dùng đến công cụ hỗ trợ để dịch từ muốn nói nữa mà 😂. Nhưng không sao, chị í và mình đã kết bạn qua Facebook rồi 😁.
Năm lớp nào đó mình đi thi tiếng Anh, có thi speaking, lúc đó nói không tốt nhưng có lẽ vì mình có cách biểu cảm với lại thể hiện ngôn ngữ qua cơ thể khá thú vị nên cô giám khảo rất hứng thú. Điểm ổn. Cô còn hẹn mình năm sau đến đây gặp cô nữa nhe. Tiếc là... không còn cơ hội rồi.
Thật ra tiếng Anh giao tiếp không phải là điều gì đó quá ghê gớm. Nếu không thích tiếng Anh thì bạn có thể học tiếng khác. Nếu thành thạo tiếng khác mà không giỏi tiếng Anh cũng đâu có sao. Ngoại ngữ là cần thiết cho cuộc sống, không hẳn là điều bắt buộc phải có. Có kỹ năng mềm có khi lại dễ xoay xở hơn nhiều. Cứ sống và học, và làm những gì bản thân đam mê, và sống có ích là tốt rồi!
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nguyễn Hải Yến
Adele Doan
Tất cả vị trí mình tuyển đều yêu cầu tiếng anh (nghe nói được). Ứng viên không có tiếng anh mình rất khó "bán" cho các công ty nước ngoài. Đối với các vị trí mình tuyển tiếng anh không phải là lợi thế mà là tiêu chuẩn đầu vào vậy đó. Tất nhiên sẽ có ngoại lệ nhưng ít lắm.
Ghost Wolf
Theo mình thì nó ko quá quan trọng như vậy.
Với những thứ quan trọng bạn ko giao tiếp được kiểu đó thì thuê phiên dịch. Giao tiếp được bằng TA là lợi thế nhưng ko phải là yêu cầu bắt buộc, nếu công việc của bạn ko yêu cầu quá nhiều về giao tiếp thì cũng ko quá quan trọng.
Mình đã từng qua Nhật với Italia, có một thực tế là hầu hết dân ở đấy đều ko biết TA, thực sự là ko biết 1 tí nào luôn chứ đừng nói là giao tiếp.
Hường Hoàng
Mình nghĩ lựa chọn học chuyên ngành , tập trung vào reading skill hay tập trung vào speaking skill phụ thuộc vào tính chất công việc của bạn.
Nếu bạn làm việc ở môi trường Việt Nam, công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật; tiếng anh là để bạn nghiên cứu, cập nhật kiến thức thì việc chưa giỏi giao tiếp ko phải "thảm họa" lắm.
Nếu bạn làm các công việc BD, communication, account... mà phải tiếp xúc với các thị trường nước ngoài, với đối tác là các cty Global ở VN... thì việc ko giỏi "giao tiếp" chính là thảm họa, vì bạn ko thể communicate trong công việc. Cơ bản lúc đó giao tiếng tiếng anh chính là yêu cầu bạn phải có rồi.
Nói chung yêu cầu tới mức nào phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của công việc, vị trí & môi trường đó.
Nếu bạn biết nhiều hơn chắc chắn sẽ tốt hơn, vì bạn có nhiều cơ hội hơn (ko chỉ quanh quẩn mấy cty VN mà cả cty global, ra nước ngoài làm việc). Nếu bạn chưa thành thạo, cơ hội của bạn sẽ ít đi, nó trở thành 1 rào cản để bạn tiếp cận với những cơ hội lớn hơn thôi.
Mọi thứ do bạn lựa chọn, lợi ích như thế nào cũng do bạn định nghĩa, vì nó thuộc về bạn; thành công của người này chưa chắc trở thành định nghĩa thành công của người khác.
Người ẩn danh
Dĩ nhiên biết tiếng Anh là tiêu chuẩn chung của xã hội hiện đại.
Bạn Hỏi