Không được phân biệt hộ khẩu, bằng chính quy hay tại chức trong tuyển dụng công chức,  viên chức

  1. Kiến thức chung

Từ ngày 15/01/2019, Nghị định 161 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Một trong những điểm mới nổi bật của Nghị định là không còn phân biệt văn bằng, chứng chỉ trong tuyển dụng công chức, viên chức.

Như vậy, với quy định nêu trên, từ ngày 15/01/2019, sẽ không còn ranh giới nào giữa người có bằng đại học chính quy và người có bằng tại chức, từ xa, liên thông, cũng như giữa người học trường đại học công lập và người học trường dân lập.

Tất cả những người có văn bằng, chứng chỉ tại các loại hình đào tạo và cơ sở đào tạo nêu trên đều có cơ hội ngang nhau trong cuộc đua giành tấm vé vào biên chế của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập.

Và hiện nay, căn cứ theo luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 cũng không có quy định nào bắt buộc yêu cầu người của địa phương nào chỉ được thi công chức, viên chức chức ở địa phương đó, nếu có văn bản quy định như vậy là chưa đúng.

Cũng có những trường hợp trước đây ở một vài địa phương nêu điều kiện phải tốt nghiệp trường này, trường kia mới được thi tuyển công chức, viên chức là không đúng theo tinh thần của Luật Công chức, Viên chức hiện hành.

Các cơ quan, đơn vị tuyển dụng phải căn cứ vào quy định của pháp luật để tuyển dụng công chức, viên chức chứ không được tùy tiện đặt ra các yêu cầu trái luật. Nếu người dự tuyển cho rằng quy định trong tuyển dụng của cơ quan, đơn vị thông báo tuyển dụng là chưa đúng với quy định của pháp luật thì có quyền thắc mắc, khiếu nại, góp ý để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thi-Tuyen-Cong-Chuc-
Từ khóa: 

kiến thức chung

hợp lý
Trả lời
hợp lý
he lô

Quy định này rất hợp lý, nhưng với điều kiện đào tạo tại chức cũng phải có chất lượng như đào tạo chính quy.

Hiện nay thì ngay cả đào tạo chính quy cũng ko đảm bảo chất lượng ngang nhau, nên chuyện này thành ra chưa được xác đáng.