Không đọc sách, chỉ đọc tóm tắt sách có ổn không?
Gần đây tôi đã có một cuộc trò chuyện với một người bạn thích đọc các bản tóm tắt sách. Anh ta là người rất lười đọc sách, nhưng vẫn muốn có được những ý tưởng từ các cuốn sách. Và thế là anh ta đã tìm ra được một phương pháp: đọc rất nhiều các bản tóm tắt của các cuốn sách hay, làm như thế anh ta không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để đọc các cuốn sách nữa trong khi vẫn thu nạp được những ý tưởng hay từ các cuốn sách đó.
sách
Có rất nhiều lý do để đọc sách, nhưng 2 lý do phổ biến nhất với hầu hết mọi người có thể kể đến là “kiến thức” và “giải trí”. Nếu bạn đọc sách “giải trí” thì việc đọc các bản tóm tắt sách quả là một ý tưởng tồi. Đọc tóm tắt cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết có thể trong chốc lát thỏa mãn trí tò mò của bạn nhưng lại làm mất đi gần như toàn bộ giá trị giải trí của cuốn tiểu thuyết đó. Bạn sẽ đánh mất toàn bộ những tình tiết hấp dẫn, những pha hành động gay cấn, những lời thoại thú vị của các nhân vật, những cơ hội để bạn suy ngẫm hay đưa ra những dự đoán về tình tiết tiếp theo… và rất nhiều những điều tuyệt vời khác. Còn nếu đọc sách vì kiến thức thì vấn đề trở nên phức tạp hơn một chút, nhiều người cho rằng chỉ cần đọc phần tóm tắt là đủ để nắm bắt tất cả ý tưởng trong cuốn sách.
Tuy nhiên, tóm tắt thì phổ biến, hiểu sâu lại rất hiếm. Việc đọc các bản tóm tắt sách sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, vì vậy bạn sẽ tiếp cận được với nhiều cuốn sách cũng như nhiều ý tưởng hơn. Hơn nữa, bởi vì là tóm tắt nên những ý tưởng này thiếu kiến thức nền tảng hỗ trợ cho chúng, do đó những gì bạn có thể làm chỉ là lướt qua bề mặt của chúng mà không thật sự nắm bắt chúng.
Mặc dù việc chỉ đọc các bản tóm tắt sách không phải là một chiến thuật tốt nhưng trong một số trường hợp đặc biệt đọc tóm tắt sách cũng có lợi ích của riêng nó. Ví dụ như đọc tóm tắt sách trước khi mua nó sẽ giúp bạn biết được cuốn sách đó có đáng đọc hay không, nhờ vậy bạn sẽ không phải mua nhầm hay đọc nhầm những cuốn sách không phù hợp với nhu cầu của bạn. Tất nhiên sau khi đã biết rõ cuốn sách đó đáng đọc, bạn vẫn cần phải đọc trọn vẹn cuốn sách.
Còn nữa, nếu bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực, đôi khi đọc tóm tắt sách sẽ có lợi hơn đọc cả cuốn sách. Ví dụ bạn là một chuyên gia kinh tế đã đọc hàng trăm cuốn sách về đầu tư, khi bạn đọc một cuốn sách mới thuộc chuyên ngành của bạn rất có thể bạn sẽ gặp lại rất nhiều kiến thức căn bản đã quá quen thuộc. Thay vì tốn thời gian đọc lại những điều mà bạn đã hiểu quá rõ, bạn có thể đọc tóm tắt để nắm bắt những ý tưởng chính. Bởi vì những ý tưởng này thuộc về chuyên ngành mà bạn hiểu rõ, chúng vẫn có khả năng kích thích suy nghĩ và quá trình đào sâu của bạn.
Đặng Quốc Toàn
Có rất nhiều lý do để đọc sách, nhưng 2 lý do phổ biến nhất với hầu hết mọi người có thể kể đến là “kiến thức” và “giải trí”. Nếu bạn đọc sách “giải trí” thì việc đọc các bản tóm tắt sách quả là một ý tưởng tồi. Đọc tóm tắt cốt truyện của một cuốn tiểu thuyết có thể trong chốc lát thỏa mãn trí tò mò của bạn nhưng lại làm mất đi gần như toàn bộ giá trị giải trí của cuốn tiểu thuyết đó. Bạn sẽ đánh mất toàn bộ những tình tiết hấp dẫn, những pha hành động gay cấn, những lời thoại thú vị của các nhân vật, những cơ hội để bạn suy ngẫm hay đưa ra những dự đoán về tình tiết tiếp theo… và rất nhiều những điều tuyệt vời khác. Còn nếu đọc sách vì kiến thức thì vấn đề trở nên phức tạp hơn một chút, nhiều người cho rằng chỉ cần đọc phần tóm tắt là đủ để nắm bắt tất cả ý tưởng trong cuốn sách.
Tuy nhiên, tóm tắt thì phổ biến, hiểu sâu lại rất hiếm. Việc đọc các bản tóm tắt sách sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, vì vậy bạn sẽ tiếp cận được với nhiều cuốn sách cũng như nhiều ý tưởng hơn. Hơn nữa, bởi vì là tóm tắt nên những ý tưởng này thiếu kiến thức nền tảng hỗ trợ cho chúng, do đó những gì bạn có thể làm chỉ là lướt qua bề mặt của chúng mà không thật sự nắm bắt chúng.
Mặc dù việc chỉ đọc các bản tóm tắt sách không phải là một chiến thuật tốt nhưng trong một số trường hợp đặc biệt đọc tóm tắt sách cũng có lợi ích của riêng nó. Ví dụ như đọc tóm tắt sách trước khi mua nó sẽ giúp bạn biết được cuốn sách đó có đáng đọc hay không, nhờ vậy bạn sẽ không phải mua nhầm hay đọc nhầm những cuốn sách không phù hợp với nhu cầu của bạn. Tất nhiên sau khi đã biết rõ cuốn sách đó đáng đọc, bạn vẫn cần phải đọc trọn vẹn cuốn sách.
Còn nữa, nếu bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực, đôi khi đọc tóm tắt sách sẽ có lợi hơn đọc cả cuốn sách. Ví dụ bạn là một chuyên gia kinh tế đã đọc hàng trăm cuốn sách về đầu tư, khi bạn đọc một cuốn sách mới thuộc chuyên ngành của bạn rất có thể bạn sẽ gặp lại rất nhiều kiến thức căn bản đã quá quen thuộc. Thay vì tốn thời gian đọc lại những điều mà bạn đã hiểu quá rõ, bạn có thể đọc tóm tắt để nắm bắt những ý tưởng chính. Bởi vì những ý tưởng này thuộc về chuyên ngành mà bạn hiểu rõ, chúng vẫn có khả năng kích thích suy nghĩ và quá trình đào sâu của bạn.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ đó là một lối đi tắt khá sáng tạo, nhưng nó có thực sự hiệu quả hay không thì lại tùy vào từng đối tượng. Nếu đọc để nghiên cứu, giảng dạy thì có lẽ cần điều chỉnh, nếu đọc để giải trí, truyền cảm hứng thì cũng không vấn đề gì.
Đọc sách là nhìn qua lăng kính của tác giả, đọc sách dịch là nhìn qua lăng kính của tác giả, dịch giả. Còn đọc tóm tắt là đọc qua lăng kính của tác giả, dịch giả, người tóm tắt.
Nhìn chung, đọc sách để hoàn thiện nhân tính, mở mang nhận thức. Nếu đọc ít, thậm chí không đọc mà vẫn làm người tử tế, thì cũng chưa hẳn là đáng phê bình.
Chúc bạn đọc vui.
Tui Là Tít
Đậu Phụ Khô
Solitary
Nguyễn Quang Vinh
Được chứ, nếu đọc sách dành cho học sinh tiểu học. Còn sách khác thì nhìn qua hay nhưng chẳng hay tý nào. Có ai chỉ xem review hay trailer phim là đủ đâu. Nếu 1 quyển sách 100 trang tóm gọn lại còn 2 trang mà đầy đủ thì tác giả phải gọi là thiên tài, vẽ ra đến tận 98 trang để kiếm nhuận bút.
Vả lại, khi đọc review hay tóm tắt, đó là đang đọc cái hiểu của người viết tóm tắt, chứ chẳng phải đang đọc cái ý nhị của tác giả. Vô tình lấy tư tưởng của người khác rồi cho là của mình. Ng khác đó hiểu hết thì ko nói làm gì, nhưng những sách thâm sâu thì mỗi ng mỗi ý hiểu, đâu ai hiểu hết đc. Lấy cái của ng ta mà bỏ mất cái của mình, chẳng có thể gọi là lợi đc.
Nên có thể nói, đọc nhiều, biết nhiều, nhưng cái hiểu chẳng là bao nhiêu, khi vượt ra ngoài cái khuôn khổ có sẵn đó sẽ chẳng có gì khác. Vì có hiểu cặn kẽ đâu mà đòi phát triển thêm lên.