Không công khai danh tính thí sinh gian lận thi cử vì yếu tố nhân văn hay công khai và xử lý theo quy chế? Quan điểm của bạn thế nào?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Câu hỏi có vẻ nhiều mệnh đề rắc rối, tôi tạm trả lời chuyện "có công khai hay không" mà bỏ qua những thứ như "xử theo quy chế"...

Theo tôi thì nên công khai tên của thí sinh gian lận nếu phát hiện, nhưng phải nói rõ chuyện đó trước khi thi. Nói rõ ở đây là đảm bảo rằng mọi thí sinh hiểu rõ. Hình thức thì có thể dùng một tờ giấy cam kết yêu cầu phải ký vào rằng: Tôi hiểu rằng nếu gian lận thi cử thì tên của tôi sẽ bị công khai trong danh sách gian lận của kỳ thi này.

Note 1: Tôi nói tên của thí sinh, chứ không phải "danh tính", vì danh tính trong một số trường hợp, bao gồm cả tuổi, giới tính, cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại,...

Note 2: Tôi không thích kiểu "xử lý theo quy chế" của VN, nó có cảm giác như lừa dối thí sinh, khi họ đưa ra một quy chế dài đằng đẵng, rồi khi thí sinh vi phạm thì đổ lỗi cho thí sinh không hiểu quy chế. Nếu các bạn có vào các trang web dính tới Châu Âu, các bạn sẽ thấy cái dòng thông báo rằng: Trang web này có sử dụng cookie để phân tích hành động của bạn trên trang web này, bạn tiếp tục sử dụng trang web sẽ coi như là chấp nhận cookie. Đại khái thế. Nhưng nó rõ ràng là thông báo kỹ và đảm bảo người ta nhận biết vấn đề ngay từ đầu. Tất nhiên, chuyện cookie ở các trang web đều có nói trong Term Of Use rồi, nhưng nó tới cả chục trang A4, ai mà đọc.

Trả lời

Câu hỏi có vẻ nhiều mệnh đề rắc rối, tôi tạm trả lời chuyện "có công khai hay không" mà bỏ qua những thứ như "xử theo quy chế"...

Theo tôi thì nên công khai tên của thí sinh gian lận nếu phát hiện, nhưng phải nói rõ chuyện đó trước khi thi. Nói rõ ở đây là đảm bảo rằng mọi thí sinh hiểu rõ. Hình thức thì có thể dùng một tờ giấy cam kết yêu cầu phải ký vào rằng: Tôi hiểu rằng nếu gian lận thi cử thì tên của tôi sẽ bị công khai trong danh sách gian lận của kỳ thi này.

Note 1: Tôi nói tên của thí sinh, chứ không phải "danh tính", vì danh tính trong một số trường hợp, bao gồm cả tuổi, giới tính, cha mẹ, địa chỉ, số điện thoại,...

Note 2: Tôi không thích kiểu "xử lý theo quy chế" của VN, nó có cảm giác như lừa dối thí sinh, khi họ đưa ra một quy chế dài đằng đẵng, rồi khi thí sinh vi phạm thì đổ lỗi cho thí sinh không hiểu quy chế. Nếu các bạn có vào các trang web dính tới Châu Âu, các bạn sẽ thấy cái dòng thông báo rằng: Trang web này có sử dụng cookie để phân tích hành động của bạn trên trang web này, bạn tiếp tục sử dụng trang web sẽ coi như là chấp nhận cookie. Đại khái thế. Nhưng nó rõ ràng là thông báo kỹ và đảm bảo người ta nhận biết vấn đề ngay từ đầu. Tất nhiên, chuyện cookie ở các trang web đều có nói trong Term Of Use rồi, nhưng nó tới cả chục trang A4, ai mà đọc.

Phạm trù nhân văn là một phạm trù rất chung chung, mơ hồ.

Nhân văn với các thí sinh gian lận và người nhà thí sinh gian lận. Thế những thí sinh vì sự gian lận đó mà dang dở giấc mơ, mà lỡ cỡ suốt gần 1 năm rồi.

Điều tra sai phạm dc công bố sau 1 năm, khi học sinh đã học xong năm 1 đại học rồi, những chỗ trống kia ai giải quyết.

Quan điểm của mình cái gọi là "nhân văn" là nguỵ biện. Và thứ nguỵ biện gia tạo này có thể tiếp tục dẫn tới những sai sót trong các kỳ thi tiếp tới.

Đã làm sai thì phải chịu phạt, biết mà ko nói cũng là có tội. Bài làm mình tự làm được tầm bao nhiêu điểm thì các thí sinh đều rõ cả, đừng nói là do bố mẹ giấu hay là do cán bộ nào đấy tự nâng điểm. Thấy điểm cao bất thường có em nào lên tiếng ko hay im ỉm luôn, có em còn lên TV gáy rõ to cơ mà. Vì thế theo mình nên công khai hết đi.