Không có công nghệ 5G, IoT là vô nghĩa. Điều này đúng hay sai?
công nghệ thông tin
Mạng di động 5G ra đời không chỉ giúp người dùng có thể tải dữ liệu nhanh hơn, xem phim 4K online thoải mái,… mà nó còn mang trong mình nhiều sứ mệnh khác. Chẳng hạn như bắt tay với mạng lưới Internet of Things (IoT), để mang đến cuộc sống hiện đại và hiệu quả hơn cho mọi người.
Người dùng ngày càng sử dụng nhiều dữ liệu hơn, bao gồm: Điện thoại thông minh, TV thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị thực tế ảo, máy bay Drone, xe tự hành, máy giặt, tủ lạnh, trợ lý ảo và cuối cùng, cái gọi là Internet of Things (IoT) đang ở giữa chúng ta.
Tất cả những công nghệ trên luôn ‘ngốn‘ một lượng lớn dữ liệu và hơn hết chúng cần có tốc độ kết nối nhanh, hiệu quả hơn cũng như tiêu thụ điện năng ít hơn, để duy trì được kết nối internet ở trạng thái ổn định nhất.
Và 5G chính là bước đệm cho sự phát triển lớn mạnh của IoT cũng như các thiết bị được tích hợp khả năng kết nối internet, bởi mạng di động thế hệ 5 này dự kiến cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn khoảng 100 lần so với chuẩn 4G phổ biến hiện nay.
Nếu không có 5G, IoT sẽ không tồn tại. Nói như vậy thì có vẻ hơi quá cường điệu trong năm 2017, nhưng nó rất có thể sẽ trở thành sự thật trong năm 2020. Bởi vào thời điểm đó, theo hãng nghiên cứu Gartner, sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị IoT được đưa vào sử dụng, còn hiện tại trong năm 2017 ước tính có 8,4 tỷ thiết bị kết nối.
Cho nên 5G bắt buộc phải xuất hiện để mở đường cho IoT, chứ không chẳng làm ăn được gì với chuẩn 4G hiện nay – tuy có nhanh hơn 3G rất nhiều, nhưng nhìn chung vẫn có độ trễ nhất định.
Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó chiếc xe cũng có thể giao tiếp với hành khách, người đi bộ, các loại xe khác, xe đạp, đèn giao thông, trạm thu phí và các bộ phận khác của cơ sở hạ tầng đô thị. Các công ty ô tô sẽ ứng dụng IoT vào các mẫu xe hiện đại để từ đó giảm thiểu đến mức tối đa các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người trong năm 2020 trở đi.
Thật ra thì IoT cũng chẳng có gì lớn lao lắm mà không thể hiện thực hóa rộng khắp được, vấn đề là ở thời gian cũng như các trang thiết bị hiện đại đã sẵn sàng.
Ví dụ điển hình như hệ thống Flower Power H20 của Parrot (trình làng tại CES 2015), có khả năng tự động tưới lượng nước chính xác cho cây trong thời điểm thích hợp và đưa ra lời khuyên qua ứng dụng smartphone. Bên cạnh đó, hệ thống vườn thông minh của Edyn có thể theo dõi điều kiện thời tiết và giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc cây tốt hơn.
5G chính là chìa khóa để chúng ta bước vào thế giới IoT
4G hiện nay tuy đã được tối ưu hóa để độ trễ ít khi xuất hiện và mang đến hiệu quả tốt hơn, nhưng 5G mới chính là mạng di động đầu tiên được thiết kế để có khả năng mở rộng, linh hoạt và hiệu quả trong việc tiêu thụ điện năng. Nói cách khác, mỗi thiết bị và mạng được tạo ra dựa trên kết nối IoT, chúng sẽ chỉ được sử dụng khi cần đến, tránh lãng phí tài nguyên một cách không cần thiết.
Châu Tấn Toàn
Mạng di động 5G ra đời không chỉ giúp người dùng có thể tải dữ liệu nhanh hơn, xem phim 4K online thoải mái,… mà nó còn mang trong mình nhiều sứ mệnh khác. Chẳng hạn như bắt tay với mạng lưới Internet of Things (IoT), để mang đến cuộc sống hiện đại và hiệu quả hơn cho mọi người.
Người dùng ngày càng sử dụng nhiều dữ liệu hơn, bao gồm: Điện thoại thông minh, TV thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị thực tế ảo, máy bay Drone, xe tự hành, máy giặt, tủ lạnh, trợ lý ảo và cuối cùng, cái gọi là Internet of Things (IoT) đang ở giữa chúng ta.
Tất cả những công nghệ trên luôn ‘ngốn‘ một lượng lớn dữ liệu và hơn hết chúng cần có tốc độ kết nối nhanh, hiệu quả hơn cũng như tiêu thụ điện năng ít hơn, để duy trì được kết nối internet ở trạng thái ổn định nhất.
Và 5G chính là bước đệm cho sự phát triển lớn mạnh của IoT cũng như các thiết bị được tích hợp khả năng kết nối internet, bởi mạng di động thế hệ 5 này dự kiến cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn khoảng 100 lần so với chuẩn 4G phổ biến hiện nay.
Nếu không có 5G, IoT sẽ không tồn tại. Nói như vậy thì có vẻ hơi quá cường điệu trong năm 2017, nhưng nó rất có thể sẽ trở thành sự thật trong năm 2020. Bởi vào thời điểm đó, theo hãng nghiên cứu Gartner, sẽ có khoảng 20,4 tỷ thiết bị IoT được đưa vào sử dụng, còn hiện tại trong năm 2017 ước tính có 8,4 tỷ thiết bị kết nối.
Cho nên 5G bắt buộc phải xuất hiện để mở đường cho IoT, chứ không chẳng làm ăn được gì với chuẩn 4G hiện nay – tuy có nhanh hơn 3G rất nhiều, nhưng nhìn chung vẫn có độ trễ nhất định.
Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó chiếc xe cũng có thể giao tiếp với hành khách, người đi bộ, các loại xe khác, xe đạp, đèn giao thông, trạm thu phí và các bộ phận khác của cơ sở hạ tầng đô thị. Các công ty ô tô sẽ ứng dụng IoT vào các mẫu xe hiện đại để từ đó giảm thiểu đến mức tối đa các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người trong năm 2020 trở đi.
Thật ra thì IoT cũng chẳng có gì lớn lao lắm mà không thể hiện thực hóa rộng khắp được, vấn đề là ở thời gian cũng như các trang thiết bị hiện đại đã sẵn sàng.
Ví dụ điển hình như hệ thống Flower Power H20 của Parrot (trình làng tại CES 2015), có khả năng tự động tưới lượng nước chính xác cho cây trong thời điểm thích hợp và đưa ra lời khuyên qua ứng dụng smartphone. Bên cạnh đó, hệ thống vườn thông minh của Edyn có thể theo dõi điều kiện thời tiết và giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc cây tốt hơn.
5G chính là chìa khóa để chúng ta bước vào thế giới IoT
4G hiện nay tuy đã được tối ưu hóa để độ trễ ít khi xuất hiện và mang đến hiệu quả tốt hơn, nhưng 5G mới chính là mạng di động đầu tiên được thiết kế để có khả năng mở rộng, linh hoạt và hiệu quả trong việc tiêu thụ điện năng. Nói cách khác, mỗi thiết bị và mạng được tạo ra dựa trên kết nối IoT, chúng sẽ chỉ được sử dụng khi cần đến, tránh lãng phí tài nguyên một cách không cần thiết.