Khóc lóc, thanh minh chỉ biến bản thân thành người thua cuộc?

  1. Tâm lý học

Mình là một người khá nhạy cảm, khi bị hiểu lầm hoặc vô tình làm sai một điều gì đó, mình sẽ cố gắng thanh minh, giải thích bằng mọi cách. Nếu không được, bản thân mình sẽ cảm thấy khó chịu và uất ức, sợ người khác nghĩ sai về mình, nên mình rất dễ bị stress và buồn.

Mình có tâm sự với đứa bạn thân về những chuyện đó thì nó nói với mình rằng khóc lóc, thanh minh chỉ biến bản thân thành người thua cuộc mà không giải quyết được vấn đề gì cả. Thật sự câu nói này làm mình phải suy nghĩ rất nhiều.

Từ khóa: 

tâm lý học

Thực ra vì bạn là người nhạy cảm, bạn không muốn người khác hiểu lầm về bạn nên cố gắng giải thích nhưng đôi khi càng giải thích càng đẩy mình vào thế thua cuộc như bạn nói.

Ngày trước mình là người rất hiếu chiến, mình luôn muốn phải win, mình là nhất, mình không sai nhưng sau này mình nhận ra có sai thì làm sao đâu, nếu sai thì nói xin lỗi, tôi sẽ làm lại.

Ở đây mình không nói bạn sai hay đúng nhưng nhiều lúc sự thừa nhận là bạn có gây cho họ hiểu lầm hoặc giả như bạn không gây ra nhưng họ lại nghĩ vậy thì mình vẫn có phần lỗi vì truyền thông không tốt.

Do đó biết đâu một câu xin lỗi lại là lá bài tốt hơn, khiến bạn nhẹ lòng hơn và bớt lăn tăn hơn.

Cuộc sống mà, hài lòng tất cả mọi người là điều không thể.

Trả lời

Thực ra vì bạn là người nhạy cảm, bạn không muốn người khác hiểu lầm về bạn nên cố gắng giải thích nhưng đôi khi càng giải thích càng đẩy mình vào thế thua cuộc như bạn nói.

Ngày trước mình là người rất hiếu chiến, mình luôn muốn phải win, mình là nhất, mình không sai nhưng sau này mình nhận ra có sai thì làm sao đâu, nếu sai thì nói xin lỗi, tôi sẽ làm lại.

Ở đây mình không nói bạn sai hay đúng nhưng nhiều lúc sự thừa nhận là bạn có gây cho họ hiểu lầm hoặc giả như bạn không gây ra nhưng họ lại nghĩ vậy thì mình vẫn có phần lỗi vì truyền thông không tốt.

Do đó biết đâu một câu xin lỗi lại là lá bài tốt hơn, khiến bạn nhẹ lòng hơn và bớt lăn tăn hơn.

Cuộc sống mà, hài lòng tất cả mọi người là điều không thể.

Chào bạn, mình muốn chia sẻ với bạn thêm một số câu hỏi, mong rằng sẽ hữu ích:

- Theo bạn, người khác có quyền tự do trong ý nghĩ hay không? nếu họ nghĩ sai thì có ảnh hưởng cụ thể nào đến chất lượng cuộc sống của bản thân bạn?

- Nếu bạn đã thanh minh mà người đó vẫn kiên quyết nghĩ không đúng về bạn, thì giá trị của mối quan hệ đó nằm ở đâu?

- Những điều người khác nói, thể hiện, quan tâm có ý nghĩa như thế nào với bạn? Theo bạn, thì họ có biết hoặc có quan tâm đến điều ấy không? Nếu họ không biết và không quan tâm, thì đâu là lý do khiến bạn phải băn khoăn, suy nghĩ?

Chúc bạn an nhiên.

Ban đầu, bất kỳ ai bị hiểu lầm đều có mong muốn giải thích, hi vọng có thể làm sáng tỏ hiểu lầm đó với mọi người. Đó cũng là nỗi sợ hãi khi bị người ta xúc phạm, bị gièm pha, sợ cảm giác bị đàm tiếu và cô lập. Rất nhiều người không chịu được nỗi sợ ấy và trở nên nhạy cảm với ánh mắt người đời. Nhưng khi thời gian qua đi, họ sẽ nhận ra điều đó hoàn toàn không cần thiết vì sau hiểu lầm này sẽ lại có những hiểu lầm khác, họ có thể giải thích được mãi không? Tốt nhất là đừng vội biện minh bất cứ điều gì. Thay vì nói quá nhiều, chúng ta chỉ nên mở miệng một vài năm và biết cách im lặng hàng thập kỷ. Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời tốt nhất.

Bên cạnh đó, những lời thanh minh, giải thích, thậm chí khóc lóc tâm sự, còn khiến chúng ta rơi vào thế yếu và bị người khác thương hại. Thay vì làm điều đó, sao không chọn cho mình niềm kiêu hãnh của kẻ mạnh và khiến người xung quanh phải ngước nhìn? Thay vì sợ mình không đủ tốt trong mắt người ngoài, chúng ta nên sợ mình đang lãng phí thời gian quý báu, làm ảnh hưởng sự tập trung hay mất cảm giác ngon miệng của bữa tối nay thì hơn.

Cuộc sống thực sự không cần nhiều lời giải thích. Nhân gian muôn màu, nhân sinh thì muôn dạng. Vậy nên làm người không nhất thiết phải giải thích bản thân mình cho người khác. Bởi người hiểu mình thì không cần giải thích, còn kẻ không hiểu thì giải thích cũng bằng không. Từ giờ trở đi, bạn hãy học cách sống theo đúng ý mình và dành thời gian cho những điều mình muốn, bỏ ngoài tai định kiến của người ngoài.

Ngừng giải thích với người khác và hãy sống đúng với bản thân! Chỉ có cách này, chúng ta mới có thể tự hào nói rằng cuộc sống đáng giá biết bao. Chúng ta sẽ là người chiến thắng duy nhất trong cuộc đời của chính mình.