Khoa Việt Nam học sau khi ra trường làm nghề gì?
kiến thức chung
Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa. Vì thế, sinh viên học ngành Việt Nam học có cơ hội nghề nghiệp rất phong phú và hấp dẫn, trong đó phải kể đến 4 ngành nghề sau:
1. Hướng dẫn viên du lịch (đây là một nghề khá thù vị và hấp dẫn đối với các bạn sinh viên của khoa, các bạn se được trải nghiệm, được đi nhiều nơi, khám phá nhiều cảnh đẹp, văn hóa, phong tục khác nhau của con người Việt Nam, được giao lưu với người nước ngoài, kết bạn 4 phương)
2. Làm việc tại các viện nghiên cứu văn hóa; quản lý văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài,các công ty lữ hành, du lịch; cơ quan văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch; cơ quan hành chính, sự nghiệp; các tổ chức chính trị - xã hội; các tổ chức quốc tế và phi chính phủ trong - ngoài nước (công việc này đòi hỏi sự đam mê khám phá, tìm tòi, nghiên cứu về văn hóa Việt Nam)
3. Làm việc trong cơ quan báo chí, tuyên truyền hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện (đòi hỏi sinh viên cần có kiến thức văn hóa vững chắc và phong phú)
4. Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (công việc này không chỉ giúp sinh viên trau dồi về ngoại ngữ mà thông qua việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, sinh viên có thể quảng bá văn hóa Việt, quảng bá về du lịch Việt, mở rộng mối quan hệ xã hội…)
Cả 4 ngành nghề trên đều là 4 cơ hội nghề nghiệp rất tốt cho sinh viên của ngành VNH. Tuy nhiên, ngành hướng dẫn viên du lịch là cơ hội nghề nghiệp tốt nhất vì: Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến nay, cả nước có khoảng 17.387 hướng dẫn viên du lịch, bao gồm 9.920 hướng dẫn viên quốc tế phục vụ cho gần 14 triệu lượt khách và 7.467 hướng dẫn viên nội địa phục vụ hơn 45 triệu lượt khách. Trong khi thực tế, để phục vụ lượng khách trên, cần tối thiểu khoảng 25.000 hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 hướng dẫn viên nội địa. vì thế, ngành du lịch đang rất cần những đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, giỏi về trình độ và kĩ năng nghề nghiệp, tác phong tốt, trách nhiệm vời nghề. Người hướng dẫn viên phải mang tâm thế không chỉ kiếm thu nhập cho bản thân mà quan trọng hơn cả là đang gánh trên vai về hình ảnh của Đất Nước, có trách nhiệm quảng bá nền văn hóa nước mình, quảng bá những nét đặc sắc của nước mình với du khách nước ngoài. Nếu làm tốt những công việc này thì đó chính là một cơ hội tốt để nước ta giao lưu và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên nền công nghiệp không khói phát triển.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hoàng Thị Hương Giang