Khoa Văn học của Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội khác với những trường đại học khác ở điểm nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nếu bạn có mong muốn trở thành phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói; giảng viên trong các trường đại học hay giáo viên cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm công tác văn hoá, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã hội…, Khoa Văn học là nơi có thể chắp cánh cho những ước mơ đó của bạn. 1.Về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: . Tiếng Việt: Văn học . Tiếng Anh: Literature - Mã số ngành đào tạo: 7 22 03 30 - Trình độ đào tạo: Đại học - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng sau tốt nghiệp: . Tiếng Việt: Cử nhân ngành Văn học . Tiếng Anh: The Degree of Bacherlor in Literature - Đơn vị đào tạo: Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2.Mục tiêu đào tạo 2.1 Hệ chuẩn Chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ đại học ngành Văn học nhằm đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật). Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài). Chương trình đào tạo hướng tới mục đích: - Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới. - Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác, đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau. - Giúp cho sinh viên thấm nhuần tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trân trọng và phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc và thế giới, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2 Hệ chất lượng cao - Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có trình độ chuyên môn sâu, khả năng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành cao. - Cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có kiến thức nền tảng về lí luận văn học, lượng kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, lượng kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới; đồng thời, cử nhân chất lượng cao có lượng kiến thức mới, cập nhật, có tính chất phát hiện, khám phá về văn học. - Rèn luyện cho cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có kĩ năng thành thạo, sắc sảo về tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác để đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau. - Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật). Cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài). - Giúp cho cử nhân chất lượng cao ngành Văn học thấm nhuần tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trân trọng và phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc và thế giới, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3 - Cơ hội nghề nghiệp 3.1 - Người làm báo Hãy thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để “săn tin”. Một cảnh ngộ khó khăn cần được xã hội giúp đỡ, một gương mặt học sinh nghèo đỗ thủ khoa cần vinh danh, một hành động đánh đập trẻ em tàn nhẫn cần lên án… Tất cả đều có thể là những câu chuyện để bạn đưa lên mặt báo. - Năng lực bạn cần có: Bạn trước tiên phải là người giàu lòng trắc ẩn, biết rung cảm trước những cảnh đời éo le, biết căm phẫn trước những bất công xã hội và khao khát góp công sức làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ lên án và phê phán nó. Với tính chất nghề nghiệp là phải đưa các thông tin nhanh, mới, cập nhật nên sự năng động và nhạy bén là tố chất không thể thiếu đối với người làm báo. Nghề báo đôi khi còn đòi hỏi bạn phải có một tinh thần quả cảm và dám hy sinh. Và tất nhiên, một kỹ năng rất cần thiết là bạn phải có khả năng viết lách tốt, nếu nó chưa phải là năng lực bạn hiện có thì sẽ phải là mục tiêu để bạn phấn đấu nếu muốn lựa chọn nghề này.
Trả lời
Nếu bạn có mong muốn trở thành phóng viên trong các lĩnh vực báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói; giảng viên trong các trường đại học hay giáo viên cấp III; nhà nghiên cứu văn học; nhà biên kịch; biên tập viên tại các nhà xuất bản; nhà quản lí tại các đơn vị làm công tác văn hoá, nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức chính trị, xã hội…, Khoa Văn học là nơi có thể chắp cánh cho những ước mơ đó của bạn. 1.Về chương trình đào tạo - Tên ngành đào tạo: . Tiếng Việt: Văn học . Tiếng Anh: Literature - Mã số ngành đào tạo: 7 22 03 30 - Trình độ đào tạo: Đại học - Thời gian đào tạo: 04 năm - Tên văn bằng sau tốt nghiệp: . Tiếng Việt: Cử nhân ngành Văn học . Tiếng Anh: The Degree of Bacherlor in Literature - Đơn vị đào tạo: Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2.Mục tiêu đào tạo 2.1 Hệ chuẩn Chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ đại học ngành Văn học nhằm đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học THPT, cao đẳng, đại học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật). Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời, có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài). Chương trình đào tạo hướng tới mục đích: - Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới. - Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác, đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau. - Giúp cho sinh viên thấm nhuần tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trân trọng và phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc và thế giới, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2 Hệ chất lượng cao - Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có trình độ chuyên môn sâu, khả năng nghiên cứu, ứng dụng, thực hành cao. - Cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có kiến thức nền tảng về lí luận văn học, lượng kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, lượng kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học chính trên thế giới; đồng thời, cử nhân chất lượng cao có lượng kiến thức mới, cập nhật, có tính chất phát hiện, khám phá về văn học. - Rèn luyện cho cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có kĩ năng thành thạo, sắc sảo về tư duy lí luận, phương pháp luận nghiên cứu và phê bình văn học, phương pháp giảng dạy văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học, nắm vững nghiệp vụ báo chí và sáng tác để đáp ứng nhiều ngành nghề và địa bàn công tác khác nhau. - Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Văn học làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan đến văn học (giảng dạy văn học ở các bậc học; hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật). Cử nhân chất lượng cao ngành Văn học có khả năng nghiên cứu, bảo tồn di sản văn học dân tộc; có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định sáng tác văn học đương đại phục vụ cho các cơ quan báo chí, xuất bản; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài). - Giúp cho cử nhân chất lượng cao ngành Văn học thấm nhuần tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, trân trọng và phát huy những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc và thế giới, góp phần vào việc xây dựng một đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống tinh thần của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3 - Cơ hội nghề nghiệp 3.1 - Người làm báo Hãy thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống để “săn tin”. Một cảnh ngộ khó khăn cần được xã hội giúp đỡ, một gương mặt học sinh nghèo đỗ thủ khoa cần vinh danh, một hành động đánh đập trẻ em tàn nhẫn cần lên án… Tất cả đều có thể là những câu chuyện để bạn đưa lên mặt báo. - Năng lực bạn cần có: Bạn trước tiên phải là người giàu lòng trắc ẩn, biết rung cảm trước những cảnh đời éo le, biết căm phẫn trước những bất công xã hội và khao khát góp công sức làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ lên án và phê phán nó. Với tính chất nghề nghiệp là phải đưa các thông tin nhanh, mới, cập nhật nên sự năng động và nhạy bén là tố chất không thể thiếu đối với người làm báo. Nghề báo đôi khi còn đòi hỏi bạn phải có một tinh thần quả cảm và dám hy sinh. Và tất nhiên, một kỹ năng rất cần thiết là bạn phải có khả năng viết lách tốt, nếu nó chưa phải là năng lực bạn hiện có thì sẽ phải là mục tiêu để bạn phấn đấu nếu muốn lựa chọn nghề này.