Khoa học về niềm tin - Chìa khóa của sức mạnh tuyệt đối!
Nếu bạn là người đam mê đọc sách, tham gia các khóa học phát triển bản thân hay thích thú với những video làm giàu trên mạng. Mình chắc rằng bạn thường xuyên được nghe qua từ khóa liên quan quan đến “ niềm tin” cũng như sức mạnh của nó.
Thật đáng tiếc rằng cách truyền tải của họ làm cho người nhận chưa thấy được tầm quan trọng của niềm tin và vận dụng nó ra sao. Chủ yếu là khuyên con người có niềm tin vào một thứ gì đó mà họ muốn, nhà giàu, hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là niềm tin trên miệng, sẽ thật khó nếu không có những bằng chứng chứng minh sức mạnh của niềm tin. Bài viết này mình sẽ chia sẻ những thí nghiệm, khoa học mình thu thập được để làm sáng tỏ hơn sự thật về NIỀM TIN cho mọi người.
1. Niềm tin tích cực và sức chịu đựng
Vào những năm 1950, một nhà khoa học tên Curt Richter đã thực hiện một thí nghiệm kinh hoàng với chuột. Ông bỏ 12 con chuột vào những cái lọ chứa nước để xem chúng có thể sống sót được bao lâu. Không bất ngờ, tất cả các con chuột bị chết do đuối nước sau 15 phút.
Lần thí nghiệm thứ hai, ông giáo sư thí nghiệm lại nhưng với sự thay đổi. Khi các con chuột chuẩn bị kiệt sức, ông lấy chúng ra, hong khô và để chúng nghỉ vài phút, sau đó mới cho chúng lại vào trong lọ - lần thứ hai.
Trong lần thí nghiệm thứ hai này, mọi người nghĩ con chuột có thể trụ được bao lâu. Hãy nhớ rằng chúng vừa bơi kiệt sức cách đấy vài phút nhé. Và kết quả không phải 5 phút, 10 phút, 15 phút, 1 tiếng mà là 60 giờ đồng hồ. Thời gian bơi của chúng gấp khoảng 240 lần so với lần đầu. Có một con chuột thậm chí trụ được đến 81 tiếng.
Kết luận được đưa ra là, vì con chuột được tin rằng chúng sẽ được cứu thêm một lần nữa nên chúng đẩy giới hạn của bản thân lên trên cả giới hạn của cơ thể - điều mà chúng cho là bất khả thi.
Niềm tin tích cực và sự lạc quan luôn là yếu tố quan trọng nhất để vượt qua thử thách. Sẽ thật tuyệt vời nếu có bạn có những niềm tin này. Vậy làm sao để làm cho bản thân có những niềm tin mạnh mẽ như vậy.
2. Thay đổi môi trường trước thay vì thay đổi tư duy
Nhà sinh vật học nghiên cứu về gen người Bruce Lipton – hiện đang có nửa triệu người đăng kí trên kênh Youtube của ông. Người dành cả một đời để đi chứng minh rằng sự thay đổi chức năng gen không phải do đột biến mà do chính môi trường tạo nên. Ông đã sử dụng các tế bào gốc nhân bản có trong cơ thể con người chúng ta. Khi ông đưa các tế bào này vào 3 lọ nuôi trong 3 môi trường khác nhau (mô xương, mô mỡ và mô cơ), ông nhận thấy sự phát triển của nó thay đổi tùy vào hoàn cảnh của môi trường. Lọ thứ nhất nuôi cùng với tế bào xương, ông nhận được các tế bào ban đầu là xương. Hai lọ còn lại thì nhận được mô cơ bắp và mô mỡ. Điều này vô cùng thú vị, bởi lẽ từ trước đến nay, khoa học luôn cho rằng các tế bào phát triển được quy định bởi bộ gene của chúng ta, chứ không phải là môi trường sống. Vì vậy, phát hiện này của ông đã không được cộng đồng khoa học chấp nhận dễ dàng.
Nghiên cứu tế bào gốc đầu tiên của Bruce Lipton năm 1967
Như bài viết trước mình đã chỉ rõ rằng tất cả chúng ta có “phần cứng” giống nhau nhưng có người thành công, có người thất bại. Bởi vì sự khác nhau của “phần mềm” mỗi người tự lập trình nên các tế bào thông qua những trải nghiệm sống, suy nghĩ, cảm xúc,...
Mọi người có thể đọc bài viết trước tại đây:
Thông điệp bài viết này mình muốn gửi gắm đó là niềm tin là có thật và để nuôi dưỡng nó thì bạn cần phải có môi trường thích hợp. Việc bạn một mình phát triển bản thân giống như ngọn nến nhỏ trong một căn phòng có nhiều cái quạt gió. Bạn vẫn có thể sáng cả căn phòng nhưng nó rất dễ bị dập tắt. Thay đổi tư duy là cốt lỗi, nó có thể sinh ra, Nhưng thứ mà ảnh hưởng đến con người bạn nhanh nhất đó chính là môi trường sống!
khoa học
,tư duy
Lâu lâu mới đọc 1 bài, quả ko uổng công đọc :D
Niềm tin tạo nên ý chí, ý chí dẫn đến thành công. 😁
Nguyễn Quang Vinh
Lâu lâu mới đọc 1 bài, quả ko uổng công đọc :D
Niềm tin tạo nên ý chí, ý chí dẫn đến thành công. 😁