Khoa học và tâm linh liệu có tách rời?
khoa học
,tâm linh
Khoa học hay tâm linh đều sinh ra để giải đáp những câu hỏi của loài người về những bí ẩn trong vũ trụ, tâm linh ra đời trước, khoa học ra đời sau.
Bản chất tâm linh là dùng lý luận và trải nghiệm để giải thích các hiện tượng, sự vật, còn khoa học thì dùng các phương pháp đo đạc, nghiên cứu, phân tích, thực nghiệm. Và vì khoa học được toàn thế giới sử dụng nên nó có quy chuẩn chung để làm thước đo độ đúng sai, còn tâm linh thì không, mỗi nền văn minh lại có sự tín nhiệm và lập luận khác nhau. Nhưng nếu xâu chuỗi lại toàn bộ các nền văn minh từng xuất hiện trên trái đất thì chúng đều có những điểm chung rất giống nhau về các trải nghiệm tâm linh như ma quỷ, thần giao cách cảm, gọi hồn, tiên tri, công năng đặc dị....Và vì khoa học CHƯA THỂ GIẢI THÍCH được các hiện tượng này nên chúng được xếp chung thành "tâm linh". Tuy nhiên khi các thiết bị đo đạc ngày càng tân tiến, kiến thức của vũ trụ càng ngày càng được khám phá và mở rộng thì những sự kiện tâm linh kia sẽ được giải đáp dưới góc độ khoa học.
Ví dụ rất nhiều hiện tượng trong thế giới vi mô, thế giới của các nguyên tử, ta gọi chung là lượng tử giới đều không thể giải thích hoàn toàn thuyết phục bằng khoa học hiện đại, ngay đến Einstein còn bác bỏ các tính chất mà ông gọi là "ma quái" - không thể tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Trong cơ học lượng tử:
- Một hạt có thể ở nhiều nơi cùng 1 lúc
- Hai hạt có thể liên kết với nhau tức thì bất chấp khoảng cách
- Một hạt có thể tồn tại dưới nhiều dạng cùng lúc (vừa là sóng vừa là hạt)....
Từ năm 1927 Einstein đã cho rằng Cơ học lượng tử là không hoàn chỉnh. Einstein nghĩ rằng vật lý học phải mô tả thiên nhiên đúng như thật sự của nó. Trong cuộc trò chuyện giữa Einstein với Abraham Pais, Einstein đặt ra câu hỏi thách thức: “Mặt trăng có còn đó hay không nếu chẳng ai nhìn nó?“ với hàm ý nghi ngờ cơ học lượng tử.
Vì giả sử mặt trăng tuân theo các quy tắc của lượng tử thì khi không có ai quan sát nó sẽ có thể vô định và không tồn tại.
Sự chống đối lên đến đỉnh cao khi Einstein cùng Podolsky và Rosen đưa ra cái gọi là nghịch lý EPR (lấy theo chữ đầu từ tên của ba người). Tên bài báo là: Liệu sự mô tả thực tại vật lý bằng cơ học lượng tử có thể xem là đầy đủ hay không?
Nghịch lý này là tâm điểm của một cuộc tranh luận nảy lửa giữa Einstein và Niels Bohr.
Và cuối cùng Einstein đã chấp nhận thất bại và cơ học lượng tử ra đời như một cú sốc về sự hiểu biết của con người với tự nhiên.
Hoặc bạn có thể tham khảo seri về lượng tử này của mình để hiểu thêm về sự bí ẩn của thế giới tự nhiên mà chẳng khác tâm linh là mấy, chúng ta có thể đo đạc, thực nghiệm và chứng kiến chúng xảy ra, nhưng để giải đáp nguyên nhân sâu xa đằng sau chúng thì loài người vẫn chưa thể làm được.
Trường Vũ
Khoa học hay tâm linh đều sinh ra để giải đáp những câu hỏi của loài người về những bí ẩn trong vũ trụ, tâm linh ra đời trước, khoa học ra đời sau.
Bản chất tâm linh là dùng lý luận và trải nghiệm để giải thích các hiện tượng, sự vật, còn khoa học thì dùng các phương pháp đo đạc, nghiên cứu, phân tích, thực nghiệm. Và vì khoa học được toàn thế giới sử dụng nên nó có quy chuẩn chung để làm thước đo độ đúng sai, còn tâm linh thì không, mỗi nền văn minh lại có sự tín nhiệm và lập luận khác nhau. Nhưng nếu xâu chuỗi lại toàn bộ các nền văn minh từng xuất hiện trên trái đất thì chúng đều có những điểm chung rất giống nhau về các trải nghiệm tâm linh như ma quỷ, thần giao cách cảm, gọi hồn, tiên tri, công năng đặc dị....Và vì khoa học CHƯA THỂ GIẢI THÍCH được các hiện tượng này nên chúng được xếp chung thành "tâm linh". Tuy nhiên khi các thiết bị đo đạc ngày càng tân tiến, kiến thức của vũ trụ càng ngày càng được khám phá và mở rộng thì những sự kiện tâm linh kia sẽ được giải đáp dưới góc độ khoa học.
Ví dụ rất nhiều hiện tượng trong thế giới vi mô, thế giới của các nguyên tử, ta gọi chung là lượng tử giới đều không thể giải thích hoàn toàn thuyết phục bằng khoa học hiện đại, ngay đến Einstein còn bác bỏ các tính chất mà ông gọi là "ma quái" - không thể tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Trong cơ học lượng tử:
Từ năm 1927 Einstein đã cho rằng Cơ học lượng tử là không hoàn chỉnh. Einstein nghĩ rằng vật lý học phải mô tả thiên nhiên đúng như thật sự của nó. Trong cuộc trò chuyện giữa Einstein với Abraham Pais, Einstein đặt ra câu hỏi thách thức: “Mặt trăng có còn đó hay không nếu chẳng ai nhìn nó?“ với hàm ý nghi ngờ cơ học lượng tử.
Vì giả sử mặt trăng tuân theo các quy tắc của lượng tử thì khi không có ai quan sát nó sẽ có thể vô định và không tồn tại.
Sự chống đối lên đến đỉnh cao khi Einstein cùng Podolsky và Rosen đưa ra cái gọi là nghịch lý EPR (lấy theo chữ đầu từ tên của ba người). Tên bài báo là: Liệu sự mô tả thực tại vật lý bằng cơ học lượng tử có thể xem là đầy đủ hay không?
Nghịch lý này là tâm điểm của một cuộc tranh luận nảy lửa giữa Einstein và Niels Bohr.
Và cuối cùng Einstein đã chấp nhận thất bại và cơ học lượng tử ra đời như một cú sốc về sự hiểu biết của con người với tự nhiên.
Có thể mặt trăng sẽ không tồn tại khi tất cả nhân loại không còn ai tồn tại để nhìn lên nó.
www.noron.vn
Hoặc bạn có thể tham khảo seri về lượng tử này của mình để hiểu thêm về sự bí ẩn của thế giới tự nhiên mà chẳng khác tâm linh là mấy, chúng ta có thể đo đạc, thực nghiệm và chứng kiến chúng xảy ra, nhưng để giải đáp nguyên nhân sâu xa đằng sau chúng thì loài người vẫn chưa thể làm được.
Tổng hợp các bài vật lý lượng tử dành cho đại chúng
www.noron.vn
AutumnTH
Nguyễn Hữu Hoài
Khoa học: giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Tâm linh: giải thích các hiện tượng siêu nhiên.
Hiện tượng tự nhiên thì sẽ quan sát hoặc chứng thực được thông qua thực nghiệm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể QUAN SÁT THẤY (hoặc thông qua thực nghiệm chứng thực) nhưng có thể được giải thích hoặc không thể giải thích được.
Hiện tượng siêu nhiên thì không thể quan sát hay chứng thực được, cũng không thể giải thích được. Vì nếu quan sát hay chứng thực, giải thích được thì lúc đó tâm linh sẽ trở thành khoa học, hiện tượng siêu nhiên sẽ trở thành tự nhiên.
Như vậy câu hỏi đặt ra bây giờ là: Các hiện tượng tâm linh có tồn tại không? Làm sao để chứng minh điều đó?
Nếu câu hỏi này được trả lời là có tồn tại thế giới tâm linh, thì lúc đó tâm linh là đối tượng nghiên cứu của khoa học và nó sẽ trở thành khoa học.
Nếu câu trả lời là không tồn tại thế giới tâm linh, mà chỉ là những suy tưởng, sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thì lúc này tâm linh chỉ là những sản phẩm tưởng tượng, không có thật, không cần phải bàn đến nữa.
Chung quy lại, dù là khoa học hay tâm linh, tự nhiên hay siêu nhiên, thì nó phải tồn tại trước đã thì mọi chuyện sau đó mới có ý nghĩa. Nếu thế giới tâm linh có thật thì nó chính xác là khoa học. Tuy nhiên tâm linh theo nghĩa của các tôn giáo thì cũng có nhiều dạng khác nhau. Chắc chắn sẽ có ít nhất 1 trong số đó là không tồn tại, hoặc tất cả đều không tồn tại.
Như vậy ta khẳng định tâm linh trong ngữ nghĩa là các hiện tượng siêu nhiên có thật nhưng chưa được giải mã. Thì nó cũng giống như những gì khoa học chưa khám phá ra. Và có thể kết luận là không tách rời.
Còn nếu ai đó nói rằng Tâm linh là những gì Khoa học KHÔNG THỂ giải thích. Tức là nó vĩnh viễn không được giải thích, thì nó là tách rời. Hay nói cách khác là khoa học tồn tại những giới hạn không thể vượt qua như định lý bất toàn. Lúc này lại xuất hiện một sự bất toàn, đó là không thể nào khẳng định hay phủ nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh. Kể cả khi bạn trực tiệp trải nghiệm nó, thì cũng chưa thể khẳng định, rất có thể nó là do sự ảo tưởng của chính mình.
Tuy nhiên còn có một khả năng liên quan đến giới hạn nhận thức của con người, giúp chúng ta có thể biết được sự tồn tại của thế giới tâm linh. Khoa học có thể có giới hạn hoặc không. Nhận thức của con người cũng vậy, có thể nó là hữu hạn, có thể nó là vô hạn hoặc ít ra là hơn những gì chúng ta nghĩ. Bằng cách nào đó chúng ta khai mở được khả năng nhận thức và tự mình nhận thức được thế giới tâm linh, nhưng chắc chắn một điều là không thể chứng minh nó tồn tại cho một người khác được, vì khoa học không thể vượt qua được giới hạn đó. Chúng ta cũng nghe nói nhiều người có khả năng này nhưng cũng chẳng có cách nào để biết được họ có nói thật hay không. Vì ở khía cạnh này, tâm linh vượt ra khỏi những giới hạn cao nhất mà khoa học có thể chạm đến nhưng nhận thức trực giác của bạn lại có thể chạm đến. Tất nhiên chỉ là giả thuyết.
Lúc này tâm linh và khoa học như ban ngày và ban đêm vậy, không bao giờ gặp nhau được.
Vì vậy, tùy theo bạn hiểu thế nào là tâm linh mà nó tách rời hoặc không tách rời.
Nhà tư tưởng
Tâm linh và khoa học không tách rời. Tâm linh chính là chủ đề, nhiệm vụ muôn thủa của khoa học.
Loài người ngay từ sơ khai đã khao khát thấu hiểu bí mật của sự sống. Và khoa học là công cụ, là phương pháp để con người đạt được bí mật đó.
Các tôn giáo đưa ra các đáp án cho đời sống tâm linh khác nhau dựa trên các phương thức ngụy khoa học. Tất cả các tôn giáo đều lợi dụng ngụy khoa học để xây dựng và củng cố niềm tin cho giáo lý của mình. Với họ tôn giáo của họ là thứ đúng đắn, khoa học, tuyệt vời nhất.