Khoa học kỹ thuật Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật cho đến thời Minh. Những phát hiện và phát minh từ thời cổ của Trung Quốc, như cách làm giấy, in, la bàn, và thuốc súng (Tứ đại phát minh), về sau trở nên phổ biến tại châu Á và châu Âu. Đây được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh như bàn tính, cung tên, bàn đạp ngựa, sơn mài, bánh lái, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy. Những địa hạt nghiên cứu kỹ thuật khác: Toán học: các ứng dụng toán học của Trung Quốc thời xưa là kiến trúc và địa lý. Số π đã được nhà toán học Tổ Xung Chi tính chính xác đến số thứ 7 từ thế kỷ thứ V. Hệ Thập phân đã được dùng ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV TCN. Tam giác Pascal được nhà toán học Lưu Dương Huy tìm ra từ lâu trước khi Blaise Pascal ra đời. Những nhà toán học tại Trung Quốc là những người đầu tiên sử dụng số âm.[203][204] Sinh học: các nghiên cứu sinh học tương đối phát triển, và các ghi chép lịch sử vẫn còn được tra cứu cho đến ngày nay như dược điển về các cây thuốc. Y học: Y học Trung Quốc và phẫu thuật đã phát triển cao tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, và nhiều lĩnh vực vẫn còn được xem là nổi bật. Chúng tiếp tục giữ vai trò lớn mạnh trong cộng đồng y học quốc tế, và cũng đã được phương Tây công nhận như các phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế trong vài thập niên gần đây. Một thí dụ là khoa châm cứu, mặc dù được coi như một phương pháp y học tại Trung Quốc và các nước xung quanh, nhưng lại từng là đề tài gây tranh luận tại phương Tây. Tuy nhiên, khoa khám nghiệm tử thi đã không được chấp nhận (ở Trung Quốc), vì người ta cho rằng không nên xâm phạm xác chết. Dù thế, nhiều bác sĩ không tin điều này đã tăng cường sự hiểu biết về giải phẫu học. Thuật giả kim là hóa học theo trường phái Đạo giáo, rất khác với hóa học hiện đại. Thiên văn Trung Quốc và các chòm sao đã thường được dùng cho bói toán. Các phát minh quân sự bao gồm cung tên, bàn đạp ngựa, hơi độc, hơi cay (làm từ bột chanh), các bản đồ giải vây dùng cho kế hoạch đánh trận, diều chở người, hỏa tiễn, thuốc súng, thuốc nổ, các dạng sơ khai của súng ngắn, và súng thần công. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, thế giới phương Tây vượt qua Trung Quốc trên phương diện phát triển khoa học và kỹ thuật.[205] Sau những thất bại quân sự liên tục trước các quốc gia phương Tây trong thế kỷ XIX, những nhà cải cách người Trung Quốc bắt đầu đề xướng khoa học và kỹ thuật hiện đại, một phần của vận động Tự cường. Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, họ tiến hành các nỗ lực nhằm tổ chức khoa học và kỹ thuật dựa theo mô hình của Liên Xô, theo đó nghiên cứu khoa học là bộ phận của kế hoạch tập trung.[206] Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976, khoa học kỹ thuật được xác định là một trong "Bốn cái hiện đại hóa",[207] và chế độ học thuật theo phong cách Liên Xô dần được cải cách.[208] Kể từ khi kết thúc Cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học,[209] dành trên 100 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học riêng trong năm 2011.[210] Khoa học và kỹ thuật được nhìn nhận là trọng yếu để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị, và có ảnh hưởng như một nguồn tự hào dân tộc đến mức đôi khi được mô tả là "Chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật".[211] Mặc dù một số nhà khoa học sinh tại Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Vật lý và giải Nobel Hóa học, song họ đều đạt học vị tiến sĩ và tiến hành nghiên cứu đoạt giải Nobel tại phương Tây.[i] Hiện tại thì Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cáo buộc ăn cắp công nghệ như một phần trong xu hướng hiện đại hóa đất nước. Việc giành lấy các công nghệ bí mật một cách bất hợp pháp sẽ ít tốn kém và giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa bằng cách bỏ qua các vấn đề đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu để giải quyết từ kinh tế cho đến quân sự bằng nhiều con đường khác nhau[217][218]. Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng hệ thống giáo dục của mình với trọng tâm là khoa học, toán học, và kỹ thuật; năm 2009, hệ thống này đào tạo ra trên 10.000 tiến sĩ kỹ thuật, và 500.000 cử nhân, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[219] Trung Quốc cũng là nơi xuất bản các bài báo khoa học nhiều thứ hai trên thế giới, với 121.500 bài trong năm 2010.[220] Các công ty kỹ thuật của Trung Quốc như Huawei và Lenovo đứng hàng đầu thế giới về viễn thông và điện toán cá nhân,[221][222][223] và các siêu máy tính Trung Quốc luôn có tên trong danh sách mạnh nhất thế giới.[224][225] Trung Quốc cũng trải qua một sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng robot công nghiệp; từ năm 2008 đến năm 2011, việc lắp đặt robot đa chức năng tăng đến 136%.[226] Trong 10 năm từ 2000 tới 2010, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc so với cả thế giới đã tăng từ 6% lên 22%, trong khi đó tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 15%. 16 trường đại học của Trung Quốc đã lọt vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn năm 2013, trong đó có cả các trường đại học của Hong Kong. Trung Quốc đã thành lập hai trung tâm công nghệ cao là Thâm Quyến và Công viên khoa học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, cũng như nhiều "công viên khoa học" ở hàng loạt thành phố lớn của đất nước. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong xuất khẩu của Trung Quốc dao động trong khoảng từ 25 - 30%. Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Lenovo, Huawei, Xiaomi, Coolpad, ZTE... đã bắt đầu cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới. Chương trình không gian của Trong Quốc nằm vào hàng tích cực nhất thế giới, và là một nguồn quan trọng của niềm tự hào dân tộc.[227][228] Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I, trở thành quốc gia thứ năm có thể thực hiện điều này một cách độc lập.[229] Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba độc lập đưa người vào không gian, với chuyến bay vũ trụ của Dương Lợi Vĩ trên Thần Châu 5; đến tháng 6 năm 2013, có 10 công dân Trung Quốc đã thực hiện hành trình vào không gian. Năm 2011, môđun trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc là Thiên Cung 1 được phóng, đánh dấu bước đầu tiên trong một kế hoạch nhằm lắp ráp một trạm quy mô lớn có người điều khiển vào đầu thập niên 2020.[230] Năm 2013, Trung Quốc thành công trong việc hạ cánh tàu thăm dò Thường Nga 3 và một xe tự hành Ngọc Thố lên Mặt Trăng.
Trả lời
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật cho đến thời Minh. Những phát hiện và phát minh từ thời cổ của Trung Quốc, như cách làm giấy, in, la bàn, và thuốc súng (Tứ đại phát minh), về sau trở nên phổ biến tại châu Á và châu Âu. Đây được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh như bàn tính, cung tên, bàn đạp ngựa, sơn mài, bánh lái, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy. Những địa hạt nghiên cứu kỹ thuật khác: Toán học: các ứng dụng toán học của Trung Quốc thời xưa là kiến trúc và địa lý. Số π đã được nhà toán học Tổ Xung Chi tính chính xác đến số thứ 7 từ thế kỷ thứ V. Hệ Thập phân đã được dùng ở Trung Quốc từ thế kỷ XIV TCN. Tam giác Pascal được nhà toán học Lưu Dương Huy tìm ra từ lâu trước khi Blaise Pascal ra đời. Những nhà toán học tại Trung Quốc là những người đầu tiên sử dụng số âm.[203][204] Sinh học: các nghiên cứu sinh học tương đối phát triển, và các ghi chép lịch sử vẫn còn được tra cứu cho đến ngày nay như dược điển về các cây thuốc. Y học: Y học Trung Quốc và phẫu thuật đã phát triển cao tại nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử, và nhiều lĩnh vực vẫn còn được xem là nổi bật. Chúng tiếp tục giữ vai trò lớn mạnh trong cộng đồng y học quốc tế, và cũng đã được phương Tây công nhận như các phương pháp trị liệu bổ sung và thay thế trong vài thập niên gần đây. Một thí dụ là khoa châm cứu, mặc dù được coi như một phương pháp y học tại Trung Quốc và các nước xung quanh, nhưng lại từng là đề tài gây tranh luận tại phương Tây. Tuy nhiên, khoa khám nghiệm tử thi đã không được chấp nhận (ở Trung Quốc), vì người ta cho rằng không nên xâm phạm xác chết. Dù thế, nhiều bác sĩ không tin điều này đã tăng cường sự hiểu biết về giải phẫu học. Thuật giả kim là hóa học theo trường phái Đạo giáo, rất khác với hóa học hiện đại. Thiên văn Trung Quốc và các chòm sao đã thường được dùng cho bói toán. Các phát minh quân sự bao gồm cung tên, bàn đạp ngựa, hơi độc, hơi cay (làm từ bột chanh), các bản đồ giải vây dùng cho kế hoạch đánh trận, diều chở người, hỏa tiễn, thuốc súng, thuốc nổ, các dạng sơ khai của súng ngắn, và súng thần công. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVII, thế giới phương Tây vượt qua Trung Quốc trên phương diện phát triển khoa học và kỹ thuật.[205] Sau những thất bại quân sự liên tục trước các quốc gia phương Tây trong thế kỷ XIX, những nhà cải cách người Trung Quốc bắt đầu đề xướng khoa học và kỹ thuật hiện đại, một phần của vận động Tự cường. Sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, họ tiến hành các nỗ lực nhằm tổ chức khoa học và kỹ thuật dựa theo mô hình của Liên Xô, theo đó nghiên cứu khoa học là bộ phận của kế hoạch tập trung.[206] Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976, khoa học kỹ thuật được xác định là một trong "Bốn cái hiện đại hóa",[207] và chế độ học thuật theo phong cách Liên Xô dần được cải cách.[208] Kể từ khi kết thúc Cách mạng văn hóa, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể cho nghiên cứu khoa học,[209] dành trên 100 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển khoa học riêng trong năm 2011.[210] Khoa học và kỹ thuật được nhìn nhận là trọng yếu để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị, và có ảnh hưởng như một nguồn tự hào dân tộc đến mức đôi khi được mô tả là "Chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật".[211] Mặc dù một số nhà khoa học sinh tại Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Vật lý và giải Nobel Hóa học, song họ đều đạt học vị tiến sĩ và tiến hành nghiên cứu đoạt giải Nobel tại phương Tây.[i] Hiện tại thì Trung Quốc đang đối mặt với nhiều cáo buộc ăn cắp công nghệ như một phần trong xu hướng hiện đại hóa đất nước. Việc giành lấy các công nghệ bí mật một cách bất hợp pháp sẽ ít tốn kém và giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa bằng cách bỏ qua các vấn đề đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu để giải quyết từ kinh tế cho đến quân sự bằng nhiều con đường khác nhau[217][218]. Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng hệ thống giáo dục của mình với trọng tâm là khoa học, toán học, và kỹ thuật; năm 2009, hệ thống này đào tạo ra trên 10.000 tiến sĩ kỹ thuật, và 500.000 cử nhân, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[219] Trung Quốc cũng là nơi xuất bản các bài báo khoa học nhiều thứ hai trên thế giới, với 121.500 bài trong năm 2010.[220] Các công ty kỹ thuật của Trung Quốc như Huawei và Lenovo đứng hàng đầu thế giới về viễn thông và điện toán cá nhân,[221][222][223] và các siêu máy tính Trung Quốc luôn có tên trong danh sách mạnh nhất thế giới.[224][225] Trung Quốc cũng trải qua một sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng robot công nghiệp; từ năm 2008 đến năm 2011, việc lắp đặt robot đa chức năng tăng đến 136%.[226] Trong 10 năm từ 2000 tới 2010, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc so với cả thế giới đã tăng từ 6% lên 22%, trong khi đó tỷ trọng của Mỹ giảm từ 21% xuống còn 15%. 16 trường đại học của Trung Quốc đã lọt vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí Times bình chọn năm 2013, trong đó có cả các trường đại học của Hong Kong. Trung Quốc đã thành lập hai trung tâm công nghệ cao là Thâm Quyến và Công viên khoa học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, cũng như nhiều "công viên khoa học" ở hàng loạt thành phố lớn của đất nước. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong xuất khẩu của Trung Quốc dao động trong khoảng từ 25 - 30%. Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Lenovo, Huawei, Xiaomi, Coolpad, ZTE... đã bắt đầu cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới. Chương trình không gian của Trong Quốc nằm vào hàng tích cực nhất thế giới, và là một nguồn quan trọng của niềm tự hào dân tộc.[227][228] Năm 1970, Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mình là Đông Phương Hồng I, trở thành quốc gia thứ năm có thể thực hiện điều này một cách độc lập.[229] Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba độc lập đưa người vào không gian, với chuyến bay vũ trụ của Dương Lợi Vĩ trên Thần Châu 5; đến tháng 6 năm 2013, có 10 công dân Trung Quốc đã thực hiện hành trình vào không gian. Năm 2011, môđun trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc là Thiên Cung 1 được phóng, đánh dấu bước đầu tiên trong một kế hoạch nhằm lắp ráp một trạm quy mô lớn có người điều khiển vào đầu thập niên 2020.[230] Năm 2013, Trung Quốc thành công trong việc hạ cánh tàu thăm dò Thường Nga 3 và một xe tự hành Ngọc Thố lên Mặt Trăng.