Khoa học có phải là một hình thái xã hội có sự tương tác với các hình thái xã hội khác (tôn giáo,nghệ thuật và triết học,...)?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo quan điểm triết học Marxist thì Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức, pháp luật chính là mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội. Các mối quan hệ ấy là tương tác ( interaction) và tương thuộc ( interdependence), không bao giờ là độc lập (independence) và càng không bao giờ là lệ thuộc ( dependence) của nhau. Mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức: Ngày nay, đứng trước các tác hại của ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt của chiến tranh, con người ta lại quay trở lại đưa ra những quan điểm chỉ trích đạo đức của Mikhail Kalashnikov vì đã phát minh ra súng AK-47, Nobel vì đã phát minh ra thuốc nổ, hay hai nhà vật lý J Robert Oppenheimer và Enrico Fermi vì đã tham gia vào dự án Manhattan chế tạo ra bom nguyên tử. Cứ theo mạch suy nghĩ này, thì có phải hàng loạt các nghiên cứu khoa học đều là tội phạm đạo đức của ngày hôm nay, ngày mai hoặc tương lai. Bất cứ sự việc xấu nào xảy ra thì tội phạm đều là nghiên cứu khoa học. Vậy có thể, “trí tuệ nhân tạo”, thứ mà chúng ta đang hết sức mong chờ trong tương lai cũng sẽ chuẩn bị trở thành một tội đồ. Không! Khoa học có lí lẽ riêng của nó. Nếu con người nghĩ như vậy thì nên trở về thời kì đồ đá thì hơn. Mikhail Kalashnikov, người phát minh ra súng trường AK-47. Trên thế giới có hơn 100 triệu khẩu súng AK-47, với số lượng như vậy, AK- 47 là vũ khí gây sát thương phổ biến nhất. Người ta chỉ trích phát minh của ông là phát minh “ vô đạo đức”. Tuy nhiên ông đã nói như thế này: “ Những người phát minh không phải chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng vũ khí của người khác. Các chính phủ phải kiểm soát hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí” Rõ ràng, nhà khoa học chỉ có trách nhệm phát minh ra thành tựu, còn xã hội chịu trách nhiệm xã hội hóa nó như thế nào? Vì thế, không thể nào áp dụng quy chuẩn của đạo đức vào khoa học. Khoa học không lệ thuộc vào đạo đức, nó tương tác nhưng không để đạo đức quyết định vấn đề.
Trả lời
Theo quan điểm triết học Marxist thì Khoa học là một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức, pháp luật chính là mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội. Các mối quan hệ ấy là tương tác ( interaction) và tương thuộc ( interdependence), không bao giờ là độc lập (independence) và càng không bao giờ là lệ thuộc ( dependence) của nhau. Mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức: Ngày nay, đứng trước các tác hại của ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt của chiến tranh, con người ta lại quay trở lại đưa ra những quan điểm chỉ trích đạo đức của Mikhail Kalashnikov vì đã phát minh ra súng AK-47, Nobel vì đã phát minh ra thuốc nổ, hay hai nhà vật lý J Robert Oppenheimer và Enrico Fermi vì đã tham gia vào dự án Manhattan chế tạo ra bom nguyên tử. Cứ theo mạch suy nghĩ này, thì có phải hàng loạt các nghiên cứu khoa học đều là tội phạm đạo đức của ngày hôm nay, ngày mai hoặc tương lai. Bất cứ sự việc xấu nào xảy ra thì tội phạm đều là nghiên cứu khoa học. Vậy có thể, “trí tuệ nhân tạo”, thứ mà chúng ta đang hết sức mong chờ trong tương lai cũng sẽ chuẩn bị trở thành một tội đồ. Không! Khoa học có lí lẽ riêng của nó. Nếu con người nghĩ như vậy thì nên trở về thời kì đồ đá thì hơn. Mikhail Kalashnikov, người phát minh ra súng trường AK-47. Trên thế giới có hơn 100 triệu khẩu súng AK-47, với số lượng như vậy, AK- 47 là vũ khí gây sát thương phổ biến nhất. Người ta chỉ trích phát minh của ông là phát minh “ vô đạo đức”. Tuy nhiên ông đã nói như thế này: “ Những người phát minh không phải chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng vũ khí của người khác. Các chính phủ phải kiểm soát hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí” Rõ ràng, nhà khoa học chỉ có trách nhệm phát minh ra thành tựu, còn xã hội chịu trách nhiệm xã hội hóa nó như thế nào? Vì thế, không thể nào áp dụng quy chuẩn của đạo đức vào khoa học. Khoa học không lệ thuộc vào đạo đức, nó tương tác nhưng không để đạo đức quyết định vấn đề.