Khổ là gì và vì sao lại khổ, làm sao để thoát khổ?
đời là bể khổ
,triết học
Bàn Về Khổ, Và Con Đường Ra Khỏi Rừng Mê -
Về Khổ:Từ Khổ dùng trong Đạo Phật, được dịch từ chữ Dukkha, nghĩa là bất toàn, vô thường, trống rỗng. Dukkha trong Đạo Phật bao gồm cả Lạc Thọ (cái vui vô thường) và Khổ Thọ (cái khổ vô thường). Đức Phật không cho rằng đời chỉ toàn là cái khổ, mà còn có cái vui, nhưng cả hai đều vô thường, bất toàn, trống rỗng và gây phiền não.
Đức Phật không nhìn cuộc đời bi quan, cũng không nhìn cuộc đời lạc quan, mà chỉ ra khách quan, thực tại, rằng nó vốn dĩ như vậy, không buồn cũng không vui, Đức Phật đã nói sự thật về cuộc đời.Cái Khổ mà Đức Phật nói đến là mọi cảm thọ (cả lạc thọ và khổ thọ) đều gây phiền não, vì nó vô thường trống rỗng bất toàn.
Cái Lạc mà Đức Phật nói đến là cái trạng thái được giải thoát khỏi sự vô thường, trống rỗng, bất toàn. Cái Khổ mà Đạo Phật nói đến không phải là khổ thọ, và cái Lạc mà Đạo Phật nói đến không phải lạc thọ. Đức Phật dạy về đạo giải thoát, không phải là khuyên người ta từ bỏ khổ thọ để tìm lạc thọ, mà là từ bỏ Khổ (gồm cả khổ thọ và lạc thọ) vô thường, trống rỗng, gây phiền não; để tìm thấy Lạc (nằm ngoài khổ thọ và lạc thọ) trong sự giải thoát khỏi sự vô thường, bất toàn, trống rỗng của Khổ, là niết bàn.Đức Phật chỉ ra rằng đó là thực chất cuộc đời, nên nhìn nhận nó như vậy, hiểu rõ nó như vậy, không phải để sợ hãi, dao động, hay bi quan trước Khổ; vì đồng thời Đức Phật chỉ ra con đường để đoạn trừ khổ, đạt niết bàn.Vì vậy, hiểu rõ quan niệm Khổ và Lạc của Đức Phật, sẽ không thấy chân lý đó gây sợ hãi, gây bi quan, mà ngược lại, sẽ an nhiên, an lạc.
- Nguyên Nhân Của Khổ:
Theo Phật giáo, tất cả các nguồn gốc đau khổ trong cuộc sống đều bắt nguồn từ Ái (Tanha): “chính ái, đồng khởi với hỷ tham đưa đến tái sinh tìm cầu dục lạc chỗ này chỗ kia: đó là tham ái, khát ái, dục ái.Dục ái - kammatanha tức ái về nhục dục, giác quan, luyến ái cõi dục, lấy dục làm gốc.Hữu ái- Bhavatanha: khát ái sự hiện hữu, hiện diện, trở thành.Vô hữu ái -Vibhavatanha: không muốn hiện hữuNhưng xa hơn, Đức Phật cho rằng không có nguyên nhân đầu tiên, mà Ái là nguyên nhân dễ dàng thấy và gần gũi nhất ( vào thời đức phật). Khai triển ra, không phải do vô thường mà khổ đau, mà vì con người ái sắc, ái thọ, ái tưởng, ái hành.. nên khi những thứ ấy biến đổi hoại diệt mới sinh ra sầu bi phiền não. Vì chấp thủ mới có sự đau khổ, vì nghĩ cái này của mình, nghĩ cái kia của mình mới sinh ra đau khổ. Nói khát ái là hàm ngụ đến sân si, sân là bề trái của khát ái, si là bản chất của khát ái ( tham).
Lòng tham càng mạnh, thì chấp thủ càng sâu, thức càng tăng trưởng. Đây là động cơ dẫn đến nghiệp lực tái sinh từ đời này sang đời khác. Hữu ái, dù trong dục, sắc, vô sắc, cả ba giới, thì vẫn còn khát ái nên còn tái sinh. Nhưng vô hữu ái cũng chỉ là một thái cực khác, không muốn hiện hữu, nhưng vẫn còn tập khí ham muốn.Cảnh giới thoát ly sinh diệt thật sự là Niết Bàn, là cảnh giới mà lòng khát ái ( nam truyền), chấp thủ ( bắc truyền) diệt tận. Ái, hay thủ đều thuộc 12 nhân duyên, khi một thứ diệt thì các thứ khác diệt.
- Con Đường Ra Khỏi Rừng Mê:Niết bàn (Nirvana) là trạng thái cao nhất của chứng đắc, nhưng rất khó diễn tả được bằng câu trả lời rốt ráo. Vì ngôn ngữ thuộc pháp hữu vi nên không thể diễn tả được trạng thái siêu việt của nó. Niết bàn là pháp vô vi, chân lý tuyệt đối, chỉ có thể chứng nghiệm mới nhận biết được.Vì vậy, thay vì dùng những thể dạng khác nhau để mô tả một phần không đầy đủ, thiếu sót của Niết Bàn, càng khiến cho chúng sinh vì chấp thủ vào từ ngữ, vào ý niệm đó mà không thể cảm nhận hết thế nào là Niết Bàn, nên Đức Phật chỉ diễn tả bằng ngôn ngữ phủ định: diệt khổ, đoạn triệt luân hồi, giải thoát khỏi phiền não, ái diệt, vô vi, đoạn diệt ba nghiệp bất thiện, buông xả tham dục, tiêu diệt sân hận, lìa xa si mê,...
Đã nhiều lần đệ tử hỏi Đức Phật về khái niệm này. Đức Phật thường tránh không trả lời hoặc đáp rằng: “Cái gì ta chưa bộc lộ sẽ không bao giờ được bộc lộ”. Đức Phật diễn tả sự khó diễn đạt trạng thái này nhiều lần. Có người hỏi Phật: Sau khi chết, người giác ngộ sẽ đi về đâu? Phật sai người ấy lượm củi khô, nhóm lửa. Càng nhiều củi, lửa càng cháy mạnh, khi không bỏ thêm củi nữa thì đám lửa lụi tàn dần. Phật hỏi: “Lửa đi về đâu?”, “Không! Nó chỉ tắt”. Phật nói rằng, đó chính là điều xảy ra cho người giác ngộ.
Có hai loại Niết Bàn:Hữu Dư Y: Niết-bàn còn sắc thân, dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh, vẫn còn Ngũ uẩn, còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ.Vô Dư Y: Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ, mười tám giới và các Căn, một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh.Với nhiều tôn giáo khác, hạnh phúc chỉ đến sau cái chết để đến với thiên đường, trong Phật Giáo, hoàn toàn có thể đạt được giác ngộ hạnh phúc ngay trong lúc còn sống.
Pl. PN
Phùng Lâm
Bàn Về Khổ, Và Con Đường Ra Khỏi Rừng Mê -
Về Khổ:Từ Khổ dùng trong Đạo Phật, được dịch từ chữ Dukkha, nghĩa là bất toàn, vô thường, trống rỗng. Dukkha trong Đạo Phật bao gồm cả Lạc Thọ (cái vui vô thường) và Khổ Thọ (cái khổ vô thường). Đức Phật không cho rằng đời chỉ toàn là cái khổ, mà còn có cái vui, nhưng cả hai đều vô thường, bất toàn, trống rỗng và gây phiền não.
Đức Phật không nhìn cuộc đời bi quan, cũng không nhìn cuộc đời lạc quan, mà chỉ ra khách quan, thực tại, rằng nó vốn dĩ như vậy, không buồn cũng không vui, Đức Phật đã nói sự thật về cuộc đời.Cái Khổ mà Đức Phật nói đến là mọi cảm thọ (cả lạc thọ và khổ thọ) đều gây phiền não, vì nó vô thường trống rỗng bất toàn.
Cái Lạc mà Đức Phật nói đến là cái trạng thái được giải thoát khỏi sự vô thường, trống rỗng, bất toàn. Cái Khổ mà Đạo Phật nói đến không phải là khổ thọ, và cái Lạc mà Đạo Phật nói đến không phải lạc thọ. Đức Phật dạy về đạo giải thoát, không phải là khuyên người ta từ bỏ khổ thọ để tìm lạc thọ, mà là từ bỏ Khổ (gồm cả khổ thọ và lạc thọ) vô thường, trống rỗng, gây phiền não; để tìm thấy Lạc (nằm ngoài khổ thọ và lạc thọ) trong sự giải thoát khỏi sự vô thường, bất toàn, trống rỗng của Khổ, là niết bàn.Đức Phật chỉ ra rằng đó là thực chất cuộc đời, nên nhìn nhận nó như vậy, hiểu rõ nó như vậy, không phải để sợ hãi, dao động, hay bi quan trước Khổ; vì đồng thời Đức Phật chỉ ra con đường để đoạn trừ khổ, đạt niết bàn.Vì vậy, hiểu rõ quan niệm Khổ và Lạc của Đức Phật, sẽ không thấy chân lý đó gây sợ hãi, gây bi quan, mà ngược lại, sẽ an nhiên, an lạc.
- Nguyên Nhân Của Khổ:
Theo Phật giáo, tất cả các nguồn gốc đau khổ trong cuộc sống đều bắt nguồn từ Ái (Tanha): “chính ái, đồng khởi với hỷ tham đưa đến tái sinh tìm cầu dục lạc chỗ này chỗ kia: đó là tham ái, khát ái, dục ái.Dục ái - kammatanha tức ái về nhục dục, giác quan, luyến ái cõi dục, lấy dục làm gốc.Hữu ái- Bhavatanha: khát ái sự hiện hữu, hiện diện, trở thành.Vô hữu ái -Vibhavatanha: không muốn hiện hữuNhưng xa hơn, Đức Phật cho rằng không có nguyên nhân đầu tiên, mà Ái là nguyên nhân dễ dàng thấy và gần gũi nhất ( vào thời đức phật). Khai triển ra, không phải do vô thường mà khổ đau, mà vì con người ái sắc, ái thọ, ái tưởng, ái hành.. nên khi những thứ ấy biến đổi hoại diệt mới sinh ra sầu bi phiền não. Vì chấp thủ mới có sự đau khổ, vì nghĩ cái này của mình, nghĩ cái kia của mình mới sinh ra đau khổ. Nói khát ái là hàm ngụ đến sân si, sân là bề trái của khát ái, si là bản chất của khát ái ( tham).
Lòng tham càng mạnh, thì chấp thủ càng sâu, thức càng tăng trưởng. Đây là động cơ dẫn đến nghiệp lực tái sinh từ đời này sang đời khác. Hữu ái, dù trong dục, sắc, vô sắc, cả ba giới, thì vẫn còn khát ái nên còn tái sinh. Nhưng vô hữu ái cũng chỉ là một thái cực khác, không muốn hiện hữu, nhưng vẫn còn tập khí ham muốn.Cảnh giới thoát ly sinh diệt thật sự là Niết Bàn, là cảnh giới mà lòng khát ái ( nam truyền), chấp thủ ( bắc truyền) diệt tận. Ái, hay thủ đều thuộc 12 nhân duyên, khi một thứ diệt thì các thứ khác diệt.
- Con Đường Ra Khỏi Rừng Mê:Niết bàn (Nirvana) là trạng thái cao nhất của chứng đắc, nhưng rất khó diễn tả được bằng câu trả lời rốt ráo. Vì ngôn ngữ thuộc pháp hữu vi nên không thể diễn tả được trạng thái siêu việt của nó. Niết bàn là pháp vô vi, chân lý tuyệt đối, chỉ có thể chứng nghiệm mới nhận biết được.Vì vậy, thay vì dùng những thể dạng khác nhau để mô tả một phần không đầy đủ, thiếu sót của Niết Bàn, càng khiến cho chúng sinh vì chấp thủ vào từ ngữ, vào ý niệm đó mà không thể cảm nhận hết thế nào là Niết Bàn, nên Đức Phật chỉ diễn tả bằng ngôn ngữ phủ định: diệt khổ, đoạn triệt luân hồi, giải thoát khỏi phiền não, ái diệt, vô vi, đoạn diệt ba nghiệp bất thiện, buông xả tham dục, tiêu diệt sân hận, lìa xa si mê,...
Đã nhiều lần đệ tử hỏi Đức Phật về khái niệm này. Đức Phật thường tránh không trả lời hoặc đáp rằng: “Cái gì ta chưa bộc lộ sẽ không bao giờ được bộc lộ”. Đức Phật diễn tả sự khó diễn đạt trạng thái này nhiều lần. Có người hỏi Phật: Sau khi chết, người giác ngộ sẽ đi về đâu? Phật sai người ấy lượm củi khô, nhóm lửa. Càng nhiều củi, lửa càng cháy mạnh, khi không bỏ thêm củi nữa thì đám lửa lụi tàn dần. Phật hỏi: “Lửa đi về đâu?”, “Không! Nó chỉ tắt”. Phật nói rằng, đó chính là điều xảy ra cho người giác ngộ.
Có hai loại Niết Bàn:Hữu Dư Y: Niết-bàn còn sắc thân, dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh, vẫn còn Ngũ uẩn, còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ.Vô Dư Y: Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ, mười tám giới và các Căn, một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh.Với nhiều tôn giáo khác, hạnh phúc chỉ đến sau cái chết để đến với thiên đường, trong Phật Giáo, hoàn toàn có thể đạt được giác ngộ hạnh phúc ngay trong lúc còn sống.
Pl. PN
Blue Sapphire
Nhắc đến khổ thì mình nhớ đến khái niệm về Khổ và Tứ diệu đế của Phật giáo.
Thuật ngữ Khổ dùng để chỉ các hiện tượng vật chất và tâm thức được cấu tạo do ngũ uẩn (sắc, tưởng, thọ, hành, thức), có tính chất bị thay đổi và biến hoại. Khổ sinh ra từ tham ái (khao khát) không được lấp đầy. Khổ được phân loại là Khổ Khổ (khổ vì vật chất với đời sống thế tục), Hoại Khổ (khổ vì sự thay đổi), và Hành Khổ (khổ bao trùm, có xu hướng quán tính để kéo dài trong nhiều kiếp sống). Ba loại Khổ tương ứng với tam độc là Tham, Sân, Si.
Để thoát khổ thì Phật chỉ cho chúng sinh Tứ diệu đế là một phương pháp có cả lý thuyết và thực hành. Về lý thuyết, trong đó có Khổ đế là nhận diện nỗi khổ, Tập đế là nguyên nhân của khổ (Vô Minh), Diệt đế là khả năng chấm dứt khổ và cuối cùng là Đạo đế là con đường chấm dứt nỗi khổ (Minh). Đối trị với tam độc thì sẽ có tam minh là Thiên nhãn minh, Túc mạng minh và Lậu tận minh.
Về thực hành các bạn có thể chọn đề mục bất kỳ để suy ngẫm theo Tứ diệu đế. Mình thì được hướng dẫn là bắt đầu với nỗi sợ, hầu như loại khổ nào cũng gắn bó với sợ hãi. Ví dụ hôm nay đi ra đường tự dưng bị người ta chửi, ngay lập tức là thấy khó chịu, Khổ đế xuất hiện. Bây giờ nhìn vào nguyên nhân của sự khó chịu và quan sát nó, ở đây là tâm sân là Tập đế, do mình bám chấp vào hình tượng đẹp đẽ về bản thân và khi bị người ta nói khó nghe thì sợ mất hình ảnh đó. Khả năng thoát khổ ở đây là buông bỏ cái hình ảnh đẹp kia để thấy lời người khác phán xét không phải là mình. Cuối cùng con đường thoát khổ là chánh niệm liên tục để nhận diện khi nào cái hình ảnh đẹp kia lại tiếp tục hiển thị để lừa phỉnh thì mình buông nó ra.
Trong đời sống có vô vàn tình huống chúng ta có thể áp dụng Tứ diệu đế để thoát khỏi phiền não. Càng thực hành sẽ càng nhuần nhuyễn, dần dần con người ta sẽ vui vẻ, cảm thấy bình an.
Hoàng Ngọc
Mình không rành triết học, mình chỉ nghĩ rằng Khổ là điều tất yếu và là một phần của cuộc đời. Nếu chỉ có sướng vui, hạnh phúc mà không có khổ đau thì không phải cuộc đời toàn vẹn và con người cũng không hiểu được giá trị sống thật sự. Vì sao để thoát khổ thì mình nghĩ nằm ở cách nhìn nhận của mỗi người. Mình biết đó là khổ nhưng tâm mình yên, hướng tích cực thì có lẽ cái khổ đó sẽ bớt phần nào. Đây là suy nghĩ cá nhân của mình thôi, mình không học về tâm lý hay nghiên cứu sâu về triết học nên có thể không phải câu trả lời bạn mong muốn.
Độc Cô Cầu Bại
Nghiệp Quả
Cảm ơn các bạn
Huyền Phong
Không cần dài dòng, chỉ cần chuyên tâm suy ngẫm Tứ thánh đế, Bát chánh đạo thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ.