Khi trẻ em "sống vội"

  1. Giáo dục

- "Nhanh lên không muộn bây giờ "

- "Sao con làm chậm thế"

- "Nhanh nhanh cái tay lên"...

- "Đi nhanh cái chân lên chứ"

Bạn đã ở trong tình cảnh trên hay thấy đâu đó chưa?

41785_web.4.19.khan.stresso


Thế kỷ của fastfood và công nghiệp, số hóa nên chẳng lạ gì khi cả phụ huynh, giáo viên đều cảm thấy mệt mỏi kiệt sức khi dạy dỗ trẻ trẻ trong chuyện học hành của con trẻ.

Ai cũng bảo cần thúc đẩy trẻ càng nhanh càng tốt, và còn càng sớm càng tốt nữa chứ. Trước đây mình cũng từng như vậy, lao vào và thiếu cái nhìn tổng thể.

Mọi người cho rằng từng giây từng phút của trẻ đều cực kỳ quan trọng. (Trong khi mình cũng thế mà.) rồi trẻ con như những tờ giấy trắng và người lớn phải làm họa sĩ để vẽ lên đó những hình hoa đặc sắc nhất hay trẻ con là những viên đất sét và có thể nhào nặn thành bất cứ thứ gì mà bố mẹ, thầy cô mong muốn.

Từ giữa 1980, giáo sư David Elkind của Đại học Tufts đã chia sẻ trước khi "Thế kỷ trí não diễn ra- tức là giai đoạn các bậc phụ huynh được bảo phải đưa việc phát triển trí não của trẻ vào danh sách những việc cần làm ngay...Trẻ mẫu giáo bị người lớn hóa"

Bọn trẻ học ngày đêm sớm tối. Ăn trên yên xe, ngủ trên ghế xe.

Thúc ép trẻ chỉ càng phản tác dụng khiến trẻ sợ hãi chuyện học hành. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ "thả rong" trẻ ở nhà.

Cố gắng tạo cơ hội cho con thỏa thích vui chơi. Nói thật là bọn trẻ con vẫn thích những khoảng thời gian được chơi đùa tại nhà với bố mẹ hay với bạn bè hơn.

Tớ thật nhé, chính những người có chuyên môn về sự phát triển và trưởng thành của trẻ cũng có những lúc bán tín bán nghi khi cố tìm cách cân bằng cuộc sống của chính mình và của con cái. Chứ không phải chit các bố mẹ nghĩ mình chưa biết thì hoang mang đâu. Và các bạn cũng cần thấy rằng mình không phải là trường hợp ngoại lệ khi "làm theo những gì trái tim mách bảo" là "dám nói không với những hoạt động ngoại khóa" mà hầu hết những đứa trẻ ngày nay đang phải tham gia.

Theo Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, vui chơi là một quyền của trẻ em vì nó quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, thể chất, xã hội và tình cảm của trẻ.

Vui chơi ở đây được định nghĩa là khoảng thời gian tự do để trẻ thực hiện các kỹ năng vận động thô như đi, chạy, nhảy và kỹ năng vận động tinh: chơi các đồ chơi nhỏ, tô màu, vẽ, chơi cát, đất nặn.

Và vui chơi chính là cơ hội để thùy não phát triển tốt giúp trẻ biết cách lập kế hoạch và đưa ra quyết định khi lớn lên.

Tuy rằng kỹ năng vận động thô hay tinh đều quan trọng như nhau, nhưng rõ ràng nếu muốn con sau này thông minh học giỏi thì các cha mẹ nên tập trung cho trẻ thực hành các kỹ năng vận động tinh thường xuyên. Chứ không hẳn là chạy hết lò này trung tâm nọ.

Cuối cùng khi mình chia sẻ với bạn những điều này để nhấn mạnh rằng, khi con bạn lớn lên, ngoái nhìn lại quá khứ chúng sẽ nói cho bạn biết rằng tuổi thơ ấu được thoải mái vui chơi cùng bạn bè và gia đình có ý nghĩa quan trọng như thế nào với sự phát triển của chúng và chúng đã hạnh phúc biết bao nhiêu.

Còn làm thế nào để hạn chế sự thúc giục nhất, và 1 số mẹo típ để mỗi buổi sáng yên bình nhất có thể? Hãy comment bên dưới và mình sẽ dành tặng hẳn 1 bài viết cho chủ đề này nha!

Yêu và thương

Mrs Hoa

-------

Hãy tôn trọng công việc của các tác giả, cây viết, nhiếp ảnh gia, hoạ sĩ. Chúng tôi hoan nghênh các bạn chia sẻ, sao chép về tường cá nhân song hãy trích dẫn, ghi nguồn đầy đủ, đặc biệt không cắt xén tên tác giả. Trân trọng cảm ơn và chúc các bạn vui khoẻ, hạnh phúc.

Từ khóa: 

nuôi dạy trẻ

,

nuôi dạy con

,

kỹ năng sống

,

làm cha mẹ

,

kỷ luật tích cực

,

giáo dục

Em thấy gần đây có cuốn sách "Những đứa trẻ chín ép" cũng bàn đến vấn đề này. Cá nhân em nghĩ nếu trẻ em không vào trường chuyên, lớp chọn hoặc có các bậc cha mẹ quá siêu thì may ra còn có tuổi thơ. Ngược lại, những bạn nhỏ bị mô hình theo tiêu chuẩn người lớn sớm quá thì vào tuổi teen các bạn ấy sẽ có sức phản kháng khá dữ dội, thậm chí không còn nhu cầu kết nối với cha mẹ nữa.

Trả lời

Em thấy gần đây có cuốn sách "Những đứa trẻ chín ép" cũng bàn đến vấn đề này. Cá nhân em nghĩ nếu trẻ em không vào trường chuyên, lớp chọn hoặc có các bậc cha mẹ quá siêu thì may ra còn có tuổi thơ. Ngược lại, những bạn nhỏ bị mô hình theo tiêu chuẩn người lớn sớm quá thì vào tuổi teen các bạn ấy sẽ có sức phản kháng khá dữ dội, thậm chí không còn nhu cầu kết nối với cha mẹ nữa.

Vậy có nên áp dụng các phương pháp "giáo dục sớm" đối với trẻ em?

Đúng là vì người lớn sống vội, nên trẻ con cũng như thế

Hy vọng các mẹ sẽ đọc được và dạy dỗ các con một cách đúng đắn hơn!

Cảm ơn chia sẻ của chị ạ. Cố gắng thay đổi dần dần ạ

Hay quá chị ơi!