Khi phát hiện mình không thích ngành đang học, thì có nên bỏ học không?

  1. Kỹ năng mềm

Em đã đi được khoảng 3/4 chặng đường để tốt nghiệp ĐHBK, nhưng phát hiện ra mình hoàn toàn không hợp + không thích ngành học của mình, em cũng đã xác định được mình thích cái gìđã tìm hiểu, theo đuổi nó (tự học) được hơn 1 năm rồi. Hiện tại em cũng đang làm việc dưới dạng thực tập sinh ở một chỗ khá tốt và được thêm vài offer khác (ở ngành em đang theo đuổi).

Hiện tại em đang chọn "con đường lấp lửng" là vừa cố gắng học cho xong, vừa làm việc mình thích. Nhưng thực sự mọi chuyện không đơn giản với em. Vì cả 2 việc đều đòi hỏi sự đầu tư trí lực khá cao, mà lại là 2 việc khác chuyên môn nhau hoàn toàn. Hiện tại em có cảm giác không thể đảm nhiệm được 2 việc này cùng lúc.

Em đang suy nghĩ trong đầu 2 sự lựa chọn:

  • Hoặc là nghỉ làm, đầu tư hoàn toàn cho việc học, lấy bằng ra trường rồi sau đó làm điều mình thích (em không thiên về phương án này lắm, vì bây giờ việc đưa mình vào guồng xoay chỉ học và học đối với em khá khó, vì em quen với việc vừa học vừa làm việc này, việc kia rồi)
  • Hoặc là tạm hoãn vài học kỳ (hoặc nghỉ luôn), tập trung làm điều mình để thích tạo được một kết quả gì đó ngay từ bây giờ.

Bổ sung: về phía gia đình em thì các anh/chị cũng không ai làm đúng ngành học, và bố mẹ thì cũng không áp đặt gì đối với em nhiều (nếu có thì đó cũng nằm trong tầm kiểm soát của em - em có thể thuyết phục được).

Mong mọi người tư vấn giúp em. Cảm ơn mọi người!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Bản thân mình và rất nhiều bạn bè mình đều bị hạn chế trong sự nghiệp do không có bằng Đại học. Mình là người đã ký hợp đồng fulltime vị trí Web Designer khi mới 18 tuổi, mới chỉ học xong kì 1 năm nhất. Và từ đó mình theo đuổi công việc mình yêu thích. Sau nhiều năm thì mình cũng có một giá trị nhất định, tuy nhiên, so với thị trường mình thấy mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội khi không có bằng Đại học. Hoặc nếu có bằng ĐH, mình sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, nó như một tấm passport để mình có thể mở những cánh cửa cao hơn nữa.

Tất nhiên, bạn bè mình cũng có nhiều người thành công mà không học ĐH, hoặc học ĐH một chuyên ngành chẳng liên quan tới những gì họ đang làm. Họ đều là những người rất nỗ lực, nỗ lực gấp nhiều lần người khác để có thể đạt được thành công đó.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho bạn là, bạn có muốn đi theo đường ray của hệ thống, hay tự bứt phá ra mở lối đi riêng của bản thân ? Liệu bạn có đủ sự vững vàng, khát khao và tính kỉ luật ?

Nếu bạn bỏ ĐHBK bây giờ, bạn cần đi học ngành mới bạn thích một cách thật chuyên nghiệp, gấp đôi người khác vì bạn đã lỡ nhiều thời gian rồi.

Đừng nói chuyện bảo lưu, dám cá là nếu bạn bảo lưu thì đó chỉ như sự cứu cánh tâm lý thôi. Bạn sẽ không quay lại học tiếp đâu.

Quan điểm của mình là đã làm thì làm cho xong, đừng bỏ dở cái gì cả.

Trả lời

Bản thân mình và rất nhiều bạn bè mình đều bị hạn chế trong sự nghiệp do không có bằng Đại học. Mình là người đã ký hợp đồng fulltime vị trí Web Designer khi mới 18 tuổi, mới chỉ học xong kì 1 năm nhất. Và từ đó mình theo đuổi công việc mình yêu thích. Sau nhiều năm thì mình cũng có một giá trị nhất định, tuy nhiên, so với thị trường mình thấy mình đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội khi không có bằng Đại học. Hoặc nếu có bằng ĐH, mình sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, nó như một tấm passport để mình có thể mở những cánh cửa cao hơn nữa.

Tất nhiên, bạn bè mình cũng có nhiều người thành công mà không học ĐH, hoặc học ĐH một chuyên ngành chẳng liên quan tới những gì họ đang làm. Họ đều là những người rất nỗ lực, nỗ lực gấp nhiều lần người khác để có thể đạt được thành công đó.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho bạn là, bạn có muốn đi theo đường ray của hệ thống, hay tự bứt phá ra mở lối đi riêng của bản thân ? Liệu bạn có đủ sự vững vàng, khát khao và tính kỉ luật ?

Nếu bạn bỏ ĐHBK bây giờ, bạn cần đi học ngành mới bạn thích một cách thật chuyên nghiệp, gấp đôi người khác vì bạn đã lỡ nhiều thời gian rồi.

Đừng nói chuyện bảo lưu, dám cá là nếu bạn bảo lưu thì đó chỉ như sự cứu cánh tâm lý thôi. Bạn sẽ không quay lại học tiếp đâu.

Quan điểm của mình là đã làm thì làm cho xong, đừng bỏ dở cái gì cả.

Khi bạn chia sẻ như vậy, về cơ bản tôi đã biết cái bạn sẽ chọn là gì rồi. Bạn còn lấn cấn về tâm lý và cần thêm sự ủng hộ cho quyết định của bạn mà thôi. Bạn lựa chọn sao cũng tốt, nhưng mình có thêm vài tư vấn như sau:

Để thành công trong cuộc sống thì "yêu thích" là chưa đủ. Tuổi trẻ thì hay lựa chọn việc mình thích hoặc việc mình giỏi. Nhưng thực ra việc xã hội cần sẽ giúp bạn dễ thành công hơn.

Việc hoàn thành cả 2 sẽ rất vất vả nhưng nếu bạn có thể đồng thời theo được cả 2 con đường thì sau này bạn sẽ rất mạnh đó là vì:

  • Bạn dám sống và theo đuổi điều mình yêu thích.
  • Bạn chuyên nghiệp với những việc mình đã nhận lời làm, dù là không thực sự thích, và hoàn thành công việc.
  • Bạn biết làm hài lòng người khác, khách hàng (ở đây là bố mẹ), chứ không chỉ biết nghĩ và thỏa mãn bản thân.
  • Cuộc sống rất phức tạp, do đó đòi hỏi rất nhiều chuyên môn, kỹ năng. Những thứ bạn học bây giờ có thể bạn cảm thấy sẽ hơi vô nghĩa, nhưng tin tôi đi, sau này trong cuộc sống bạn sẽ thấy nó có giá trị đấy. Trong lĩnh vực mới mà bạn yêu thích, có rất nhiều những nhà chuyên nghiệp, họ giỏi hơn bạn ở chính nghề bạn yêu thích. Việc có thêm 1 số kỹ năng, kiến thức khác giúp bạn có lợi thế nhất định trong ngành.

Ngoài ra những người bỏ ngang việc học thường hay nảy sinh tâm lý phủ nhận giá trị của trường lớp, của việc theo học các khóa học bài bản, giáo trình bài bản mất thời gian. Tôn thờ việc tự học. Đây cũng là một sai lầm rất thường gặp. Nếu bạn muốn đi sâu với một nghề, bạn cần phải tự học và đi học đầy đủ. Càng giai đoạn đầu bạn càng nên đi học.

Hãy chọn lựa và có trách nghiệm với lựa chọn của mình bạn nhé. Bạn chính là người đăng ký chọn trường đại học đó.

Mình từng học 2 trường ĐH và bỏ dở, giờ thì mình lại làm 1 công việc chả liên quan mấy đến ngành mình đã học. Tuy nhiên trong suốt những năm đó mình chưa lãng phí 1 ngày nào cả, mình luôn học với thái độ nghiêm túc nhất, và thỉnh giáo trực tiếp luôn cả từ những giảng viên trong trường mà mình làm quen được, mặc dù đó không phải ngành mình thích.

Ngoài thời gian đó mình vẫn liên tục theo đuổi ngành mình hiện đang làm, tìm người để xin chỉ dẫn, tự học, trau dồi liên tục mỗi ngày. Vậy lựa chọn của mình lúc đó là gì ? không thích, không phù hợp thì hãy ngừng lại ngay lập tức, hãy thành thật với con tim mình, có trách nhiệm với quyết định của bản thân, không bao giờ là muộn cả. Nhưng khi đã làm, đã học thì phải làm với thái độ nghiêm túc nhất có thể, bất kể là có thích hay không.

Giảng đường là nơi tốt nhất để bạn trải nghiệm và hoàn thiện bản thân, đừng chúi mũi học vô thức mà bỏ quên việc tích lũy kinh nghiệm, kiến thức không ngừng, dù bạn có đang đi học hay là đang tự học. Có như vậy mới đảm bảo dù bạn có học ĐH hay tự học ngành bạn thích, thì bạn vẫn luôn tiến về phía trước.

Tới thời điểm hiện tại, khi đã đạt được 1 số mốc nhất định trong sự nghiệp, mình không hề hối hận khi đi chậm hơn bạn bè cùng lứa ở điểm xuất phát của sự nghiệp. Nhưng mình tự tin là mình bứt phá nhanh hơn họ nhiều lần, vì mình chưa ngừng học ngày nào cả.

Mỗi người đều có 1 "múi giờ" khác nhau, thế nên tốc độ phát triển là không giống nhau, vì vậy đừng so sánh với ai cả, hãy cứ là bạn, tin vào con tim và tiến về phía trước. Thái độ sẽ quyết định con người bạn trong tương lai, cố lên nhé :)

sống và nghe theo con tim.sống vì đam mê nếu 1 môn mà bạn đã không hợp không thích thì bạn đầu tư 10 năm cũng không bằng 1 năm sống theo đam mê của mình giống như 1 viên đá nhỏ? bạn thấy nó bé nhỏ nhưng khi đặt nó vào đúng vị trí nó sẽ phát huy sức mạnh của nó? ví dụ nếu 1 viên đá rơi vào đôi giầy hoặc đôi guốc bạn đang đi nó sẽ gây khó chịu cho bạn đôi lúc nó làm tổn thương đến đôi chân của bạn.bên phương tây người ta nuôi chó chăn cừu chỉ cần người chăn nuôi 5 con chó chăn cừu. 5 con có thể lùa đàn cừu lên tới 1000 con cho đi ăn cỏ và lùa về chuồn người chăn không cần tốn công sức gì cả?và nếu đặt bản thân bạn đúng nơi đúng chổ bạn sẽ giống như 1 trái boom nguyên tử ấy=]]]

Mình phát hiện ra mình không thích ngành mình học từ năm nhất, nhưng mình đã nghĩ là mình có thể khắc phục nó thôi, mình đã nghĩ như vậy cho đến cuối năm 2, mình bị trượt môn, lúc đó mình hối hận lắm, nhưng mà ở trưởng hợp của mình lúc đó thì khó có thể chuyển trường. Đến năm 3 thì mình nghĩ, kiểu gì cũng phải cố, hết 4 năm, không phụ công sức tiền bạc của cải mình đổ vào, ít nhất cũng cầm lấy tấm bằng đại học. 

Người ta cứ bảo không cần bằng đại học cũng không sao, giờ nhiều người không có bằng đại học vẫn làm ông nọ bà kia. Thế nhưng, những người mà ông nọ bà kia í, nó là 1 phần rất nhỏ, và lý do họ thành công, 1 là do họ quá giỏi để ntd không thể từ chối, 2 là nhà có cơ. Hay nhiều người lấy Bill Gates ra làm ví dụ, nhưng họ có nghĩ là Bill Gates bỏ là bỏ học Harvard không ạ :)) nghĩa là ông ý đã đủ giỏi để vào Harvard, nhưng lại lựa chọn không học, và 1 lý do nữa, là Bill Gates cũng có cơ đó ạ :)) vào cái thời mà máy tính của chưa phổ biến thì nhờ mối quan hệ của mẹ, ông đã có riêng 1 bộ máy để nghiên cứu và học tập.

Đó chỉ là quan điểm cá nhân của mình thôi, còn về vấn đề quyết định ra sao thì vẫn là quyền của bạn.

Btw, chúc mừng bạn đã xác định được đam mê, quá tuyệt vời luôn, thật tốt vì bạn biết mình muốn gì, cũng thật tốt vì bạn được làm công việc mà mình yêu thích. 

đi sai đường mà vẫn đi tiếp là giết thời gian bản thân, đời sống được bao lâu. là chính mình đi cậu ei. bảo lưu không thì nghỉ luôn đi học cao đẳng nghề mình yêu thích

Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản, việc lựa chọn là quyết định của bạn và bạn nên có trách nhiệm kèm theo sự nghiêm túc với quyết định của mình. Tôi tin rằng bạn đã có lựa chọn trước khi đặt ra câu hỏi này.

Cuộc sống không phải là tìm kiếm bản thân mình. Cuộc sống chính là tạo dựng bản thân mình. Thành công là quá trình tạo dựng cuộc sống bạn muốn sống. Đôi khi mọi thứ rất đỗi đơn giản, đối với tôi thành công chỉ đơn giản tôi cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình.

Thay vì đưa ra một lời khuyên, tôi thiết nghĩ mình nên động viên bạn vững bước trong cuộc sống. Hãy sống cho chính mình, tôi tin là như vậy.

Hãy tự hỏi mình định nghĩa "thành công" của bạn là gì và bạn sẽ có câu trả lời thích đáng !

Tôi thì là đứa (tương đối) may mắn được định hướng một ngành nghề đúng với khả năng và (tương đối) gần với những gì tôi thích. Tuy nhiên với những gì tôi đang làm bây giờ vẫn thiếu 1 cái là lửa đam mê, cảm thấy mình chưa đủ đam mê với nghề như nhiều người vì dù sao thứ tôi thích và thứ tôi đang làm cũng chỉ "gần nhau" mà thôi. Đương nhiên không phải ai cũng có thứ mình giỏi và mình thích cùng là một. Tôi phải chấp nhận điều đó, và chấp nhận luôn việc tôi sẽ không bao giờ thành công bằng những người có khả năng phù hợp và cả đam mê với công việc họ đang làm.

Vậy dựa trên câu hỏi của bạn, tôi nhận định được 2 điều:

  • Bạn không thích + không hợp với ngành đang học. => bạn vừa không có đam mê, bạn vừa không có khả năng với thứ bạn đang học, nên dù bạn có học sau này đi làm vừa không giỏi, vừa không thích, có khác nào hành xác không? => vậy liệu học tiếp để làm gì? Nếu là tôi, tôi sẽ không phí thời gian thêm nữa. Níu kéo không hạnh phúc!
  • Bạn đã biết bạn thích cái gì, và đã tìm cách để theo đuổi nó. => Bạn đã xác định mình có đam mê, vậy sau 1 thời gian theo đuổi bạn thấy mình có khả năng hay không? 1. Nếu bạn thấy bạn có khả năng phù hợp, chúc mừng bạn, hãy tiếp tục theo đuổi, lao vào nó đi, dù có bằng hay không có bằng, bạn vẫn sẽ thành công thôi. À đương nhiên là bạn sẽ thành công hơn nhiều nếu bạn vừa làm và vừa học thêm bằng cấp bổ sung. Không cần là đại học, một chứng chỉ bên ngoài của một trung tâm có uy tín cũng được. Vì đã có sẵn đam mê, bạn vừa học vừa làm sẽ dễ hơn nhiều. 2. Nếu bạn thấy bạn không có khả năng để làm tốt, bạn đã quay vào ô 50/50. Bạn có thể cần cù bù thông minh, cố gắng bù đắp bằng cách trau dồi thật nhiều, có thể sẽ khó khăn hơn người ta, vấp váp nhiều, nhưng chăm chỉ tích luỹ kinh nghiệm và không bỏ cuộc bạn sẽ vẫn thành công.

Bạn đọc thì cũng sẽ hiểu tôi ủng họ lựa chọn nào của bạn (hơn). Còn lại thì quyết định là ở bạn. Chúc bạn thành công trên lựa chọn của mình!

Với những câu hỏi dạng này, cuối cùng chỉ có em mới thực sự có câu trả lời tốt nhất cho bản thân mình thôy.

Với kinh nghiệm của chị, để có thể ra quyết định, em nên cân nhắc các yếu tố sau:

  • Xác định mình đang ở đâu: Em đã biết được thứ em thích, thứ em ko thích rồi - nhưng quan trọng nhất là cần xác định vị trí của mình đang ở đâu trên con đường mà em hướng tới.
  • Xác định điểm đến, vị trí của mình cần phát triển trong vòng 2 năm tới
  • Xác định xem là từ điểm mình đang đứng - tới vị trí mình phải đi tới, mình cần phải dành thời gian trau dồi, học hỏi, làm việc như thế nào: những yêu cầu nào tối thiểu mình cần phải đạt được, mình phải đầu tư như thế nào cho nó
  • Nhìn lại việc học ở trường, đánh giá xem nó có thể support cho em ntn trong tương lai ko. Nhìn tiếp con đường em muốn đi xem bằng đại học có quan trọng k?

Có thể bằng cấp hiện tại k quan trọng ; nhưng chắc chắn chuyện học (ở một hình thức nào đó) với em vẫn là cần thiết. Nên ra quyết định dựa trên việc hiểu điều mình muốn, mục tiêu mình hướng tới và cân nhắc chi phí cơ hội của em:

  • Option 1 cho em: duy trì tiếp tình trạng bây h --> duy trì trong bao lâu, trạng thái duy trì sẽ khiến kết quả sinh ra như thế nào?
  • Bảo lưu, tập trung đi làm rồi quay lại học sau --> Cái này dễ sẽ dẫn tới đích bỏ lun bằng (nó chỉ là trì hoãn đoạn này thôy, bạn chị từng như thế này sau đó bỏ bằng, về sau cũng khá tiếc vì khi cuốn vào công việc rất khó quay lại) --> mục tiêu của việc đi làm cần phải đạt được gì, nếu dành thời gian đi học bù bằng thời gian đi làm, thì mục tiêu cụ thể của em là gì?
  • Opt3: đi học song song cả 2 thứ, bỏ làm tới khi tốt nghiệp thì quay lại làm --> Song song với học bách khoa; đầu tư học chỉn chu 1 vài khóa cơ bản liên quan tới lĩnh vực em yêu thích. Cuối cung thì em vẫn phải có kiến thức nền tảng thì em mới đi xa và sâu đc. Song song cố duy tri việc học bên BK --> Cân nhắc xem mình có muốn học nữa k :D