Khi nghĩ đến Nhật Bản, bạn nghĩ đến món ăn gì đầu tiên?
kiến thức chung
Văn hoá ẩm thực của người Nhật được mệnh danh là công phu, tinh tế và đặc sắc nhất thế giới. Trong số các món ăn rất tinh tế đó, phải kể đến món ăn truyền thống không thể thiếu– Sushi. Sushi – một cái tên đã trở nên vô cùng quen thuộc và được ưa thích tại nhiều quốc gia khác ngoài Nhật Bản.
Sushi là một món ăn Nhật Bản gồm cơm trộn giấm (được gọi là shari) kết hợp với các nguyên liệu khác (được gọi là neta). Các nguyên liệu khác và hình thức trình bày sushi rất đa dạng, nhưng nguyên liệu chính mà tất cả các loại sushi đều có là cơm trộn dấm (shari) . Các nguyên liệu khác (neta) ở đây phổ biến nhất là hải sản sống, được cắt lát gọi riêng là sashimi. Người đầu bếp có thể thay đổi các nhân bên trong bằng các loại cá sống, hải sản sống, trứng, rau, mù tạt… Sau đó, tất cả sẽ được gói lại bằng lá rong biển và cắt ra thành từng khoanh nhỏ dày từ 1-2 cm. Sushi nên được ăn ngay khi mới được dọn ra để đảm bảo được vị chua của dấm, vị ngọt đặc trưng của hải sản tươi, vị ngọt của cơm trắng và vị cay cay của mù tạt (wasabi) . Neta có thể là cá ngừ, cá hồi, cá chình, cá nóc, cá thu, tôm (nhất là loại tôm sakura ebi), mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, v.v.
Chúng ta có thể truy nguồn gốc của sushi bắt đầu từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên ở miền Đông Nam Á. Bốn bề giáp biển nên nước Nhật nhiều cá hơn rau. Khi người Đông Nam Á bắt đầu biết cách dự chữ rau bằng phương pháp muối dưa chua thì người Nhật muối cá, rồi gói cá bầng cơm gạo dấm (là hốn hợp trộn giữa gạo, muối, đường, có vị chua ngọt). Chính phương pháp này, 1.300 năm trước, người Nhật đã cho ra đời món Nare- Sushi đầu tiên. Vì người Nhật thích ăn cơm với cá hơn, món sushi, được gọi là Seisei-sushi, trở nên phổ biến vào cuối thời Muromachi. Loại sushi này được dùng trong khi cá vẫn còn sống và gạo vẫn chưa mất hương vị của nó. Ở cách này, sushi biến thành một phương pháp nấu nướng hơn là bảo quản thực phẩm. Sau đó, vào thời kỳ Edo, người Nhật bắt đầu làm Haya-sushi, là món ăn được sáng tạo như một cách để ăn cá chung với cơm; đây là món ăn độc đáo của nền văn hoá Nhật Bản. Thay vì chỉ được sử dụng để lên men, gạo còn được trộn với giấm và không chỉ kết hợp với cá mà còn với nhiều loại rau cải và các thực phẩm được bảo quản khô. Ngày nay, mỗi vùng ở Nhật Bản vẫn còn giữ hương vị riêng của từng vùng bằng cách tận dụng những sản phẩm của địa phương trong việc làm ra những loại sushi khác nhau trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến:
• Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm được đắp lên bằng một miếng Neta. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng neta có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh bào nhỏ. Loại này phổ biến nhất.
• Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi.Thành phần bao gồm cơm, dầu vừng, muối, hạt vừng, một lượng nhỏ giấm và đường thường được thêm vào làm gia vị. Nguyên liệu được đặt trên một miếng rong biển khô đã đươc tẩm muối dầu mè. Cơm trộn giấm chua ngọt được phết lên miếng rong biển. Các thành phần khác như hải sản tươi sống, trứng chiên, cà-rốt, giăm-bông, thịt bò băm viên tẩm gia vị hoặc bánh cá (loại bánh làm từ cá và rau quả, phổ biến nhất là khoai tây) tẩm gia vị, củ cải ngâm, rau bina tẩm gia vị,cá ngừ,tôm hấp và dưa leo được đặt lên cơm, sau đó cuộn lại. Có lúc, người ta còn cho cuộn makizushi lăn qua trứng, bột chiên xù cho giòn. Khi ăn chấm nước tương, cũng có thể là mayonnaise hay nước sốt cà chua.Makizushi xưa được cắt đều làm 6 khoanh, ngày nay người ta có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.
• Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.
• Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.
• Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi bọc trong miếng váng đậu.
• Loại cuối cùng là temaki, cuốn như hình nón.
Sushi thường được chấm với mù tạt (wasabi) hoặc nước tương Nhật Bản rồi thưởng thức.
Sushi là món ăn mang đậm phong cách của người dân Nhật Bản, gắn liền với văn hoá và đời sống của người dân nơi đây. Hiện nay, món sushi có thể được tìm thấy tại bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Ở Việt Nam, món sushi đã trở nên quá phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn dễ dàng tìm thấy sushi ở nhà hàng chuyên về đồ ăn Nhật, khách sạn, cửa hàng tiện ích hay ở các siêu thị lớn như Aeon Mall,… với rất nhiều loại sushi tươi ngon. Nhưng thưởng thức sushi tại chỗ do chính người Nhật chế biến chắc chắn mùi vị sẽ ngon và hội tụ đầy đủ nét đặc trưng của món ăn này.
Câu hỏi: Phương tiện di chuyển nào của Nhật Bản để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn?
Trả lời:
Tôi rất ấn tượng về các phương tiện công cộng ở Nhật Bản. Và đặc biệt, tôi ấn tượng nhất là hệ thống tàu điện ngầm của đất nước họ. Hệ thống tàu điện dày đặc nối liền Tokyo với các tỉnh lân cận như Saitama, Ibaraki, Kanagawa… và tàu cao tốc (shinkansen) huyền thoại đã đem đến cho Nhật Bản một văn minh tàu điện, đánh dấu vào lịch sử nhân loại về một phương tiện giao thông và cách quản lý giao thông hàng đầu thế giới, khiến cả những nước như Nga, Pháp, Mỹ phải nể phục.
Điều đầu tiên tôi ấn tượng là mật độ dày đặc của hệ thống tàu điện ngầm. Có lẽ mật độ các chuyến tàu điện ở Nhật Bản được coi là dày đặc nhất thế giới. Vào giờ cao điểm, mật độ còn dày đặc hơn, chỉ 1-2 phút/chuyến ở những tuyến chính. Ngoài ra còn các tuyến tàu cao tốc (shinkansen) tỏa đi khắp các địa phương Nhật Bản, đặc biệt là đi từ Tokyo tới khu vực Tohoku, Nigata, Nagoya, Osaka… dao động từ 4-10 phút/chuyến.
Điều thứ ha tôi rất ngạc nhiên về tốc độ của nó. Đặc biệt là tàu Shinkansen. Tốc độ tàu điện ngầm Shinkansen là khoảng 300Km/h và không thua kém gì với tốc độ của máy bay. Với tốc độ nhanh, mật độ dày đặc giúp cho hoạt động đi lại giữa các tỉnh rất tiện lợi trong một này.
Điều thứ hai là Chính xác đến từng giây. Hiếm khi bạn bị trễ tàu, trừ phi có tai nạn giao thông. Nếu tàu chỉ đến chậm trong phút cuối, một nhân viên sẽ luôn bật loa và xin lỗi rất chân thành vì những bất tiện gây ra. Điều này khiến cho hệ thống điều hành quản lý tàu điện Nhật Bản được cả thế giới khâm phục. Chúng ta cứ tưởng tượng xem trong 1 phút tại ga Tokyo, Shinjuku, hay Shibuya có hàng trăm chuyến tàu giao nhau như vậy, nếu không chính xác, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính xác giờ là điều mà hệ thống điều hành cũng như người lái tàu khiến hành khách hài lòng và bản thân tôi từ nước khác cũng mong muốn điều ấy.
Điều thứ ba là sạch đẹp đến kinh ngạc. Không một sợi rác, giấy rơi trên tàu. Và cũng không có mùi hôi. Nếu đông quá, bạn chỉ thấy ngột ngạt do thiếu không khí mà thôi. Mùa Đông ấm ấp, mùa Hè mát lạnh. Tại các đường ray đợi tàu, bạn cũng khó có thể ngửi thấy mùi khí thải của tàu. Hệ thống các nhà vệ sinh, lan can, cầu thang… không hề có bụi, bởi các nhân viên nhà ga luôn vệ sinh sạch sẽ.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hoa Hằng