Khi nào khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của bạn?
Các bác có bao giờ nghĩ khen ngợi đối thủ sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu của mình không??
thương hiệu
,đối thủ cạnh tranh
,marketing
,kinh doanh và khởi nghiệp
Ngày 24/2/2022, U23 Việt Nam đã chiến đấu quả cảm, vượt qua U23 Timor Leste sau loạt sút chấm penalty ở bán kết giải U23 Đông Nam Á vào chung kết và chạm trán U23 Thái Lan.
Sau trận đấu, huấn luyện viên trưởng của U23 Timor Leste đã dành lời khen cho U23 Việt Nam: “Tôi chúc mừng U23 Việt Nam với tấm vé vào chung kết. Đội bóng này đã thể hiện tinh thần quả cảm dù phải chơi trong thế trận thiếu người. Chúng tôi chuẩn bị trước phương án cho việc đối thủ sẽ gặp khó vì thiếu cầu thủ thi đấu nhưng không thành công.”
Về phía đội tuyển U23 Việt Nam, chúng ta cũng thừa nhận rằng, U23 Timor Leste chiến đấu rất tốt đã gây ra không ít khó khăn cho U23 Việt Nam trong suốt trận đấu dù có phần lép vế ở khoảng thời gian đầu.
Vậy rõ ràng, mặc dù là đối thủ nhưng cả hai đội tuyển đã dành cho nhau những lời khen. Điều đó không chỉ khẳng định năng lực chiến đấu của đội tuyển mà còn giúp cho đội tuyển được đón nhận và tôn trọng hơn bởi sự tử tế, tinh thần chiến đấu hết mình thắng không kiêu, bại không nản.
Thực tế, khi một thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình, người tiêu dùng cảm thấy rằng thương hiệu đó nhiệt tình hơn, chu đáo hơn, tử tế và đáng tin cậy hơn.
Từ đó mà người tiêu dùng có xu hướng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu này trên phương tiện truyền thông xã hội, nhấp vào nhiều quảng cáo của họ hơn, thái độ kết nối tích cực hơn, cảm giác liên kết đến thương hiệu mạnh mẽ hơn, và cuối cùng là sẽ mua nhiều sản phẩm của các thương hiệu này hơn.
Điều nay có tác động rất lớn đến nhận thức củ người tiêu dùng về thương hiệu cùng đó kéo theo sự tăng trưởng về doanh số bán hàng, lượt tương tác, tiếp cận.Trong một thế giới khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với mọi thứ, việc các thương hiệu thường xuyên thể hiện sự tử tế và tích cực cũng là chìa khoá để phát triển và từng bước chiếm được thiện cảm và niềm tin của người tiêu dùng.
Bao Ngoc
Ngày 24/2/2022, U23 Việt Nam đã chiến đấu quả cảm, vượt qua U23 Timor Leste sau loạt sút chấm penalty ở bán kết giải U23 Đông Nam Á vào chung kết và chạm trán U23 Thái Lan.
Sau trận đấu, huấn luyện viên trưởng của U23 Timor Leste đã dành lời khen cho U23 Việt Nam: “Tôi chúc mừng U23 Việt Nam với tấm vé vào chung kết. Đội bóng này đã thể hiện tinh thần quả cảm dù phải chơi trong thế trận thiếu người. Chúng tôi chuẩn bị trước phương án cho việc đối thủ sẽ gặp khó vì thiếu cầu thủ thi đấu nhưng không thành công.”
Về phía đội tuyển U23 Việt Nam, chúng ta cũng thừa nhận rằng, U23 Timor Leste chiến đấu rất tốt đã gây ra không ít khó khăn cho U23 Việt Nam trong suốt trận đấu dù có phần lép vế ở khoảng thời gian đầu.
Vậy rõ ràng, mặc dù là đối thủ nhưng cả hai đội tuyển đã dành cho nhau những lời khen. Điều đó không chỉ khẳng định năng lực chiến đấu của đội tuyển mà còn giúp cho đội tuyển được đón nhận và tôn trọng hơn bởi sự tử tế, tinh thần chiến đấu hết mình thắng không kiêu, bại không nản.
Thực tế, khi một thương hiệu khen ngợi đối thủ cạnh tranh của mình, người tiêu dùng cảm thấy rằng thương hiệu đó nhiệt tình hơn, chu đáo hơn, tử tế và đáng tin cậy hơn.
Từ đó mà người tiêu dùng có xu hướng tương tác nhiều hơn với các thương hiệu này trên phương tiện truyền thông xã hội, nhấp vào nhiều quảng cáo của họ hơn, thái độ kết nối tích cực hơn, cảm giác liên kết đến thương hiệu mạnh mẽ hơn, và cuối cùng là sẽ mua nhiều sản phẩm của các thương hiệu này hơn.
Điều nay có tác động rất lớn đến nhận thức củ người tiêu dùng về thương hiệu cùng đó kéo theo sự tăng trưởng về doanh số bán hàng, lượt tương tác, tiếp cận.Trong một thế giới khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với mọi thứ, việc các thương hiệu thường xuyên thể hiện sự tử tế và tích cực cũng là chìa khoá để phát triển và từng bước chiếm được thiện cảm và niềm tin của người tiêu dùng.
dun's folder
Một ví dụ cho việc khen ngợi đối thủ có lợi cho thương hiệu của mình khi nó là một phần trong chiến lược Marketing. Bạn có biết trường hợp của dòng xe Audi và BMW không?
Câu chuyện bắt đầu sau khi IABSA công bố các hãng xe thắng cuộc tại giải quảng cáo quốc tế Bitch Slapping. Đầu tiên BMW khiêu chiến bằng quảng cáo báo chí với nội dung: “Chúc mừng Audi về danh hiệu xe của năm 2006 thị trường Nam Phi”-Lời chúc từ người thắng giải xe của năm thị trường toàn cầu 2006. Ngay sau đó, Audi đáp trả lại bằng chính cách thức mà Audi đã "khen ngợi" mình: “Chúc mừng BMW về chiến thắng danh hiệu xe của năm thị trường toàn cầu 2006”-Lời chúc từ người chiến thắng 6 lần liên tiếp các giải đua 24h của Le Mans 2000-2006.
Nhìn vào có vẻ là hai thương hiệu đang chúc mừng, ca tụng chiến thắng của nhau nhưng thực ra đọc đến câu thứ 2 của dòng quảng cáo, chúng ta mới nhận ra cả 2 bên đang chiến đấu, "ném đá" lẫn nhau.
Xét về bản chất đây không phải là khen ngợi, tôn vinh lẫn nhau mà là đang cạnh tranh, chiếm ưu thế của nhau trên thị trường.
Mai Thảo
Thực tế, đa số thương hiệu rất hiếm thừa nhận năng lực của đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là điều dễ hiểu thôi vì ai lại đi công nhận sản phẩm của người mà mình đang dồn hết nỗ lực marketing để cạnh tranh. Thậm chí nhiều thương hiệu còn công khai chọc ngoáy, nói xấu, dìm hàng đối thủ.
Tuy nhiên, trong một góc nhìn khác, ngày càng nhiều thương hiệu lựa chọn phương pháp tiếp cận đối thủ cạnh tranh một cách khôn ngoan hơn.
Chẳng hạn, PlayStation và Xbox đã công khai chúc mừng đối thủ của mình là Nintendo vào ngày thương hiệu này ra mắt hệ thống chơi game Switch mới. Hay Oreo đã chia sẻ một thông điệp trên Twitter rằng KitKat là không thể cưỡng lại =)) hay tại New York Times, tờ báo này thậm chí còn sử dụng một quảng cáo toàn trang để khuyến khích mọi người đọc thêm tin tức ở những trang tin chất lượng và đáng tin cậy khác.
Nói thật là hiện nay, thề là bất kỳ ai cũng đều chán ngấy với những thông điệp mang tính chia rẽ, hạ thấp hay nói xấu đối thủ, cũng không có gì ngạc nhiên khi họ ngày càng có xu hướng tán dương những điều tử tế hay những lời nói với những giọng điệu lạc quan hơn.
Nhưng tất nhiên, câu hỏi vẫn được đặt ra là: Việc khen ngợi đối thủ như vậy có gây hại cho lợi nhuận của chính thương hiệu của bạn không, hay các thương hiệu có thể áp dụng cách tiếp cận này như thế nào để có lợi cho thương hiệu của họ hoặc ít nhất không để mất “miếng bánh” vào tay đối thủ?
Quan điểm của bạn như nào, góp ý và chia sẻ cùng mình để mình tham khảo thêm nhiều cách nghĩ hay ho hơn nữa nha ^^
Rukahn
Kèo kinh doanh thì tôi có nhớ vài cái nhưng ko nhớ rõ chứ kèo sử thì có rồi nha. Fan tam quốc, chắc ai cũng biết kèo Lữ Mông chiếm Kinh Châu từ tay của thủ lĩnh ngũ hổ tướng nhà Thục Hán Quan Vũ bằng 1 cách khá là vòng vèo như:
Kết quả, Quan Vũ mất cảnh giác với Giang Đông, dồn toàn lực tấn công Phàn Thành của Tào Ngụy, Lữ Mông thừa cơ đôt kích, lấy lại Kinh Châu dễ dàng và tiện ép chết Vũ râu dài, đặt cái kết cho 1 hổ tướng có tài nhưng mỗi tội tự cao và hay ngáo
Thành Vũ
Mình nghĩ là trong một thế giới cạnh tranh như hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi với mọi thứ mình mua, việc các thương hiệu thường xuyên thể hiện sự tử tế và tích cực cũng là chìa khoá để phát triển và tăng lợi nhuận.