Khi lòng tham vẫn còn
"Nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc."
Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc, đó là: "Hãy yêu người đàn ông chiều chuộng bạn như một người cha chiều con gái, chứ không phải một người đàn ông mà bạn phải nuông chiều họ như con trai của mình.. Người yêu thương bạn nhất, nhất định sẽ cưng chiều bạn như con gái của anh ấy.. chứ không phải coi bạn là một người Mẹ để phục vụ chính mình.. "
Tôi chưa bao giờ suy nghĩ sẽ tìm một người đàn ông thật giàu có, đẹp trai, phong độ để yêu.Thứ tôi muốn là tìm một người đàn ông tốt, chân thành, yêu tôi, coi tôi là cả Thế giới của họ, chứ không phải người đàn ông coi tôi chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của họ!
"Đại dương kia có thể khô đi, và những cơn mưa có thể lấp đầy trở lại, nhưng đôi mắt người đời chưa bao giờ biết đủ khi đứng trước những sắc tướng trong nhân gian, khi lòng tham vẫn còn".
Hoá ra, thứ sâu rộng hơn đại dương ngoài kia lại là đôi mắt của chính mình, khi lòng còn tham.
Ai cũng từng phải động lòng trước một sắc tướng nào đó trong chốn nhân gian.
Người đã từng. Ta cũng đã từng.
Ai cũng đã từng bắt đôi chân phải mệt, để đuổi theo;bắt đôi tay phải mỏi, để níu giữ. Mà sắc tướng thì vô thường, đuổi kịp không? Giữ được không?
Lỗi không phải của mắt đã nhìn thấy. Lỗi cũng không phải bởi những sắc tướng vô tình đã hiện hữu nơi đây. Lỗi do lòng chưa yên.
Có kẻ động lòng trước những hình ảnh của ngày hôm qua. Có kẻ động lòng trước những ảo ảnh của những ngày chưa tới.
Có kẻ động lòng trước hình ảnh một người, rồi buồn. Có kẻ động lòng trước một dáng núi nghìn năm vẽ lên nền trời mỗi sớm, rồi bình thản.
Có kẻ động lòng trước đôi mắt biếc chốn nhân gian, rồi khắc khoải cả đời. Có kẻ động lòng trước đôi mắt thật hiền của Phật, rồi bình yên.
Có người động lòng trước cảnh phù hoa, tráng lệ. Có kẻ lại động lòng trước ngôi chùa nhỏ giản dị bình thản nơi cuối thôn.
Người đời luôn đi về phía làm lòng mình " động" , vẫn có những lần động lòng để rồi bình yên.
Vô Thường.
Trên đời này có đến cả mấy tỉ người, gặp được nhau đâu phải là điều dễ dàng.
Có duyên có nợ mới gặp mặt. Đã là nhân là duyên của mình. Trốn tránh cũng vô ích. Đã là vô duyên, có muốn tìm nhau cũng không được.
Tất cả đều đã có nhân quả của chính mình. Biết vậy, nên lặng lẽ mỉn cười an yên. Duyên đến thì nhiệt tình tiếp đón. Duyên đi thì buông xuống cho nhẹ lòng. Không cầu chẳng đợi điều gì nữa.
Nhân duyên dù là tốt xấu, đều mang đến những bài học giúp ta trưởng thành. Nên chẳng cần tránh né. Người tốt dạy ta biết chia sẻ, biết giúp đỡ lẫn nhau. Người không ưa mình dạy mình cách bình tâm trước nghịch cảnh. Dạy mình cách quay lại bên trong mà chuyển hoá chính mình.
Dù là xấu tốt, đối với ta đều là điều có lợi. Cuộc đời ta, từ đó mà cũng đổi thay rất nhiều. Biết vậy rồi liền thay bộ mặt ảo não cau có. Bằng nụ cười bình thản an yên liền!
Chay Mộc
Lời Kinh trong lòng bàn tay:
"Chẳng phải nhờ xe, chẳng phải nhờ ngựa, cũng chẳng phải nhờ đôi chân thật nhanh thật khỏe mà người đời có thể đi qua hết nỗi buồn, đến được nơi bình yên.
Chỉ khi làm chủ được tâm mình, không còn để những điều tầm thường cuốn đi, khi đó mới có thể đi qua hết nỗi buồn, đến được bình yên”.(1)
Người trở về, ngồi trước Phật, lắng lòng nghe một thời kinh. Câu kinh nhẹ như gió, lời kinh nhẹ như mây.
Cuối cùng.
Đem hết cả nửa đời phong sương phiêu bạt, gom góp hết cả nửa đời hơn thua, mang tất cả những lợi danh tích góp suốt chừng ấy năm, vẫn chưa đủ để đổi được cho mình một buổi sớm mai bình yên.
Phật mỉm cười thật hiền. Người mỉm cười xa xăm.
Hóa ra. Để đến được nơi bình yên, không phải chen lấn tranh giành nhau để đi, mà là một lần quay đầu dừng lại. Để có được bình yên trong tay, không phải giành giật gom góp nắm giữ thật nhiều, mà là một lần biết mở tay ra và đặt xuống.
Nhìn dòng người trong chốn bụi hồng tấp nập ngược xuôi đẩy nhau đi, thoáng buồn, khi biết người vẫn còn tất bật ở đó.
Chốn bụi hồng ồn ã và đầy màu sắc, câu kinh xưa lại tĩnh lặng và trong suốt như gió giữa hư không.
Mấy ai nghe được?
Mấy ai thấy được?
Người ngày mới an.
I...cười...l
Vô Thường
Núi....
Om Mani Padme Hum