Khi hỗ trợ thân chủ là người có vấn đề về tâm thần, nhân viên công tác xã hội cần chú ý những gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhân viên công tác xã hội (mà sau đây viết tắt là NVCTXH) phải kết hợp sử dụng những kỹ năng dưới đây trong quá trình giúp đỡ người bị trầm cảm để đạt hiệu quả can thiệp tốt nhất. Kỹ năng quan sát: Là kỹ năng quan trọng trong việc thu thập các thông tin về thân chủ. Quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… để nhận biết những diễn biến tâm lý của thân chủ, để khẳng định tính xác thực của thông tin và hiểu chính xác về hoàn cảnh của thân chủ. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi sử dụng trong các buổi làm việc với gia đình, khi mà mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có thể là dấu hiệu để nói đến nguyên nhân vấn đề. Kỹ năng lắng nghe: NVCTXH cần chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với thân chủ bằng việc lắng nghe tích cực. Để lắng nghe tích cực, NVCTXH phải luôn giữ được việc giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe thân chủ, tập trung để quan sát những hành vi và cảm xúc của thân chủ. Song song với đó NVCTXH cũng cần nhắc lại những thông tin đã nghe được để thân chủ hiểu rằng mình đang được lắng nghe. Kỹ năng tóm lược: Khi ở trong trạng thái tâm lý bế tắc, lo lắng vì những khó khăn trước mắt, thân chủ thường có những suy nghĩ, diễn đạt không mạch lạc, nói tràn lan không đi vào trọng tâm. Vì thế, NVCTXH làm việc với thân chủ cần tóm lược lại những điều đã nghe được để giúp thân chủ quay về trọng tâm của vấn đề đang được bàn tới trong câu chuyện. Thông quá đó cũng giúp cho thân chủ khám phá bản thân mình đồng thời NVCTXH cũng có cơ hội xác định lại những thông tin mà mình đã nghe được. Kỹ năng thấu cảm: Thấu cảm là khả năng hiểu được thân chủ đang cảm thấy gì, nói gì, hiểu như chính họ hiểu trong hoàn cảnh, vị trí, suy tư của họ và đi vào thế giới của họ. NVCTXH cần truyền đạt cho thân chủ biết sự hiểu đó, cho họ biết họ đang được cảm nhận, được nghe, quyết định của họ được tôn trọng từ đó tạo được sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ từ phía thân chủ. Kỹ năng đặt câu hỏi: Trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin, NVCTXH để thu thập được những thông tin hiệu quả cần sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau một cách linh hoạt hợp lý. Chú ý tránh đặt những câu hỏi “vì sao” sẽ làm cho thân chủ cảm thấy lúng túng và khó trả lời hoặc những câu hỏi đa nghĩa khiến thân chủ không biết trả lời thế nào và trọng tâm vấn đề mà NVCTXH quan tâm là gì.
Trả lời
Nhân viên công tác xã hội (mà sau đây viết tắt là NVCTXH) phải kết hợp sử dụng những kỹ năng dưới đây trong quá trình giúp đỡ người bị trầm cảm để đạt hiệu quả can thiệp tốt nhất. Kỹ năng quan sát: Là kỹ năng quan trọng trong việc thu thập các thông tin về thân chủ. Quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,… để nhận biết những diễn biến tâm lý của thân chủ, để khẳng định tính xác thực của thông tin và hiểu chính xác về hoàn cảnh của thân chủ. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn có ý nghĩa đặc biệt khi sử dụng trong các buổi làm việc với gia đình, khi mà mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có thể là dấu hiệu để nói đến nguyên nhân vấn đề. Kỹ năng lắng nghe: NVCTXH cần chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với thân chủ bằng việc lắng nghe tích cực. Để lắng nghe tích cực, NVCTXH phải luôn giữ được việc giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe thân chủ, tập trung để quan sát những hành vi và cảm xúc của thân chủ. Song song với đó NVCTXH cũng cần nhắc lại những thông tin đã nghe được để thân chủ hiểu rằng mình đang được lắng nghe. Kỹ năng tóm lược: Khi ở trong trạng thái tâm lý bế tắc, lo lắng vì những khó khăn trước mắt, thân chủ thường có những suy nghĩ, diễn đạt không mạch lạc, nói tràn lan không đi vào trọng tâm. Vì thế, NVCTXH làm việc với thân chủ cần tóm lược lại những điều đã nghe được để giúp thân chủ quay về trọng tâm của vấn đề đang được bàn tới trong câu chuyện. Thông quá đó cũng giúp cho thân chủ khám phá bản thân mình đồng thời NVCTXH cũng có cơ hội xác định lại những thông tin mà mình đã nghe được. Kỹ năng thấu cảm: Thấu cảm là khả năng hiểu được thân chủ đang cảm thấy gì, nói gì, hiểu như chính họ hiểu trong hoàn cảnh, vị trí, suy tư của họ và đi vào thế giới của họ. NVCTXH cần truyền đạt cho thân chủ biết sự hiểu đó, cho họ biết họ đang được cảm nhận, được nghe, quyết định của họ được tôn trọng từ đó tạo được sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ từ phía thân chủ. Kỹ năng đặt câu hỏi: Trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin, NVCTXH để thu thập được những thông tin hiệu quả cần sử dụng nhiều câu hỏi khác nhau một cách linh hoạt hợp lý. Chú ý tránh đặt những câu hỏi “vì sao” sẽ làm cho thân chủ cảm thấy lúng túng và khó trả lời hoặc những câu hỏi đa nghĩa khiến thân chủ không biết trả lời thế nào và trọng tâm vấn đề mà NVCTXH quan tâm là gì.