Khi đọc sách mình hay phải đọc lại 1 câu nhiều lần để hiểu hết câu đó, như vậy có bình thường không?

  1. Sách

Mình có vấn đề gì về đọc hiểu hay là như vậy là bỉnh thường nhỉ? Có ai cũng thỉnh thoảng cũng phải như vậy không?

Từ khóa: 

sách

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đọc vậy sẽ giúp bạn nắm chắc điều mà tác giả muốn diễn đạt hơn.

Nhưng có cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, bạn có thể thử xem sao nhé: đó là tập trung vào từ khóa trong câu. Khi bạn nắm được và hiểu rõ từ khóa rồi thì câu sẽ trở nên dễ hiểu, những ý rườm rà mình bỏ qua luôn cũng không sao nhé.

Chúc bạn đọc sách vui.

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/-sqehh2lufuiip3va72-hqo0ovekno2mefsquic2y4ipyaah70bhgj1zxpeqliu2-0wzgcm8gdbgysv5sevzij-turzfw-igncdhhxxmfkehnpd4oylgppskzpv0yuh0eyzm5mmvrjltej-1625562099-1625562099.jpg
Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ đọc vậy sẽ giúp bạn nắm chắc điều mà tác giả muốn diễn đạt hơn.

Nhưng có cách giúp bạn tiết kiệm thời gian, bạn có thể thử xem sao nhé: đó là tập trung vào từ khóa trong câu. Khi bạn nắm được và hiểu rõ từ khóa rồi thì câu sẽ trở nên dễ hiểu, những ý rườm rà mình bỏ qua luôn cũng không sao nhé.

Chúc bạn đọc sách vui.

https://cdn.noron.vn/2021/07/06/-sqehh2lufuiip3va72-hqo0ovekno2mefsquic2y4ipyaah70bhgj1zxpeqliu2-0wzgcm8gdbgysv5sevzij-turzfw-igncdhhxxmfkehnpd4oylgppskzpv0yuh0eyzm5mmvrjltej-1625562099-1625562099.jpg

Tùy vào số lần bạn đọc lại nhé.

Bình thường thì ai cũng đọc lại, đôi khi là mắt vô thức quay lại chỗ cũ, nhưng không nhiều lần.

Một kinh nghiệm của mình là bỏ qua chỗ không hiểu, đọc phần tiếp theo. Trong rất nhiều trường hợp, đoạn sau khiến cho đoạn trước dễ hiểu hơn. Còn nếu đọc tiếp mãi vẫn không hiểu thì buộc phải đọc lại rồi.

Còn tùy bạn đọc sách nào nữa. Đọc sách triết học, tài liệu nghiên cứu như vậy là cực kỳ bình thường luôn ấy :v

Mình thấy là không có vấn đề gì cả. Việc lĩnh hội một cuốn sách phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: (1) khả năng tư duy của mỗi người, (2) trải nghiệm sống của mỗi người, và (3) kiến thức của mỗi người. Ba yếu tố này được tạo thành 1 từ thiên phú - thứ không thay đổi được và 2 từ sự trau dồi - thứ có thể thay đổi và phát triển.

Bản thân mình là một người không thông minh, tức là đã không có thiên phú ở khả năng tư duy, nên sau này mình đọc rất nhiều, nếu chỉ cần mình quan tâm đến chủ đề nào là mình sẽ tìm sách để đọc. Thứ hai, mình cố gắng trải nghiệm nhiều nhất có thể để so sánh những gì được viết trong sách và cuộc sống thực, sau đó sẽ có những đúc kết cho chính mình.

Việc bạn đọc một cuốn sách mà không hiểu là chuyện hết sức bình thường thôi, nó có thể xuất phát từ việc thiếu sót một (hoặc hai) trong ba các thành tố cơ bản nêu trên. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn đã có ý thức đọc và tìm hiểu, đọc một lần không hiểu thì có thể đọc lần hai, lần ba, hoặc nhiều hơn nữa. Tự đọc không hiểu thì bạn có thể trao đổi với mọi người, hỏi người khác. Chúng ta có rất nhiều cách để đọc và học, quan trọng là bản thân có chịu đọc và học hay không, chứ còn đọc đi đọc lại nhiều lần mới hiểu là chuyện hoàn toàn bình thường nhé bạn. Bạn không phải lo lắng gì cả.

P/S: Có một cách đọc hiệu quả là bạn có thể tự viết lại những gì mình nhớ về cuốn sách, đoạn văn mình đã đọc, sau đó thử nêu cảm nghĩ hoặc cách nghĩ của mình về đoạn văn hay vấn đề được nêu ra. Việc này gọi là phản biện tác giả, nó sẽ giúp bạn nhớ lâu và nhớ sâu hơn. Khi đọc, mình đừng nên tin sách 100% mà nên cố gắng trao đổi và phản biện nhiều nhất với tác giả thông qua nội dung trong sách. Dĩ nhiên là trừ trường hợp đọc văn chương, tiểu thuyết ra nhé, đọc những cái này thì cần có cách đọc khác với các loại sách khác một chút.