Khi dân chơi ngổ ngáo đi..... nhập ngũ
Là một vận động viên điền kinh có tiếng thời đại học. Khi chiến tranh nổ ra, như bao nhiêu thanh niên trai tráng khác thời đó, Smith nhập ngũ năm 1940. Ông tình nguyện nộp đơn gia nhập trung đoàn Seafords Highlanders (ở Vancouver) thay vì trung đoàn Hoàng gia Westminster ở nơi ông sống (New Westminster) vì "ko muốn chạm mặt với đám giáo viên cấp 3 cũ của ổng" và được phân làm lính chống tăng. Trong 3 năm huấn luyện ở Anh, ông đã tạo những ấn tượng "sâu sắc" với đồng đội, kể cả chỉ huy của ông vì tính vô kỉ luật, thích tiệc tùng và lỗ mãng.
Năm 1943, đơn vị ông đổ bộ vào Sicily và ko lâu sau đó tấn công vào Italy. Ông chiến đấu rất ngoan cường, bị thương 2 lần nhưng vẫn trốn viện để quay trở lại đơn vị. Vì sự dũng cảm trong chiến đấu, ông được thăng cấp lên Hạ sĩ, nhưng bị giáng xuống Binh nhì ko lâu sau đó ! 21/10/1944, Smith cùng với 2 đại đội của Seafords được lệnh vượt sông Savio ở miền bắc Italy, thế chỗ trung đoàn "công chúa Patricia của Canada" tiếp quản đầu cầu. Hôm đó trời mưa rất to, nước sông dâng cao nên vũ khí hạng nặng và xe tăng ko đưa qua sông được. Nên một cuộc tấn công có xe tăng của địch sẽ dễ dàng đập te tua 2 đại đội này. Quân Đức, dù đập te tua trung đoàn "công chúa Patrica" kia, nhưng họ vẫn không thể chiếm lại được cây cầu từ tay người Canada. Và sáng 22/10, 3 chiếc Panther thuộc sư Panzer số 26 cùng với vài đại đội bộ binh, bất ngờ phản công vào tuyến phòng ngự của Seafords. Smith lúc đó đang lim dim trong 1 chiếc hào dài ở đầu phòng tuyến, khá xa vị trí cây cầu, thì "chiến tranh" ập tới. Ông nhô đầu khỏi chiếc hào và thấy "1 chiếc Panther đen ngòm tiến sát vách chỗ bọn tôi". Ông cùng bạn vác khẩu PIAT chạy đến vị trí thích hợp để hạ chiếc Panther. Súng máy bắt đầu khai hỏa, bắn trọng thương người bạn của ông. Nghĩ mình đằng nào cũng ngỏm, ông nhảy ra khỏi hào, vác khẩu PIAT chạy đến trc mặt chiếc Panther solo và bắn cháy nó ở khoảng cách chưa đến 10m. 10 tên Đức xông tới, ông ko chần chừ lôi khẩu Thompson style gangster với băng đạn 50v xả liên tục vào đám lính đó, giết chết 4 tên và buộc 6 tên kia phải chạy mất dép. Ông chạy về chỗ con hào, băng bó người bạn của mình, nạp lại đạn khẩu PIAT và tiếp tục cầm chân người Đức, bắn hỏng chiếc Panther thứ 2. Chiếc thứ 3 xuất hiện, đạn PIAT đã cạn, ông vác người bạn của mình chạy về phòng tuyến chính để chữa trị, và vác 1 khẩu PIAT mới quay lại chiến đấu. Ấn tượng bởi sự điên rồ của ông, toàn bộ đại đội đề nghị phụ ông 1 tay và cùng lao vào chiến đấu. Đến cuối ngày hôm đó, đơn vị của Smith đã bắn hạ 3 chiếc Panther, 2 khẩu pháo tự hành, 1 chiếc Half-track và vô số tên lính Đức. Cây cầu hoàn toàn được bảo vệ. Vì những chiến tích ở Savio, Smith trở thành người lính Canada duy nhất mang quân hàm Binh nhì được trao tặng huân chương cao quý nhất của Khối thịnh vượng chung Anh - Huân chương Chữ Thập Victoria. Ông được Quân cảnh báo tin mừng này khi đang bị nhốt trong 1 trại giam ở gần Rome, do lo sợ ông sẽ "đốt" nguyên cái vùng Naples bởi tính phá phách ko giống ai. Ernest Smith được đích thân vua George VI gắn huy chương lên ngực tại cung điện Buckingham vài ngày sau đó, trở thành 1 người anh hùng của đất Canada. Trong suốt 5 năm chiến đấu trong thế chiến 2, ông được thăng hàm Hạ sĩ tận 9 lần và cả 9 lần đó đều bị hạ xuống Binh nhì. Ông giải ngũ năm 1945 và tái nhập ngũ vào năm 1950, nhưng quân đội quyết định ko cho 1 tên dở người như ông đến Triều Tiên chiến đấu. Thay vào đó, ông được đưa về địa phương làm trong cục tuyển quân. Sau tổng cộng gần 20 năm phục vụ, ông giải ngũ với quân hàm Trung sĩ, sống 1 cuộc đời bình yên tới già nhưng ko kém phần ăn chơi sa đọa như thời trai trẻ. Ernest Smith mất năm 2005, thọ 91 tuổi. "Tôi thích tiệc tùng lắm. Nếu tôi có dô 1 bữa tiệc lớn và mọi người hỏi: "Ủa anh ấy đâu r ?" "À, thằng cha đó đang say bí tỉ ở chỗ nào đó trong trung tâm của sự kiện rồi..."
Huỳnh Anh