Khi bố mẹ quá để ý đến lời nói của người ngoài, sợ lời ra tiếng vào sẽ ảnh hưởng thế nào đến con cái?
tâm sự cuộc sống
Thật ra bố mẹ để ý đến lời nói của người ngoài cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách giáo dục của họ. Một đứa trẻ phải tiếp xúc với những cằn nhằn chê bai phán xét sẽ lớn lên một cách tự ti và sợ hãi, bởi nó biết bản thân nó không quan trọng bằng danh dự và cái tôi của bố mẹ.
Hầu hết những đứa trẻ ở quê như chị em mình đều hiểu rất rõ cảm giác này. Người quen của bố mẹ chẳng thân thiết gì với bọn mình, chẳng ở với bọn mình nhưng rất hay so sánh mình với con cái của họ, rằng cứ để mình như thế thì mình sẽ bất tài vô dụng, phải dạy con như cách của họ mới hiệu quả. Trong khi đó mình nghe nhiều, cũng chứng kiến tận mắt con cái họ trên trường phá phách, học kém chẳng thua gì thành phần bất hảo nào.
Bố mẹ mình nghe một phía, không chịu nghe bọn mình giải thích mà nhất mực đánh và mắng bọn mình không ra gì, rằng mình không chịu nể mặt bố mẹ, rằng mình mất dạy. Kết quả là càng lớn mình càng xa cách với bố mẹ, mình chẳng thấm vào đầu những câu nói răn dạy nhạt nhẽo mà sự tồn tại của mình là dư thừa, mình thậm chí gặp mặt những người từng nói xấu mình kia còn không thèm chào. Bố mẹ có danh dự thì mình cũng có cái tôi của mình mà, chẳng ai chịu thua ai.
Người ẩn danh
Thật ra bố mẹ để ý đến lời nói của người ngoài cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách giáo dục của họ. Một đứa trẻ phải tiếp xúc với những cằn nhằn chê bai phán xét sẽ lớn lên một cách tự ti và sợ hãi, bởi nó biết bản thân nó không quan trọng bằng danh dự và cái tôi của bố mẹ.
Hầu hết những đứa trẻ ở quê như chị em mình đều hiểu rất rõ cảm giác này. Người quen của bố mẹ chẳng thân thiết gì với bọn mình, chẳng ở với bọn mình nhưng rất hay so sánh mình với con cái của họ, rằng cứ để mình như thế thì mình sẽ bất tài vô dụng, phải dạy con như cách của họ mới hiệu quả. Trong khi đó mình nghe nhiều, cũng chứng kiến tận mắt con cái họ trên trường phá phách, học kém chẳng thua gì thành phần bất hảo nào.
Bố mẹ mình nghe một phía, không chịu nghe bọn mình giải thích mà nhất mực đánh và mắng bọn mình không ra gì, rằng mình không chịu nể mặt bố mẹ, rằng mình mất dạy. Kết quả là càng lớn mình càng xa cách với bố mẹ, mình chẳng thấm vào đầu những câu nói răn dạy nhạt nhẽo mà sự tồn tại của mình là dư thừa, mình thậm chí gặp mặt những người từng nói xấu mình kia còn không thèm chào. Bố mẹ có danh dự thì mình cũng có cái tôi của mình mà, chẳng ai chịu thua ai.
Bùi Xuân Vy
Khi quá chú ý đến lời nói của người ngoài, cha mẹ sẽ có tâm lí kì vọng và đặt nhiều áp lực vào con cái. Họ muốn nghe những lời khen từ người ngoài dành cho con cái của mình, vì vậy sẽ thúc ép trẻ học hay thường so sánh trẻ với bạn bè có thành tích học tập tốt hơn. Khi con không đạt được thành tích như mong muốn, bố mẹ luôn quy chụp do con lười biếng và chưa cố gắng hết sức. Vì không thỏa mãn với kết quả nên nhiều phụ huynh có những lời lẽ trách móc, chì chiết con cái để tạo áp lực.
Những áp lực từ bố mẹ là “hòn đá” đè nặng lên đôi vai của trẻ. Trẻ vẫn sẽ ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ nhưng sâu bên trong là sự ức chế về tâm lý. Theo thời gian, những phẫn uất ngày một lớn dần khiến trẻ gặp phải những vấn đề tâm lý như
Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng nên điều chỉnh hành vi và tâm lí của mình, không nên chú ý quá nhiều vào những lời bàn tán của người ngoài mà thúc ép con mình một cách vô lí. Cha mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất, không phải cứ ép buộc chúng thì chúng ngay lập tức có thể giỏi lên, thay vì vậy hãy lắng nghe và thấu hiểu con mình nhiều hơn.
Mình may mắn vì bố mẹ mình không quá quan tâm người ngoài nghĩ gì, luôn tạo điều kiện để mình làm những điều mình thích, nhưng mà nhiều bố mẹ cũng kì cục lắm, vì sĩ diện hão, muốn nghe lời tâng bốc của người ngoài mà ép con mình phải thế này thế kia. Khi đó chẳng phải là muốn tốt cho con mình, chẳng qua là muốn thể hiện và khoe khoang mà thôi.
Người ẩn danh