Khi bạn dùng một từ gốc Latinh, bạn có nghĩ nên giữ đúng các quy tắc ngữ pháp về từ đó theo tiếng Latinh không? (ví dụ cụ thể ở phần miêu tả)?
trong tiếng Anh, khi dùng từ tiếng Latinh, họ áp dụng ngữ pháp tiếng Anh lên. Ví dụ số nhiều của focus là foci, trong tiếng Anh thường dùng focuses; formulas thay vì formulae; corpuses thay vì corpora.
Là một người rất yêu tiếng Latinh và dùng nó hằng ngày; mình thấy các ngôn ngữ khác dùng từ Latinh nhưng lại thay đổi theo ngữ pháp của ngôn ngữ họ thì rất không tự nhiên.
latin
,tiếng latinh
,la ngữ
,latinh
,tiếng latin
,ngoại ngữ
Mình thấy bạn nói cũng rất hợp lí, chúng ta phải biết tôn trọng ngôn ngữ gốc chứ, sao lại mượn từ của nước người ta rồi lại thay đổi nó đi được, như vậy đối với tiếng Latinh thì thật không công bằng.
Nhưng bạn cũng phải thông cảm, bởi đối với sự phát triển của một loại ngôn ngữ thì điều này là điều tất yếu phải xảy ra:
+ Nguyên nhân thứ nhất theo mình nghĩ, con người ta biết nói rồi mới biết viết, vậy nên ngôn ngữ được tạo ra là để thể hiện lại giọng nói, để có thể lưu truyền giọng nói đó lâu hơn, vậy nên nếu một từ bị phát âm khác đi thì cách thể hiện nó trên mặt giấy cũng sẽ khác đi, và chuyện giọng nói bị thay đổi qua từng vùng miền là khó bị tránh khỏi, giống như Việt Nam ta vậy, tiếng địa phương xuất hiện ở rất nhiều tỉnh và mỗi tỉnh lại mỗi khác làm ta đôi lúc cũng viết sai chính tả miết, song vì ta ở cùng một quốc gia nên nhờ đó mà thống nhất cách viết từ nam chí bắc, nhưng các quốc gia riêng rẽ thì không ai có quyền quy định họ chuyện này, và đó là ngôn ngữ của họ, phát triển nó thế nào là quyền của họ.
+ Nguyên nhân thứ hai, là vì lòng tự tôn dân tộc, cũng giống Việt Nam ta bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, thì một số quốc gia ở phương Tây mà bạn nêu ra cũng bị ảnh hưởng từ La Mã cổ đại, lãnh thổ của họ cũng từng nằm trên lãnh thổ của đất nước La Mã hùng cường, nên việc phần lớn từ Latinh xuất hiện trong ngôn ngữ của họ là chuyện tất yếu, cũng giống phần lớn từ mà Việt Nam ta đang dùng là từ gốc Hán vậy, và nếu như ngày ấy Việt Nam ta không cố gắng giữ lại tiếng nói của người Việt, không cố gắng biến từ Hán thành từ Hán Việt thì hôm nay ta sẽ là một người dân Trung Quốc, bởi mất đi ngôn ngữ là mất đi linh hồn của dân tộc, các nước phương tây xưa kia cũng thế, họ cũng phải ráng giữ lấy cái cách nói gốc của mình, ngữ pháp riêng của mình để thể hiện mình là một dân tộc riêng, có nền văn hóa riêng, lịch sử riêng, và hoàn toàn đáng được độc lập.
+ Nguyên nhân thứ ba, mình nghĩ là do mỗi quốc gia có một kiểu ngữ pháp riêng và giả sử như quốc gia đó dung hòa cách sử dụng ngữ pháp của một đất nước khác thì nó sẽ làm ngôn ngữ của mình trở nên rối rắm, khó học, khó nhớ và có nguy cơ làm sụp đổ cả một hệ thống ngữ pháp mà dân tộc đó đã mất trăm năm để gầy dựng. Vì vậy nên thôi đành phải chuyển đổi từ đó một chút để bảo vệ sự an toàn của các quy tắc trong ngữ pháp nước mình vậy.
- và cuối cùng là mình nghĩ chúng ta nên suy nghĩ thoáng về vấn đề này một chút. bởi sự biến đổi từ ngữ, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác tạo nên một sự đa dạng của ngôn ngữ làm cho nhiều ngôn ngữ trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn, và cũng chính ngôn ngữ gốc làm nền tảng biến đổi cũng trở nên hấp dẫn một cách lạ thường bởi khi học nó ta cảm giác giống như được một học ngôn ngữ khởi đầu cho các ngôn ngữ khác.
Dương Gia Thịnh
Mình thấy bạn nói cũng rất hợp lí, chúng ta phải biết tôn trọng ngôn ngữ gốc chứ, sao lại mượn từ của nước người ta rồi lại thay đổi nó đi được, như vậy đối với tiếng Latinh thì thật không công bằng.
Nhưng bạn cũng phải thông cảm, bởi đối với sự phát triển của một loại ngôn ngữ thì điều này là điều tất yếu phải xảy ra:
+ Nguyên nhân thứ nhất theo mình nghĩ, con người ta biết nói rồi mới biết viết, vậy nên ngôn ngữ được tạo ra là để thể hiện lại giọng nói, để có thể lưu truyền giọng nói đó lâu hơn, vậy nên nếu một từ bị phát âm khác đi thì cách thể hiện nó trên mặt giấy cũng sẽ khác đi, và chuyện giọng nói bị thay đổi qua từng vùng miền là khó bị tránh khỏi, giống như Việt Nam ta vậy, tiếng địa phương xuất hiện ở rất nhiều tỉnh và mỗi tỉnh lại mỗi khác làm ta đôi lúc cũng viết sai chính tả miết, song vì ta ở cùng một quốc gia nên nhờ đó mà thống nhất cách viết từ nam chí bắc, nhưng các quốc gia riêng rẽ thì không ai có quyền quy định họ chuyện này, và đó là ngôn ngữ của họ, phát triển nó thế nào là quyền của họ.
+ Nguyên nhân thứ hai, là vì lòng tự tôn dân tộc, cũng giống Việt Nam ta bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, thì một số quốc gia ở phương Tây mà bạn nêu ra cũng bị ảnh hưởng từ La Mã cổ đại, lãnh thổ của họ cũng từng nằm trên lãnh thổ của đất nước La Mã hùng cường, nên việc phần lớn từ Latinh xuất hiện trong ngôn ngữ của họ là chuyện tất yếu, cũng giống phần lớn từ mà Việt Nam ta đang dùng là từ gốc Hán vậy, và nếu như ngày ấy Việt Nam ta không cố gắng giữ lại tiếng nói của người Việt, không cố gắng biến từ Hán thành từ Hán Việt thì hôm nay ta sẽ là một người dân Trung Quốc, bởi mất đi ngôn ngữ là mất đi linh hồn của dân tộc, các nước phương tây xưa kia cũng thế, họ cũng phải ráng giữ lấy cái cách nói gốc của mình, ngữ pháp riêng của mình để thể hiện mình là một dân tộc riêng, có nền văn hóa riêng, lịch sử riêng, và hoàn toàn đáng được độc lập.
+ Nguyên nhân thứ ba, mình nghĩ là do mỗi quốc gia có một kiểu ngữ pháp riêng và giả sử như quốc gia đó dung hòa cách sử dụng ngữ pháp của một đất nước khác thì nó sẽ làm ngôn ngữ của mình trở nên rối rắm, khó học, khó nhớ và có nguy cơ làm sụp đổ cả một hệ thống ngữ pháp mà dân tộc đó đã mất trăm năm để gầy dựng. Vì vậy nên thôi đành phải chuyển đổi từ đó một chút để bảo vệ sự an toàn của các quy tắc trong ngữ pháp nước mình vậy.
- và cuối cùng là mình nghĩ chúng ta nên suy nghĩ thoáng về vấn đề này một chút. bởi sự biến đổi từ ngữ, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác tạo nên một sự đa dạng của ngôn ngữ làm cho nhiều ngôn ngữ trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn, và cũng chính ngôn ngữ gốc làm nền tảng biến đổi cũng trở nên hấp dẫn một cách lạ thường bởi khi học nó ta cảm giác giống như được một học ngôn ngữ khởi đầu cho các ngôn ngữ khác.