Khi 1 người trả tiền mua 1 chiếc iPhone tại cửa hàng, dòng tiền đó được trung chuyển như thế nào, và qua những khâu nào?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Mấy ngày gần đây, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là chủ đề nóng trên khắp tất cả các mặt báo. Những bài viết chuyên sâu đã phân tích rất rõ, cuộc chiến thương mại lần này không đơn thuần là một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác. Ở bài viết này, mình chỉ đưa ra một ví dụ nho nhỏ (được dịch từ Quora) rằng khi 1 người trả tiền mua 1 chiếc iPhone tại cửa hàng, dòng tiền đó được trung chuyển như thế nào, và qua những khâu nào? (Cảm ơn thầy Lê Hồng Phương đã giới thiệu câu hỏi rất hay trên Quora này ạ!)

1. Tại cửa hàng :

Khi bạn bước vào 1 cửa hàng Apple trên đường Regent Street tại khu vực Mayfair, London, và bước ra với 1 iPhone X dung lượng 64GB. Tổng số tiền bạn phải trả tại cửa hàng là khoảng $1.265 (tương đương 999 bảng Anh). Chi phí $1.265 này có thể được chia nhỏ thành các khâu:

main-qimg-0637458d7ae3ea2b19686f07097e4483
  • Tiền thuế VAT $211 (tại Anh, mức thuế là 20% giá trị sản phẩm bán ra).
  • Phí chuyển khoản $38 (3% đối với chuyển khoản ngân hàng). Nếu thanh toán bằng tiền mặt (cash), bạn vẫn phải đóng 1 khoản phí trung chuyển tiền mặt gián tiếp (indirect cash handling expense) thậm chí còn cao hơn mức 3%.
  • $203 tiếp theo là các khoản phí như: tiền bảo trì cửa hàng, tiền lương nhân viên tại cửa hàng, tiền lương cho các kỹ sư tại Apple, các chi phí vận hành khác, v.v…
  • $813 còn lại thuộc về đại diện công ty Apple tại Anh.

2. Chi phí sản xuất - hậu cần (supply chain) :

Phần lớn các iPhone được sản xuất tại Trịnh Châu (Zhengzhou) - thành phố “thủ đô” của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 4-5 giờ di chuyển bằng tàu cao tốc. Trịnh Châu còn được người dân địa phương gọi là “iPhone City”. Đây là cũng là khu vực nhà máy thứ 2 được Foxconn - đối tác chế tạo sản xuất (manufacture) của Apple - xây dựng tại Trung Quốc, sau Thẩm Quyến (Shenzhen). Do chính sách “đặc khu kinh tế” (special bonded zone) nên hoạt động của các nhà máy của Foxconn tại đây nhận được nhiều hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Tổ hợp nhà máy này bắt đầu đi vào hoạt động vào 2010, đến nay, năm 2018, khoảng 500,000 chiếc iPhone có thể được chế tạo mỗi ngày tại đây. Ngoài tiền lương để nuôi sống khoảng 350,000 công nhân, dòng tiền đến từ bạn khi mua 1 chiếc iPhone còn được dùng để trả phí chế tạo & lắp ráp các bộ phận sau đây:

2
  • Tổng chi phí chế tạo & sản xuất là $405, với khoảng $35 trong đó là tiền công lắp ráp & vận chuyển các thiết bị, bộ phận.
  • Công nghệ màn hình OLED là bộ phận với chi phí cao nhất, được chế tạo bởi Samsung. Cũng bởi vì Samsung hiện đang nắm giữ vị trí độc quyền công nghệ này, nên giá thành của nó rất cao.
  • RF Chipset (con chip thu-phát sóng radio) do Qualcomm chế tạo. Với thiết bị này, Apple cần phải trả thêm 1 khoản tiền gọi là “4G Licensing Fee” - chứng nhận đăng ký dịch vụ 4G.
  • Ngoài phí nhân công rẻ mạt (4.9%), tổ hợp nhà máy tại Trình Châu này chịu trách nhiệm chế tạo các thiết bị bán dẫn tinh vi, bằng cách lắp ráp các bộ phận rời rạc được chuyển đến từ các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản.

3. Tổng hành dinh Apple - Thung lũng Silicon :

Tổng hành dinh Apple tại thung lũng Silicon, Mỹ là nơi làm việc và nghiên cứu của khoảng 12,000 nhân viên được trả lương hậu hĩ. Đây cũng là nơi mà những người như Tim Cook - người điều hành tập đoàn Apple - đưa ra những chiến lược và tầm nhìn mới cho việc phát triển các dòng sản phẩm, hoặc những chiến lược về sản xuất & hậu cần (logistics) như: xây dựng 1 tổ hợp nhà máy mới tại những quốc gia như Việt Nam. Tổng chi phí cho toàn bộ khâu nghiên cứu, đưa ra các quyết định, chiến lược, v.v...tại đây rơi vào khoảng $407. Khoản tiền này bao gồm cả phí đăng ký dịch vụ 4G đã kể trên, mà tổng công ty Apple phải trả cho Qualcomm.

3

Khoản tiền $407 còn được dùng để trả cho các loại phí như phí bảo trì và vận hành cơ sở hạ tầng (chủ yếu là khu vực Cupertino tại California hoặc Austin, Texas), phí tiền công cho nhân viên, nhân công tại các chi nhánh Apple khắp thế giới, phí quảng cáo, marketing…

4. Tiền thuế :

Tại Mỹ, mức thuế doanh nghiệp hiện nay rơi vào khoảng 26%. Nhưng mức thuế này, khác với cách mà nhiều người vẫn nghĩ, không phải là một con số tuyệt đối và không thể thay đổi. Đối với những doanh nghiệp lớn hoạt động trên tầm mức quốc tế, và đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm không hữu hình (intangible) như Apple, thì việc buôn bán trên thị trường quốc tế, với những mức thuế khác nhau tùy các quốc gia, các khu vực, lại giúp cho họ có được lợi thế: họ có thể lợi dụng sự chênh lệch về mức thuế giữa các khu vực để giảm chi phí đóng thuế, thông qua việc cài đặt IP (intellectual property - bằng phát minh, sáng chế) tại 1 quốc gia có mức thuế hấp dẫn. Trong trường hợp của Apple, quốc gia đó chính là Ireland - hiện đang phát triển nhanh chóng về kinh tế, nhờ vào các chính sách thu hút công ty nước ngoài với mức thuế doanh nghiệp hấp dẫn. Điều này cũng giải thích tại sao rất nhiều cơ sở của Apple lại được đăng ký chính thức là tọa lạc ở Ireland:

4

Đối với tiền mặt (cash/liquidity), Apple quyết định phân bổ chúng tại các nước khác trên thế giới thay vì luân chuyển chúng về Mỹ, vì việc này có thể giúp họ tránh được các khoản phí chuyển tiền mặt không đáng có. Ít nhất là, họ có thể trì hoãn được việc đóng các phí này lại. Đối với những công ty lớn như Apple, với doanh số (revenue) và các khoản chi phí (expenses) khổng lồ, thì việc cắt giảm dù chỉ 1-2% những nguồn chi phí kiểu này thực chất đã có thể giúp họ tiết kiệm 1 khoản tiền khá lớn, khoảng vài trăm triệu US dollars.

5. Tiền cho các cổ đông (shareholder) :

Như đã đề cập, để tránh việc phải luân chuyển tiền mặt từ các chi nhánh khác trên thế giới về Mỹ, Apple đã quyết định bán cổ phần của mình cho các cổ đông. Mỗi quý (3 tháng/lần), Apple trả tiền lãi cổ phần (dividend) cho các cổ đông của mình. Theo ghi nhận, trong năm 2018, Apple đã trả tổng cộng $14 tỉ tiền lãi cổ phần. Được biết, hầu hết số cổ đông của Apple đều là người Mỹ. Bởi vậy, trên phương diện quốc gia, nước Mỹ sẽ đạt được lợi ích kinh tế khổng lồ, nếu như hoạt động thương mại của Apple tiếp tục thành công trong tương lai. Điều này cũng giải thích tại sao suy nghĩ “Trung Quốc trong tương lai sẽ trở thành 1 cường quốc và sớm vượt qua Mỹ” là rất thiển cận và sai lầm. Lý do là vì phần lớn lợi ích kinh tế mà Trung Quốc gặt hái được, đặc biệt là từ những doanh nghiệp như Apple, là rất ít ỏi so với Mỹ. Điều này được thể hiện qua:

5

Bạn đọc có thể thấy, với mỗi chiếc iPhone bán ra, hầu hết lợi nhuận thuộc về Mỹ, ngay cả trong trường hợp chiếc iPhone đó được bán tại nước ngoài - trong ví dụ này là tại London, Anh. Đối với những chiếc iPhone được bán tại Mỹ, quốc gia này thậm chí còn có thể hưởng lợi gần 70% lợi nhuận bán ra từ các iPhone.

Nguồn:


Từ khóa: 

iphone

,

trung quốc

,

mỹ

,

thương mại

,

quora

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Cool! 


Trong bản lược dịch của em có một lỗi nhỏ là thuật ngữ IP không phải là "địa chỉ IP", mà là viết tắt của từ  intellectual property, là tài sản sở hữu trí tuệ (bằng phát minh, sáng chế).

Trả lời
Cool! 


Trong bản lược dịch của em có một lỗi nhỏ là thuật ngữ IP không phải là "địa chỉ IP", mà là viết tắt của từ  intellectual property, là tài sản sở hữu trí tuệ (bằng phát minh, sáng chế).