Khẩu phần ăn của quân đôi đế chế Ottoman cuối thế kỷ 16.
Trong điều kiện hậu cần hoàn hảo, một ngày lính Ottoman được cấp:
- 320 g bánh mì
- 160 g bánh quy cứng (hardtack)
- 200 g thịt cừu
- 160 g gạo
- 80 g dầu hoặc chất béo
Các bữa ăn được nấu hai lần một ngày. Thành phần chính là thịt cừu. Thịt bò không được quan tâm lắm, và dĩ nhiên dân Hồi giáo không ăn thịt lợn. Cần khoảng 100.000 con cừu cho 1 chiến dịch kéo dài cả năm. Món phổ biến là cơm thập cẩm và súp nấu với gạo + lúa mì.
Bánh mì, một trong những thực phẩm quan trọng nhất, được cung cấp theo hai cách:
- Mệnh lệnh được gửi đến những nơi mà quân đội đi qua, bánh mì được nướng và chuẩn bị sẵn.
- Quân đội xây lò và nướng bánh nếu điều kiện cho phép.
Tuy nhiên, bánh quy cứng (hardtack) được ưa thích hơn nhiều vì bánh mì bình thường có thời hạn bảo quản ngắn. Trong các kho lương dọc đường chiến dịch, luôn dự trữ số lớn bánh quy cứng với thời hạn sử dụng tối thiểu là 1 năm.
Sakalar là tên đơn vị chuyên cung cấp nước, chức danh chỉ huy là Sakabaşı. Ở những nơi địa hình phức tạp và không thể dùng nguồn nước tự nhiên, Sakalar sẽ chở nước đến bằng la, ngựa, lạc đà; đựng trong các túi da.
Một đội quân Ottoman có thể di chuyển 15 km mỗi ngày, tính cả thời gian dựng trại, nghỉ ngơi và ăn uống. Các hoạt động quân sự bắt đầu vào mùa xuân và kết thúc vào đầu mùa thu, khoảng gần sáu tháng. Các đạo quân tiến sang lãnh thổ kẻ thù, nếu không có kế hoạch chiếm đóng lâu dài thì phải quay về trước mùa mưa. nếu không sẽ gặp rắc rối lớn về tiếp tế.
(Trích ghi chép của bá tước Ý Luigi Ferdinando Marsigli, người sống 2 năm trong quân đội Ottoman với tư cách tù binh)
Theo Nguyễn Đỗ Tùng Anh- hội những người thích tìm hiểu lịch sử
lịch sử
Ơ họ không có rau củ trái cây gì hả anh? :))
Nguyenphuhoang Nam
Ơ họ không có rau củ trái cây gì hả anh? :))
RYU PYU
Họ bảo quản thịt kiểu gì nhỉ ??? Nó không bị hỏng à anh