Khát khao mà Vua Trần Nhân Tông gửi gắm vào thơ ca?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Và sự không tán thành này xuất phát từ một cái nhìn về tính chung đồng loại của những con người dù ở chiến tuyến nào đi nữa, họ cũng đều có xúc cảm, suy nghĩ, nguyện vọng giống nhau. Không ít người từ hơn 500 năm trở lại đây, đã ca ngợi tính nhân bản và cao thượng của hành động cởi ngự bào phủ lên thủ cấp của tên tướng giặc Toa Đô, vừa bị quân ta chém đầu trong trận Tây Kết thứ hai năm 1285, do chính bản thân vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy. Từ một sự chán ghét chiến tranh như vậy, vua Trần Nhân Tông tập trung mọi nỗ lực của mình để xây dựng một nền hòa bình lâu dài, không chỉ cho đất nước và dân tộc mình, mà còn cho các dân tộc và quốc gia láng giềng, đặc biệt là đất nước và nhân dân Trung Quốc. Ngay khi khói lửa của cuộc chiến tranh năm 1288 đang còn vướng vất trên các chiến trường Thăng Long, Bạch Đằng, lúc tiếp phái bộ Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn, do Hốt Tất Liệt gửi qua để đòi lại các tướng tá giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Sầm Đoạn do ta bắt được, vua Nhân Tông đã nói đến: Khí hòa góc đất đều lan tới Bụi chiến sông trời rửa sạch trơn. (Thác khai địa giác giai hòa khí Tịnh hiệp thiên hà tẩy chiến trần) Trong bài thơ tiễn đưa phái bộ này, thể hiện ý chí và nguyện vọng bảo vệ và xây dựng hòa bình của nhân dân Đại Việt và của chính bản thân nhà vua. Đây là một nội dung đặc biệt của thơ văn vua Trần Nhân Tông, bộc lộ một sự tha thiết đối với hòa bình. Thật cũng lạ, một con người đã từng chỉ đạo, trực tiếp tham gia chiến tranh và đã có những chiến thắng oanh liệt. Vậy mà qua thơ văn vẫn luôn luôn biểu hiện một ước ao nóng bỏng đối với hòa bình. Điều này cũng có nghĩa vua Trần Nhân Tông không bao giờ coi chiến tranh như một nấc thang để bước lên đài danh vọng, để đi tới bến vinh quang. Suốt cuộc đời, ngay cả sau khi xuất gia, vua cũng luôn lao động miệt mài cho hòa bình, nhất là một nền hòa bình ở biên cương phía Nam của tổ quốc tiếp giáp với nước Chiêm Thành.
Trả lời
Và sự không tán thành này xuất phát từ một cái nhìn về tính chung đồng loại của những con người dù ở chiến tuyến nào đi nữa, họ cũng đều có xúc cảm, suy nghĩ, nguyện vọng giống nhau. Không ít người từ hơn 500 năm trở lại đây, đã ca ngợi tính nhân bản và cao thượng của hành động cởi ngự bào phủ lên thủ cấp của tên tướng giặc Toa Đô, vừa bị quân ta chém đầu trong trận Tây Kết thứ hai năm 1285, do chính bản thân vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy. Từ một sự chán ghét chiến tranh như vậy, vua Trần Nhân Tông tập trung mọi nỗ lực của mình để xây dựng một nền hòa bình lâu dài, không chỉ cho đất nước và dân tộc mình, mà còn cho các dân tộc và quốc gia láng giềng, đặc biệt là đất nước và nhân dân Trung Quốc. Ngay khi khói lửa của cuộc chiến tranh năm 1288 đang còn vướng vất trên các chiến trường Thăng Long, Bạch Đằng, lúc tiếp phái bộ Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn, do Hốt Tất Liệt gửi qua để đòi lại các tướng tá giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Sầm Đoạn do ta bắt được, vua Nhân Tông đã nói đến: Khí hòa góc đất đều lan tới Bụi chiến sông trời rửa sạch trơn. (Thác khai địa giác giai hòa khí Tịnh hiệp thiên hà tẩy chiến trần) Trong bài thơ tiễn đưa phái bộ này, thể hiện ý chí và nguyện vọng bảo vệ và xây dựng hòa bình của nhân dân Đại Việt và của chính bản thân nhà vua. Đây là một nội dung đặc biệt của thơ văn vua Trần Nhân Tông, bộc lộ một sự tha thiết đối với hòa bình. Thật cũng lạ, một con người đã từng chỉ đạo, trực tiếp tham gia chiến tranh và đã có những chiến thắng oanh liệt. Vậy mà qua thơ văn vẫn luôn luôn biểu hiện một ước ao nóng bỏng đối với hòa bình. Điều này cũng có nghĩa vua Trần Nhân Tông không bao giờ coi chiến tranh như một nấc thang để bước lên đài danh vọng, để đi tới bến vinh quang. Suốt cuộc đời, ngay cả sau khi xuất gia, vua cũng luôn lao động miệt mài cho hòa bình, nhất là một nền hòa bình ở biên cương phía Nam của tổ quốc tiếp giáp với nước Chiêm Thành.