Khai thác tiềm năng nông sản từ công nghệ sau thu hoạch như thế nào?
Đọc báo, tôi có thấy thông tin "Đồng Tháp đang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch giúp nông nghiệp tỉnh nhà phát triển." Vậy việc áp dụng này được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao?
nông nghiệp
Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.700 máy gặt đập liên hợp, gần 1.500 trạm bơm điện và trên 500 lò sấy... áp dụng cơ giới vào sản xuất, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển những mô hình cơ giới hóa hiệu quả. Cụ thể như mô hình ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất lúa hàng hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có 51 máy cấy lúa. Diện tích cấy bằng máy đạt trên 1.000 ha/vụ. Tuy chi phí cấy lúa bằng máy cao hơn phương pháp cấy truyền thống (thuê máy cấy khoảng 4 triệu đồng/ha) nhưng ưu điểm của phương pháp này là kiểm soát được lượng giống canh tác, đảm bảo đúng mật độ gieo trồng nên lượng hạt giống sản xuất giảm (chỉ 40 - 60kg/ha), kéo theo chi phí đầu tư phân, thuốc giảm và năng suất đảm bảo nên lợi nhuận thu về cuối vụ cao hơn so với lúa sạ thủ công khoảng 8 triệu đồng/ha.
Hiệu quả đạt được:
Mô hình máy lên liếp trồng dưa cũng mang lại hiệu quả tích cực giúp ích cho người nông dân giảm chi phí trong canh tác. Về hiệu quả kinh tế, thay vì nếu người dân muốn thực hiện lên liếp 1.000m2 thì phải thuê 15-20 nhân công, chi khoảng 1,5 triệu đồng, với mô hình này bà con chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng, tiết kiệm được gần 500 ngàn đồng và thời gian thực hiện nhanh chóng, hạn chế thiếu hụt nhân công.
Đáng chú ý chính là mô hình hệ thống tưới tự động phục cho canh tác cây ăn trái (nhãn, thanh long, chanh, xoài). Theo quan sát trong quá trình thử nghiệm, lợi nhuận từ hệ thống tưới tự động mang lại so với tưới bằng mô-tơ là 130 ngàn đồng/lần (nhãn, chanh, thanh long). Trung bình, mỗi hộ tưới 10 lần/tháng, khoảng 8 tháng/năm, suy ra hệ thống tưới tự động giúp nông dân tiết kiệm được trên 10 triệu đồng/năm.
Riêng trên cây xoài, lợi nhuận của hệ thống tưới tự động so với tưới bằng mô-tơ cao hơn, hàng năm tiết kiệm được gần 26 triệu đồng. Bên cạnh đó, hệ thống này còn giúp nhà vườn tiết kiệm chi phí tưới rửa bông trong những ngày thời tiết bất thường là 670 ngàn đồng/lần; tiết kiệm chi phí tưới diệt bọ trĩ trong những tháng nắng trên 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tiết kiệm chi phí đầu vào, thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chế biến đa dạng từ nông sản như chiết xuất tinh dầu cám gạo, chiết xuất tinh chất từ cây sen, phục vụ lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; nấm rơm sạch; xoài sấy, bánh tráng xoài; mãng cầu xiêm sấy...
Phan Vũ
Đồng Tháp đã đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1.700 máy gặt đập liên hợp, gần 1.500 trạm bơm điện và trên 500 lò sấy... áp dụng cơ giới vào sản xuất, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển những mô hình cơ giới hóa hiệu quả. Cụ thể như mô hình ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất lúa hàng hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có 51 máy cấy lúa. Diện tích cấy bằng máy đạt trên 1.000 ha/vụ. Tuy chi phí cấy lúa bằng máy cao hơn phương pháp cấy truyền thống (thuê máy cấy khoảng 4 triệu đồng/ha) nhưng ưu điểm của phương pháp này là kiểm soát được lượng giống canh tác, đảm bảo đúng mật độ gieo trồng nên lượng hạt giống sản xuất giảm (chỉ 40 - 60kg/ha), kéo theo chi phí đầu tư phân, thuốc giảm và năng suất đảm bảo nên lợi nhuận thu về cuối vụ cao hơn so với lúa sạ thủ công khoảng 8 triệu đồng/ha.
Hiệu quả đạt được:
Mô hình máy lên liếp trồng dưa cũng mang lại hiệu quả tích cực giúp ích cho người nông dân giảm chi phí trong canh tác. Về hiệu quả kinh tế, thay vì nếu người dân muốn thực hiện lên liếp 1.000m2 thì phải thuê 15-20 nhân công, chi khoảng 1,5 triệu đồng, với mô hình này bà con chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng, tiết kiệm được gần 500 ngàn đồng và thời gian thực hiện nhanh chóng, hạn chế thiếu hụt nhân công.
Đáng chú ý chính là mô hình hệ thống tưới tự động phục cho canh tác cây ăn trái (nhãn, thanh long, chanh, xoài). Theo quan sát trong quá trình thử nghiệm, lợi nhuận từ hệ thống tưới tự động mang lại so với tưới bằng mô-tơ là 130 ngàn đồng/lần (nhãn, chanh, thanh long). Trung bình, mỗi hộ tưới 10 lần/tháng, khoảng 8 tháng/năm, suy ra hệ thống tưới tự động giúp nông dân tiết kiệm được trên 10 triệu đồng/năm.
Riêng trên cây xoài, lợi nhuận của hệ thống tưới tự động so với tưới bằng mô-tơ cao hơn, hàng năm tiết kiệm được gần 26 triệu đồng. Bên cạnh đó, hệ thống này còn giúp nhà vườn tiết kiệm chi phí tưới rửa bông trong những ngày thời tiết bất thường là 670 ngàn đồng/lần; tiết kiệm chi phí tưới diệt bọ trĩ trong những tháng nắng trên 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất tiết kiệm chi phí đầu vào, thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chế biến đa dạng từ nông sản như chiết xuất tinh dầu cám gạo, chiết xuất tinh chất từ cây sen, phục vụ lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng; nấm rơm sạch; xoài sấy, bánh tráng xoài; mãng cầu xiêm sấy...