Khái quát văn học Việt Nam (giai đoạn 1930- 1945) ?
kiến thức chung
* Hoàn cảnh xã hội
Xã hội Việt Nam 1930-1945, trong lòng xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn bao gồm 2 mâu thuẫn cơ bản:
– Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân – có từ thời Lê Mạt
– Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và toàn thể nhân dân Việt Nam – có từ mùa thu 1985 khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công Việt Nam ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng
Từ khi thực dân Pháp vào nước ta xâm lược, chúng thực hiện chính sách cướp không ruộng đất của nhân dân Việt Nam để lập đồn điền, hầm mỏ (Việt Nam có rất nhiều đồn điền, hầm mỏ – đồn điền cao su Phủ Riềng hiện này là sản phẩm rõ nét nhất của thời kì Pháp xâm lược)
Muốn cướp được ruộng đất để lập đồn điền, hầm mỏ, ban đầu thực dân Pháp mới sang còn mơ hồ về nước ta, nên chúng cấu kết với địa chủ phong kiến đứng đầu nông dân – cầm trong tay ruộng đất, địa chủ Việt Nam ôm chặt chân đế quốc là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Chúng ra nhiều sưu cao, thuế nặng, những thứ thuế vô lý, dã man: Thuế đánh vào đầu người, thậm chí cả những người đã chết (Tắt đèn của Ngô Tất Tố – nhà văn tập trung tố cáo tội ác của bọn địa chủ – tiêu biểu là gia đình Nghị Quế. Sưu cao thuế nặng, người dân không đóng được thuế nên đành phải bán vợ, độ con vì vậy cảnh bán chó, bán con diễn ra ở khắp nơi. Và từ ấy, hiện thực xã hội Việt Nam bước vào văn chương như một quy luật tất yếu. Có biết bao “Thư kí” trung thành của thời đại viết về hiện thực xã hội. Nhà thơ Tản Đà đã từng viết:
Bồng bế con thơ bán khắp nơi
Năm hào một đứa trẻ lên sáu
Cha còn sống đó con mồ côi”
(Khuyên người giúp dân lụt)
Đây là thơ là bản chất của thơ là gợi. Vì vậy, thơ không thể miêu tả hết được hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Muốn hiểu cảnh bán chó, bán con diễn ra như thế nào, sinh động ra sao phải trở về với văn xuôi – nhà văn – nhà văn Ngô Tất Tố – tiểu thuyết Tắt đèn:
Chị Dậu chuẩn bị bán chó, bán con – ai chỉ còn một chút lòng không thể không xúc động. Và những nhà văn viết về hiện tượng xã hội , hiện tượng những người nông dân bần cùng, tiêu biểu là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao – viết cuộc đời của người nông dân không có chó, có con để mà bán, phải bán nốt thân hình, nhân tính của mình, để trả món nợ của nhà nước, sinh ra làm người, nhưng không được làm người, khát khao lượng thiện, chết trên con đường trở về với lương thiện, không cha, không mẹ, không họ hàng, không có người thân thích, cả tên trong sổ đinh của làng cũng không có – con số 0 to tướng đè bẹp lên cuộc đời Chí Phèo – con người khổ đến thế là cùng.
Những nhà văn trên viết về hiện thực cuộc sống, thậm chí họ còn phê phán,lên án cái xã hội “chó đểu” (nói như nhà văn Vũ Trọng Phụng), Nam Cao gọi cái xã hội đó là “ quần ngư tranh thực” – tức bầy cá tranh nhau ăn, của những bọn lừa đảo như Bá Kiến – xã hội khốn nạn, xã hội chó đểu, xã hội của toàn những con đĩ đẻ ra toàn những thằng ăn trộm, ăn cắp qua “ Giông tố”, “ Số đỏ”,”Làm đĩ”, “Kĩ nghệ lấy Tây” – họ là những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam.
Hơn nữa, nhân dân Việt Nam dưới sự áp bức, bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp, cùng với thế lực phong kiến thống trị đã sống một cuộc đời đau khổ, cùng cực, phải tha phương cầu thực mà không có tiền sưu thuế, chúng trói một cách dã man
Trong tác phẩm “Tắt đèn”, không có tiền sưu thuế, chúng trói đánh anh Dậu ra ngoài đình, không màng tới anh Dậu đang đau ốm. Bà hàng xóm vừa cho nắm gạo để nấu bát cháo, tên cai lệ và người nhà lý trưởng xộc đến đòi tiền. Không có tiền, chúng hát tung bát cháo và xông tới định đánh, buộc chị Dậu phải tức nước vỡ bờ “ Mày đánh chồng bà, bà cho chúng mày chết”. Một mình người phụ nữ hai mươi bốn tuổi, thắt đáy lưng ong, cặp mắt mở to, chân thật lạ kì đã lẳng ngã 2 tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Và rồi họ lại bắt anh Dậu, lại trói anh Dậu ở ngoài đình, buộc chị Dậu phải bán tài sản duy nhất của gia đình: 2 gánh khoai, ổ chó, đứa con gái đầu lòng đứt ruột đẻ ra. Con một đồng, chó một đồng gộp lại như gộp mớ rau, cái tép. Số phận của Chị Dậu còn cùng hơn cả dân cùng.
* Các nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu:
– Ngô Tất Tố: “Tắt đèn”, “Lều chõng”, “Hai thiên phóng sự”, “Việc làng”, “Tập án cái đình”
– Nam Cao: “Chí Phèo”, “Dì Hảo”, “Một bữa no”, “Đời thừa”, “Trăng sáng”, “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Mua nhà”.
– Vũ Trọng Phụng: “ Giông tố”, “ Làm đĩ”, “ Số đỏ”, “ Kĩ nghệ lấy Tây”, “ Cơm thầy, cơm cô”, “Trúng số độc đắc”
– Nguyên Hồng: “Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”, “Cửa biển”
– Nguyễn Công Hoan: “Người ngựa, ngựa người”, “Đồng hào có ma”, “Mất ví”…
Nội dung liên quan
Sơn Hải