Khái quát lịch sử phát triển nghiên cứu đất ngập nước trên thế giới, các khía cạnh trong nghiên cứu đất ngập nước ở Việt Nam?
kiến thức chung
Khái quát lịch sử phát triển nghiên cứu đất ngập nước trên thế giới, các khía cạnh trong nghiên cứu đất ngập nước ở Việt Nam?
ĐNN cấu thành từ nhiều hợp phần, nhiều cảnh quan (hồ, đồng bằng ngập nước, cửa sông, bãi triều ven biển, ven đảo...) nên các công trình nghiên cứu về ĐNN cũng rất đa dạng, bao gồm các nghiên cứu mang tính tổng hợp hoặc đề cập đến một số khía cạnh, hợp phần của ĐNN như: đất, nước, thực vật, địa hình - địa mạo hoặc một số quá trình diễn ra trong vùng ĐNN như cân bằng nước, diễn thế thảm thực vật, địa hoá ĐNN..
Có 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước 1950. Cung cấp các dữ liệu về tiến trình phát triển và thay đổi của cảnh quan, văn hóa các vùng ĐNN. Các hoạt động này đã đem lại những hiểu biết cao hơn về các vùng ĐNN cho cộng đồng, đặc biệt là các kiến thức về tự nhiên.Giai đoạn năm 1950 – 1970
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và tài liệu thực nghiệm đã giúp các nhà nghiên cứu theo dõi sự thay đổi của ĐNN vào cuối Đệ tứ, từ đó có những hiểu biết cụ thể hơn về sự biến đổi các vùng ĐNN. Các lĩnh vực như sinh thái học ĐNN, hoá học nước... đã được chú ý. Giai đoạn sau năm 1970. Việc nghiên cứu và bảo tồn các khu ĐNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực, số nước ký Công ước Ramsar ngày càng tăng và nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ.
Các khía cạnh trong nghiên cứu đất ngập nước ở Việt Nam:
ĐNN ở Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, luật pháp, quân sự...). Những nghiên cứu về ĐNN Việt Nam có từ rất sớm. Ở Việt Nam có rất nhiều dự án nghiên cứu và các chương trình về ĐNN
Ví dụ: “Dự án sông Mê Kông và ĐBSCL” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957) do chính phủ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập.Trên cơ sở các văn bản công ước, các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến ĐNN đã được tổ chức tập hợp lại, xác định những nội dung chuyên đề và xúc tiến hoạt động “nghiên cứu về ĐNN” một cách chính thức ở Việt Nam.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bạch Thùy